Monday, March 10, 2014

Phòng trị bệnh xương khớp ở mọi lứa tuổi

Viêm khớp dạng thấp, loãng xương, thoái hóa cột sống, khớp háng, khớp gối… có thể gặp ở mọi độ tuổi chứ không phải chỉ người già như nhiều người lầm tưởng.
Đối với người trẻ tuổi, bệnh xương khớp rất đa dạng và có những đặc điểm riêng, có thể kể ra như: thấp khớp cấp, viêm khớp thiếu niên, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp mủ do vi khuẩn lao, dị dạng cột sống, còi xương...
Một số bệnh xương khớp có tính chất gia đình. Lối sống của cha/mẹ đóng vai trò quyết định sức khỏe của con cái. Nếu cha/mẹ hút thuốc lá uống rượu nhiều, mắc các bệnh cảm cúm do virus, hay dùng thuốc không hợp lý trong thời ký mang thai có thể dẫn tới sự xuất hiện những dị tật cơ xương khớp ở con cái của họ.
Các bệnh lý về xương khớp xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi độ tuổi.

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong xuất hiện bệnh lý cơ xương khớp.Ngoài ra việc mang vác nặng, ngồi sai tư thế ngồi lâu ngày... cũng là một nguyên nhân phổ biến, gây lệch vai, tổn thương xương sống hoặc gù, cong, vẹo cột sống...

Đối với độ tuổi trung niên, nguyên nhân chủ yếu gây ra gãy xương là do chấn thương, thoái hóa khớp, bệnh gout, loãng xương giai đoạn sớm. Ngoài nguyên nhân do sinh lý cơ thể theo lứa tuổi thì chế độ ăn uống không khoa học cũng là tác nhân gây hại về xương khớp. Một số người đau nhức do xương khớp cơ năng thường hay tự ý uống thuốc để giảm đau cũng là nguyên nhân gây hư xương và thoái hóa khớp. Để phòng ngừa bệnh, cần kiêng cữ, tiết chế, điều độ trong ăn uống.
Đối với người trên 60 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp lên tới 60%. Đó là thoái hóa khớp, loãng xương, gãy cổ xương đùi, đau cột sống thắt lưng, gút, ung thư xương... Càng về già chất lượng xương càng yếu dần, vỏ xương không chắc chắn như lúc tuổi trẻ, nên rất dễ gãy cổ xương đùi khi có một sang chấn nhẹ. Biến dạng các khớp xương lâu ngày có thể gây thoái hóa tạo hình ảnh gai xương hoặc một biến dạng bất thường có thể gây ung thư xương với sự đau nhức dài ngày...
Để phòng ngừa, nên có sự tầm soát định kỳ mỗi 6 tháng với kiểm tra tổng quát có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, kết hợp với chế độ thuốc men phù hợp với đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi.

Với hàm lượng glucosamin 500mg sản phẩm Traly Samin có tác dụng hiệu quả trong giảm đau do thoái hóa khớp, viêm khớp, đau nhức xương khớp, khớp khó vận động…. Sản phẩm được bào chế dạng ống uống có lợi thế lớn so với các dạng bào chế khác (viên nang, siro, viên nén) là giảm kích ứng cho niêm mạc do dược chất đã được pha loãng trước khi uống, người bệnh dễ sử dụng. Khi uống dược chất được hấp thu ngay và có tác dụng nhanh vì không phải mất thời gian làm tan rã và hoà tan dược chất như viên nén, viên nang. Chia liều sẵn như viên uống thông thường nên tiên dùng hơn một số sản phẩm của công ty khác cũng dạng dung dịch nhưng không chia thành ống uống.
Thông tin chi tiết xin xem tại: http://tranglypharma.com/xuong-khop/traly-samin

