Showing posts with label bé hay ốm vặt. Show all posts
Showing posts with label bé hay ốm vặt. Show all posts

Friday, June 27, 2014

Gia tăng rối loạn tiêu hóa ở trẻ ngày nắng nóng

 Mùa hè với nền nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non nớt. Đây là thời điểm chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ gia tăng, khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, suy dinh dưỡng.
Tại các bệnh viện, số lượng trẻ em phải nhập viện vì các bệnh về hệ tiêu hóa gia tăng do thời tiết đang bước vào thời kỳ cao điểm của nắng nóng. Ghi nhận tại phòng khám hô hấp và tiêu chảy, bệnh viện Nhi trung ương và khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai mới thấy lượng bệnh nhi đến khám rất đông, phải kéo dài ra tới tận hành lang.
Theo thông tin cho biết, từ tháng 4 tới nay, lượng bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp tăng đáng kể. Theo thống kê từ Bệnh viện Nhi trung ương, tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi bị rối loạn tiêu hóa lên đến 59,2%, từ 1 đến 2 tuổi là 39,9%. Đáng báo động là có trẻ cứ tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ nhập viện vì các bệnh đường tiêu hóa tăng cao
Như trường hợp của chị Nguyễn Thị Hương (Mai Dịch, Hà Nội), con được 2 tuổi nhưng mấy hôm nay chị phải đóng bỉm ban ngày cho cháu, nguyên nhân hơn tuần nay, cu Bin, bỗng dưng bị nôn trớ sau khi ăn xong, ngày đi ngoài đến 2/3 lần. Ban đầu chị Hương nghĩ do con đang tập ăn rau nên bị ảnh hưởng, thế nhưng khi tình trạng kéo dài gần 1 tuần thì chị hốt hoảng đưa con đi khám bác sĩ đề tìm nguyên nhân…
Vì sao trẻ hay mắc rối loạn tiêu hóa khi trời nắng nóng?
Theo các chuyên gia nhi khoa cho biết, thời điểm này, trẻ rất dễ mắc những bệnh về rối loạn tiêu hóa. Bệnh thường xảy ra khi bé dùng phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn bởi vì trong điều kiện nhiệt độ cao, thức ăn sẽ dễ bị lên men, nhiễm khuẩn, ôi thiu và trẻ nhỏ vô tình ăn phải thức ăn này. Các biểu hiện thường gặp là trẻ đầy bụng, khó tiêu, nôn ói, đi cầu phân sống, tiêu chảy, táo bón…

Sử dụng kháng sinh dài ngày khiến trẻ bị loạn khuẩn đường ruột
Hơn nữa, thời tiết thay nóng quá trẻ phải thường xuyên sử dụng điều hòa, sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm tai mũi họng, có thể bị viêm phổi … khi đó trẻ phải sử dụng nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Quá trình sử dụng kháng sinh dài ngày dẫn đến các vi khuẩn có lợi (có chức năng bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ) cũng bị tiêu diệt, gây loạn khuẩn đường ruột. Vì vậy, thời điểm này tỉ lệ trẻ bị rối loạn tiêu hóa gia tăng đột biến, gây tiêu chảy, táo bón, đầy trướng, ăn không tiêu, miễn dịch kém, mệt mỏi, dị ứng và làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể… lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng khó hồi phục.
Làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?
Điều đầu tiên, để trẻ không bị rối loạn tiêu hóa, các bậc phụ huynh cần chú ý đến khâu vệ sinh cho trẻ. Vệ sinh từ đồ chơi đến môi trường sống của trẻ, tránh các thực phẩm ôi thiu,  cho bé ăn đồ ăn tươi và dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả, sữa chua; chế độ ăn hợp lý và đúng giờ. Khi trẻ có biểu hiện táo bón cần tăng cường chất xơ từ rau quả, uống nhiều nước, xoa bụng thường xuyên. Khi trẻ bị tiêu chảy cần hạn chế thức ăn có nhiều đường và chia làm các bữa nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa.

Friday, February 28, 2014

Bé hay bị ốm vặt phải làm sao?