Friday, March 7, 2014

5 sự thật về dinh dưỡng cho bé

Trẻ hay ốm vặt
Trẻ biếng ăn
Cho bé khỏe mẹ vui
Có những kinh nghiệm chăm con được các bà mẹ rỉ tai nhau trở thành một kiểu kiến thức không chính thống nhưng được nhiều người áp dụng và tin tưởng. Dù vậy, không phải kinh nghiệm truyền miệng nào cũng hoàn toàn đúng, sau đây là sự thật của 5 lời đồn đãi phổ biến về dinh dưỡng cho bé yêu mà có lẽ các mẹ cũng nên tham khảo.
1. Gạo nên là thức ăn đầu tiên của trẻ 

Sự thật: Không nhất thiết! Lúa gạo (cơm, cháo, bột gạo) theo truyền thống được khuyến cáo là thực phẩm lý tưởng đầu tiên cho bé vì nó ít gây dị ứng, giàu chất sắt và dễ kết hợp với các thực phẩm khác. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn không nhất thiết phải theo trình tự ngũ cốc đầu tiên, rồi mới đến rau xanh, hoa quả và cuối cùng là thịt. Thực tế, nghiên cứu mới nhất cho rằng bạn nên chọn thịt là thức ăn đầu tiên cho con vì đây là nguồn cung cấp chất sắt và kẽm dồi dào – là hai chất mà sữa mẹ không cung cấp đủ trong khi nguồn dự trữ chất khi sinh ra của bé sẽ cạn kiệt khi bé được 6 tháng tuổi. Bạn không nhất thiết phải chọn ngũ cốc là loại thức ăn đầu tiên cho bé.

 2. Sữa đậu nành cũng tốt như sữa bò 
Sự thật: Không đúng! Sữa bò là tốt nhất để thay thế cho sữa mẹ vì đạm sữa bò khá tương đồng với đạm trong sữa mẹ. Đạm đậu nành hoàn toàn khác biệt với đạm động vật, trong khi trẻ sơ sinh sinh trưởng nhờ đạm động vật. Đậu nành khá an toàn, nhưng không phải luôn cần thiết. Phụ huynh có con bị đầy hơi thường có xu hướng chuyển sang cho bé bú sữa công thức từ đậu nành với hy vọng giảm tình trạng ứ hơi, nhưng đậu nành không hẳn là dễ tiêu hóa hơn sữa bò. Đối với các bé bị dị ứng đạm sữa bò, sữa đậu nành có thể là một thay thế, nhưng lựa chọn tốt hơn cả là sữa có công thức thủy phân, trong đó đạm sữa bò được phân tách để tránh gây dị ứng. Sữa đậu nành nói chung chỉ được khuyên dùng cho trẻ đủ tháng, khỏe mạnh, không bú mẹ và có chủ đích nuôi như người ăn chay, loại sữa này cũng có thể dùng cho trẻ bị rối loạn carbon hydrat bẩm sinh do rối loạn trao đổi chất làm chúng không thể tiêu hóa được đường trong sữa bò.
3. Chất sắt khiến trẻ bị táo bón. 
Sự thật: Không đúng! Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh chứa nhiều chất sắt, lượng chất sắt mà bé thu nạp không đủ để gây ra táo bón, trái lại nó lại vô cùng cần thiết và quan trọng cho sự phát triển thể chất và tinh thần cho bé. Trên thực tế, gần đây nhiều hãng sữa đã ngừng sản xuất các sản phẩm có hàm lượng sắt thấp.
4. Bắt đầu ăn dặm sớm sẽ giúp trẻ sơ sinh ngủ trọn đêm 

Sự thật: Không hẳn là đúng! Trẻ con thức giấc trong đêm không chỉ vì đói, mà đơn giản là vì chúng chưa sẵn sàng để ngủ dài hơn. Ở 4 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ từ 5-6 giờ hoặc hơn, phụ thuộc một phần vào đặc điểm sinh trưởng của hệ thần kinh trung ương. Cân nặng và chiều cao của trẻ cũng có thể là một yếu tố, thông thường những bé lớn hơn thì ngủ cũng lâu hơn. Những trẻ sơ sinh lớn hơn cũng thường ngủ qua đêm sớm hơn, lý do có thể là do những bé nhỏ hơn phải ăn thường xuyên hơn để bắt kịp chuẩn tăng cân. Vì vậy, đừng vội cho trẻ ăn dặm; các chuyên gia khuyên bạn nên đợi đến khi trẻ được ít nhất là 4 tháng, và tốt nhất là đến 6 tháng. Bạn cũng không nên bổ sung thêm chế phẩm ngũ cốc vào sữa để con bú vào ban đêm, vì sẽ khiến bé thu nạp thêm calori không cần thiết và gia tăng nguy cơ béo phì – càng khiến bé khó ngủ lâu hơn nữa. Con đã ăn dặm vẫn cần được bổ sung ít nhất 600ml sữa mỗi ngày
5. Khi đã bắt đầu ăn dặm, trẻ sẽ không cần thêm nhiều sữa mẹ và sữa công thức nữa. 
Sự thật: Khi trẻ mới bắt đầu làm quen với ăn thức ăn, chúng thường không nạp đủ calo và chất dinh dưỡng để thay thế hoàn toàn cho sữa (dù là sữa mẹ hay sữa công thức). Sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là một nguồn dinh dưỡng quan trọng trong suốt năm đầu tiên của trẻ. Ngay cả khi đã ăn nhiều thức ăn rắn hơn, bé vẫn cần bổ sung ít nhất 600ml sữa mỗi ngày cho đến khi được 1 tuổi. Nếu con uống không đủ lượng sữa, bạn hãy cho bé bú trước vào giờ ăn, khi bé đói nhất.
                                                                                                   (Nguồn: webtretho)

Monday, March 3, 2014

Tiếng lạo xạo ở ổ khớp

Hiện tượng đau nhức khớp
Đau nhức khớp: Những điều người cao tuổi cần lưu ý
Lựa chọn tối ưu trong điều trị bệnh khớp
Hiện tượng xuất hiện tiếng lạo xạo ở ổ khớp thường là một triệu chứng lành tính. Trừ trường hợp có kèm theo các triệu chứng đau, cứng khớp gây trở ngại khi vận động... thì nhất thiết phải được thăm khám và xác định nguyên nhân.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên:
- Do lão hóa: Ở người già, các sụn khớp bị bào mòn dẫn tới hiện tượng rách bao sụn và biến dạng tổ chức sụn. Nếu hiện tượng trên xuất hiện ở tuổi thiếu niên thì có thể do sự phát triển không đồng đều của các dây chằng, cân cơ và xương trong thời kỳ đang tăng sức lớn.
- Do thoái hóa khớp: Sụn bị bào mòn và mất dần tính chất mềm mại, trở nên cứng rắn (hóa xương) gây chèn ép, cọ xát lên lớp màng xương ở các đầu xương, gây ra tiếng lạo xạo và kèm theo đau.

- Do viêm khớp (viêm đa khớp tiến triển), bệnh thống phong, bệnh vẩy nến.
- Do hiện tượng vôi hóa ở ổ khớp: Sự lắng đọng calci ở ổ khớp gây trở ngại cho hoạt động của khớp.
- Do trật khớp thường sau chấn thương.
- Do căng giãn quá mức cân cơ khiến các khớp bị lệch vị trí và tạo ra sự cọ xát, lạo xạo...
- Do béo phì dẫn đến thoái hóa khớp và làm nặng thêm tình trạng viêm khớp do sức nặng của trọng lượng cơ thể đè nén lên ổ khớp.
- Do hoạt động điền kinh: chạy nhảy, di chuyển với tốc độ nhanh.
Khi phát hiện thấy những tiếng lạo xạo trong ổ khớp, cần lưu ý phát hiện các triệu chứng đi kèm, kiểm tra trọng lượng cơ thể để hạn chế sự tiến triển của tình trạng thoái hóa khớp và giảm nguy cơ chấn thương. Nếu chỉ thấy xuất hiện tiếng lạo xạo đơn thuần, không có triệu chứng kèm theo thì không nên ngừng hoạt động, bởi khớp bất động kéo dài càng làm cho tình trạng thêm nặng. Nên đi khám chuyên khoa khớp khi thấy tiếng lạo xạo sau một chấn thương tại ổ khớp và kèm theo một số triệu chứng sưng, nóng đỏ, đau, khó khăn khi vận động.