Hỏi:
Mấy ngày này thời tiết khó chịu quá! Trời nồm lại mưa nhiều, tối đến thì vẫn lạnh. Bé Cún nhà em lại không chịu được nóng, tối đi ngủ cứ đắp chăn cho bé lại lật ra. Em cũng hay để ý mua thêm hoa quả, thức ăn bổ sung để tăng sức đề kháng cho bé  mà vẫn bị ho. Em lo lắm! Cứ mỗi lần trời trở như thế này là bé lại lăn ra ốm không tránh được, mà cho bé uống nhiều kháng sinh với thuốc ho quá thì lại cũng lo. Bác sỹ có gợi ý nào cho bé nhà em không?

Bác sỹ trả lời:
Trẻ em có sức đề kháng rất yếu, do đó, cơ thể của bé thường xuyên bị mầm bệnh tấn công, nhất là do virus và vi khuẩn. Hô hấp trên là nơi hay bị các mầm bệnh tấn công. Con bạn bị ốm vặt là vì thế. Vì vậy, bạn cần đưa bé đi gặp bác sĩ, phải chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị đúng bệnh lý thì ho sẽ hết.
Việc dùng thuốc kháng sinh đôi khi có những tác dụng phụ không mong muốn, tuy nhiên, nếu không dùng thuốc, bệnh của bé sẽ nặng hơn, đe dọa sức khỏe hoặc có thể gây biến chứng nguy hiểm tính mạng. Do đó, dùng thuốc phải đúng chỉ định, đúng liều lượng, đủ thời gian, cho tới khi bệnh khỏi hẳn. Tránh nguy cơ bé bị biến chứng và lờn thuốc kháng sinh.
Song song với dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác, bé cần được nuôi dưỡng, chăm sóc kỹ lưỡng, sạch sẽ, chế độ ăn phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng. Phòng bệnh là điều hết sức quan trọng, bao gồm các yếu tố sau:
- Chế độ dinh dưỡng: Cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, vi lượng. Tuy nhiên không nên ép trẻ ăn quá no dễ gây ói, trớ. Ói trớ có thể đưa thức ăn vào mũi, đôi khi, trẻ hít thức ăn vào phế quản, phổi gây viêm kéo dài do dị vật, hay gây sặc, nghẹt thở có thể nguy hiểm tính mạng.
- Vệ sinh nhà cửa, vật dụng, đồ chơi sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh cá nhân cho bé kỹ lưỡng, nhất là 2 bàn tay.
- Cho bé phơi nắng sáng sớm (vừa tránh còi xương, vừa tăng cường sức đề kháng).
- Cần bố trí không gian đủ rộng để bé vận động, chơi đùa kích thích phát triển thể chất, tinh thần.
- Điều trị sớm, kịp thời mỗi khi trẻ mắc bệnh. Tránh để bệnh kéo dài và biến chứng.
- Tránh môi trường khói bụi, lạnh, nơi đông người...
- Tiêm ngừa đầy đủ, theo lịch của chương trình Tiêm chủng Quốc gia.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Thymokid – là sản phẩm có sự kết hợp của thymomodulin được chiết xuất từ tuyến ức của bê non có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch đặc hiệu cho bé kết hợp với Lysin, Kẽm và các vitamin nhóm B. Bộ 3 nhóm tác động trong Thymokid là giải pháp mới, giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ một cách toàn diện nhất, đồng thời bổ sung các dưỡng chất, giúp bé ăn ngon miệng, hấp thu tối đa chất dinh dưỡng và phòng ngừa bệnh tật 1 cách hiệu quả nhất. Trên thị trường hiện có 3 dạng bào chế: dạng cốm gói 3g, siro 100ml, ống uống 10ml, dễ dàng sử dụng và bảo quản. Đặc biệt dạng dung dịch được pha chế sẵn trong ống thuận tiện sử dụng và an toàn, cũng như góp một phần vào công cuộc bảo vệ môi trường.
Chi tiết bạn có thể xem tại: http://tranglypharma.com/san-pham-danh-cho-tre/siro-thymokid-ong-uong