Một biện pháp phòng ngừa ngăn chặn ngay từ ban đầu đó là sử dụng glucosamin đối với các đối tượng trên. Hiện nay công ty Trang Ly đã đưa ra thị trường sản phẩm Traly Samin với hàm lượng glucosamin 500mg dạng bào chế dung dịch ống uống nên giảm kích ứng cho niêm mạc do dược chất đã được pha loãng trước khi uống, khi uống dược chất hấp thu tốt có tác dụng nhanh vì không mất thời gian làm tan rã và hòa tan như các dạng viên nén, viên nang.chia liều sẵn như viên uống thông thường nên tiện dùng dễ sử dụng hơn một số sản phẩm của công ty khác cũng dạng dung dịch nhưng không chia thành ống.
Chi tiết xin tham khảo tại: http://tranglypharma.com/xuong-khop/traly-samin

Friday, February 28, 2014

Bé hay bị ốm vặt phải làm sao?

Hỏi:
Mấy ngày này thời tiết khó chịu quá! Trời nồm lại mưa nhiều, tối đến thì vẫn lạnh. Bé Cún nhà em lại không chịu được nóng, tối đi ngủ cứ đắp chăn cho bé lại lật ra. Em cũng hay để ý mua thêm hoa quả, thức ăn bổ sung để tăng sức đề kháng cho bé  mà vẫn bị ho. Em lo lắm! Cứ mỗi lần trời trở như thế này là bé lại lăn ra ốm không tránh được, mà cho bé uống nhiều kháng sinh với thuốc ho quá thì lại cũng lo. Bác sỹ có gợi ý nào cho bé nhà em không?

Bác sỹ trả lời:
Trẻ em có sức đề kháng rất yếu, do đó, cơ thể của bé thường xuyên bị mầm bệnh tấn công, nhất là do virus và vi khuẩn. Hô hấp trên là nơi hay bị các mầm bệnh tấn công. Con bạn bị ốm vặt là vì thế. Vì vậy, bạn cần đưa bé đi gặp bác sĩ, phải chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị đúng bệnh lý thì ho sẽ hết.
Việc dùng thuốc kháng sinh đôi khi có những tác dụng phụ không mong muốn, tuy nhiên, nếu không dùng thuốc, bệnh của bé sẽ nặng hơn, đe dọa sức khỏe hoặc có thể gây biến chứng nguy hiểm tính mạng. Do đó, dùng thuốc phải đúng chỉ định, đúng liều lượng, đủ thời gian, cho tới khi bệnh khỏi hẳn. Tránh nguy cơ bé bị biến chứng và lờn thuốc kháng sinh.
Song song với dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác, bé cần được nuôi dưỡng, chăm sóc kỹ lưỡng, sạch sẽ, chế độ ăn phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng. Phòng bệnh là điều hết sức quan trọng, bao gồm các yếu tố sau:
- Chế độ dinh dưỡng: Cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, vi lượng. Tuy nhiên không nên ép trẻ ăn quá no dễ gây ói, trớ. Ói trớ có thể đưa thức ăn vào mũi, đôi khi, trẻ hít thức ăn vào phế quản, phổi gây viêm kéo dài do dị vật, hay gây sặc, nghẹt thở có thể nguy hiểm tính mạng.
- Vệ sinh nhà cửa, vật dụng, đồ chơi sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh cá nhân cho bé kỹ lưỡng, nhất là 2 bàn tay.
- Cho bé phơi nắng sáng sớm (vừa tránh còi xương, vừa tăng cường sức đề kháng).
- Cần bố trí không gian đủ rộng để bé vận động, chơi đùa kích thích phát triển thể chất, tinh thần.
- Điều trị sớm, kịp thời mỗi khi trẻ mắc bệnh. Tránh để bệnh kéo dài và biến chứng.
- Tránh môi trường khói bụi, lạnh, nơi đông người...
- Tiêm ngừa đầy đủ, theo lịch của chương trình Tiêm chủng Quốc gia.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Thymokid – là sản phẩm có sự kết hợp của thymomodulin được chiết xuất từ tuyến ức của bê non có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch đặc hiệu cho bé kết hợp với Lysin, Kẽm và các vitamin nhóm B. Bộ 3 nhóm tác động trong Thymokid là giải pháp mới, giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ một cách toàn diện nhất, đồng thời bổ sung các dưỡng chất, giúp bé ăn ngon miệng, hấp thu tối đa chất dinh dưỡng và phòng ngừa bệnh tật 1 cách hiệu quả nhất. Trên thị trường hiện có 3 dạng bào chế: dạng cốm gói 3g, siro 100ml, ống uống 10ml, dễ dàng sử dụng và bảo quản. Đặc biệt dạng dung dịch được pha chế sẵn trong ống thuận tiện sử dụng và an toàn, cũng như góp một phần vào công cuộc bảo vệ môi trường.
Chi tiết bạn có thể xem tại: http://tranglypharma.com/san-pham-danh-cho-tre/siro-thymokid-ong-uong

Tuesday, February 25, 2014

Những cách phòng tai biến mạch máu não

Chứng hay quên
Loại trừ nỗi lo di chứng sau tai biến
Tai biến mạch máu não đáng sợ không chỉ vì nó gây chết người mà còn bởi nếu may mắn song sót, họ có nguy cơ tàn phế suốt đời rất cao. 7 cách dưới đây giúp giảm thiểu nguy cơ tai biến mạch máu não.
Nhiệt lượng thấp
Ít ăn thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và cholesterol sẽ giúp giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, suy trì sức khỏe não bộ.
Hàng ngày ít nhất ăn 110g hoa quả và rau xanh, lựa chọn đồ ăn vặt có nhiệt lượng, chất béo thấp, cố gắng dùng dầu ô liu hoặc thực vật, hạn chế ăn quá mặn.
Giảm trọng lượng
Trọng lượng cơ thể vượt chuẩn hoặc béo phì sẽ làm cho chất béo trong cơ thể dư thừa, tạo mỡ máu và huyết khối. Ngoài ra, còn tăng gánh nặng cho tim làm cho huyết áp tăng cao.
Giảm cân sẽ đồng nghĩa với giảm thấp những nguy cơ này.
Vận động nhiều
Vận động là bác sỹ sức khỏe tuyệt vời nhất, là phương pháp tiêu hao nhiệt lượng trong cơ thể tốt nhất, giảm nhẹ thể trọng đồng thời còn trợ giúp cải thiện chức năng tim mạch, tránh được nguy cơ đột quỵ, giống như mua cho não một phần bảo hiểm y tế.
Hàng ngày tốt nhất duy trì 30 phút vận động mạnh, mỗi tuần ít nhất tập luyện 5 ngày, vận động đa dạng ví dụ nhày dây, tản bộ, đi bộ nhanh, bơi, đi xe đạp vv
Hạn chế rượu

Thành phần cồn trong rượu sẽ làm giảm khả năng co bóp của cơ tim. Uống rượu quá lượng sẽ hại cho cơ tim, gây cao huyết áp và tai biến mạch máu não đồng thời làm tăng nguy cơ béo phì.
Hạn chế rượu tương đương với việc “mua” bảo hiểm rủi ro cho não. Nam giới uống rượu không nên vượt quá 2 ly nhỏ/ngày, nữ giới chỉ 1 ly/ngày (1 ly tương đương với 340g bia, 142g rượu vang đỏ hoặc 42.5g rượu trắng).
Khống chế huyết áp
Cao huyết áp là thủ phạm gây ra tai biến mạch máu não đồng thời gây xơ vữa động mạch vành, xơ hóa cơ tim, thận yếu, mờ mắt, mù mắt. Khống chế huyết áp là cách hữu hiệu tránh được các bệnh hiểm nghèo. Người mắc bệnh cao huyết áp nên tuân thủ yêu cầu của bác sỹ trong dùng thuốc, ăn uống hợp lý, tăng cường luyện tập.
Cai thuốc lá
Khói thuốc không ngừng vắt kiệt sức khỏe, Carbon monoxide và nicotine gây hẹp mạch máu, làm tăng nguy cơ huyết khối, từ đó gây hại cho hệ tim mạch và não bộ.
Uống nước
Nhiều nghiên cứu phát hiện, người uống mỗi ngày ít nhất uống 6 cốc nước thì nguy cơ tử vong do tai biến mạch máu não giảm hơn 50% so với người ít uống nước. Vì nước giúp làm loãng máu. Ngoài ra, uống nước còn có ích cho sự trao đổi chất, giúp ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy tiêu hóa.

Monday, February 24, 2014

Các loại thảo dược làm mát gan, giải độc gan

Lựa chọn sản phẩm điều trị bệnh gan
Mười thực phẩm làm sạch gan tự nhiên
Traly Arginin - Sự kết hợp của diệp hạ châu và Arginin
Gan là cơ quan có vai trò chuyển hóa, dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc cho cơ thể của con người cũng như các động vật có xương sống khác
Gan được xem là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt của cơ thể mà thôi. Gan là một trong số ít nội tạng của cơ thể có khả năng tái tạo lại một lượng nhu mô bị mất. Nếu khối lượng gan mất dưới 25% thì gan có thể tái tạo hoàn toàn.

Chính từ những vai trò tuyệt đố cần thiết của gan đối với sức khỏe cơ thể người và khả năng tái tạo của nó, con người cần phải bảo vệ lá gan của mình một cách tốt nhất. Đừng để khối lượng gan bị mất trên 25% mà không kịp phục hồi cho gan.
Do vậy, chúng ta cần phải biết rõ các loại thảo dược tốt cho gan để giúp mát gan, giải độc và bảo vệ sự sống của chính mình
1. Bồ công anh: 
Bồ công anh rất tốt cho gan mật nhờ vai trò kiểm soát được lượng mỡ vào cơ thể và tăng cường chức năng thải độc của gan, nhờ vậy nó rất có ích cho các bệnh nhân gan mật.
2. Atiso:

Được coi là "thần dược" đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan.
3. Bồ bồ: 
Bồ bồ là tên gọi khác của Nhân trần nam. Bồ bồ có tác dụng làm tăng tiết mật, tác dụng làm tăng thải độc của gan, giúp mát gan, giải độc gan
4. Cúc gai: 
Đây là loại cây nổi tiếng nhờ công dụng tuyệt vời cảu nó trong điều trị các bệnh hiểm nghèo như: gan nhiễm mỡ, suy gan, viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan. Lợi ích đặc biệt của loại thảo dược này có được nhờ vào các tính năng chống oxy hóa cực mạnh, qua đó góp phần nâng cao sức khỏe chung trong toàn bộ cơ thể.
5. Diệp hạ châu đắng: 

Hay còn gọi là cây chó đẻ răng cưa. Loại thảo mộc này được coi là một dược liệu tốt với công dịch chính là làm mát gan, mát máu, giải độc gan, hạn chế tác động sinh trưởng của vi rút, đặc biệt là vi rút viêm gan B.
6. Râu ngô (bắp): 
có chứa nhiều xitosteol, saponin, tinh dầu, vitamin C, K, canxi và kali. Uống nước râu bắp ngoài lợi tiểu còn làm tăng sự bài tiết mật, làm giảm tỉ trọng và sắc tố mật trong máu, thanh nhiệt, giải độc mát gan, hỗ trợ điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa.

Saturday, February 22, 2014

Chứng hay quên

Bệnh Alzheimer
Dùng cao bạch quả trong điều trị bệnh mạch máu não
Cho trí não khỏe mạnh và minh mẫn hơn
PN - Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có đến 58% dân số bị ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống chỉ vì chứng bệnh hay quên. Không chỉ gặp ở người già, tại Việt Nam có khoảng 20-30% người trẻ (ngoài 40) gặp các vấn đề về trí nhớ.
PGS-TS-BS Vũ Anh Nhị - Trưởng bộ môn Thần kinh, Khoa Y, ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, quên là triệu chứng sớm của suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Có hai loại trí nhớ: ngắn hạn và dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn là ghi nhớ về những việc diễn ra trong vòng vài giờ; trí nhớ dài hạn là liên quan đến những chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Con người có thể bị hỏng cả một hoặc hai loại trí nhớ này và khi đó sẽ bị mắc chứng hay quên.
Sự suy giảm trí nhớ được phân làm hai loại: quên vì trở ngại do quá trình thiếu tập trung, chú ý và quên do tổn thương não. Trí nhớ là hoạt động tâm lý phức tạp bao gồm bốn quá trình: ghi nhận, lưu trữ, nhận biết và tái hiện, được thực hiện từng bước theo một vòng khép kín. Bất cứ khâu nào có vấn đề, sẽ xuất hiện suy giảm trí nhớ.
Ở người trẻ, não bộ bình thường, nhưng mắc chứng hay quên là do trạng thái tâm lý không ổn, lo âu, buồn rầu, mất ngủ, áp lực từ cuộc sống… Họ không thể tập trung chú ý tốt, khiến không ghi nhớ hết sự việc cần phải nhớ, sự lưu trữ giảm, sự tái hiện khó khăn, nội dung tái hiện sẽ sai, không đầy đủ thì chức năng nhớ sẽ giảm.
Chứng hay quên
Khi có tổn thương não, tế bào não bị hư tổn khiến thông tin tiếp nhận không thể thu nạp, bảo lưu.
Các chấn thương não, tai biến mạch máu não, viêm não, thiếu ôxy não sẽ gây suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, những người thiếu vitamin B1, nghiện rượu cũng bị mất trí nhớ. Các thuốc như digoxin, diuretics, barbiturates, methyldopa; chất gây nghiện; những người sau khi trải qua cuộc phẫu thuật lớn, do tác dụng của thuốc mê… cũng có thể mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn.
Theo PGS-TS-BS Vũ Anh Nhị, chứng hay quên ở giai đoạn đầu có thể chữa được hoặc ít ra cũng làm bệnh tiến triển chậm lại.
Hay quên do tác động từ những căng thẳng trong cuộc sống, giai đoạn sớm thì không dùng thuốc. Chỉ cần thay đổi lối sống; tránh đưa vào cơ thể những chất độc hại từ rượu, bia, thuốc lá; liệt kê những công việc cần làm, ghi chép thời gian biểu; tham gia một môn nào đó mà mình yêu thích như thiền, yoga, thái cực quyền, khí công; ngủ đủ giấc để tái nạp năng lượng cho não.
Nếu quên sau các chấn thương về não, quên do sa sút trí tuệ, quên do căng thẳng từ cuộc sống, mặc dù đã thay đổi nếp sống nhưng chứng quên không cải thiện… thì có thể dùng các thuốc chống thoái hóa não như vitamin E, vitamin C, gingo giloba (chiết xuất từ cây bạch quả) và piracetam; estrogen thay thế; thuốc hỗ trợ thần kinh như piracetam, naftidrofuri.
Quên ở người trên 50 tuổi, ngoài các yếu tố nguy cơ nêu trên, nếu mọi cố gắng ở giai đoạn đầu không thuyên giảm, có thể nghĩ đến bệnh Alzheimer. Với bệnh này, bệnh nhân phải đi khám để làm các xét nghiệm cần thiết và được dùng thuốc đặc trị.