Showing posts with label bé biếng ăn. Show all posts
Showing posts with label bé biếng ăn. Show all posts

Monday, December 1, 2014

Thymokid – Bé khỏe cả nhà đều vui

Trẻ em sức đề kháng còn non yếu. Do vậy đối với khí hậu Việt Nam đặc biết là khí hậu ngoài Bắc khi chuyển mùa dễ khiến trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp sốt, ho, viêm họng, sổ mũi,… Đều là những bệnh thông thường nên nhiều bậc cha mẹ đã lơ là chăm sóc con cái dẫn đến bệnh lặp lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé  khiến bé chậm lên cân, suy dinh dưỡng so với bạn bè cùng trang lứa. Con ốm không buồn chơi với bạn, ăn uống khiến cha mẹ lo lắng, mệt mỏi, stress.



Nguyên nhân là do sức đề kháng của trẻ khi còn nhỏ chưa hoàn thiện.Trẻ nhận được các kháng thể của mẹ từ khi còn trong bào thai và sau đó là qua nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, các kháng thể từ mẹ truyền sang con này chỉ tồn tại trong vài tháng đầu sau sinh và giảm nhanh chóng sau đó khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các vi trùng, vi rút và các nguyên nhân khác. Nhất là các trẻ không bú mẹ, hoặc bú mẹ không hoàn toàn. Để tăng cường hệ miễn dịch cho bé, cần:
- Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bé bú đến 18 tháng bên cạnh các chế độ ăn uống khác để tăng sức đề kháng cho cơ thể của trẻ.
- Tiêm phòng đầy đủ các bệnh cho bé.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, các vật dụng và đồ chơi của trẻ. Cha mẹ, người giữ trẻ luôn giữ vệ sinh khi tiếp xúc, chơi đùa, cho bé ăn, ...
- Không cho bé tiếp xúc với trẻ đang bị ốm, người bệnh, các nơi có dịch bệnh, ...
- Cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển của bé, mỗi giai đoạn để điều chỉnh hợp lý.
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng nhiều hình thức, như bổ sung các vitamin thiên nhiên từ rau củ quả, bổ sung cho bé một số khoáng chất thiết yếu theo từng trường hợp ở trẻ.
 
Sản phẩm Thymokid của Công ty Dược Trang Ly với thành phần chính là Thymomodulin – chiết suất từ ức của bê non, giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, với hàm lượng Lysine, vitamin B1, B2, B5, B6 và kẽm: giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt chất dinh dưỡng, giúp phát triển cơ thể khỏe mạnh.
Có Thymokid bé khỏe cả nhà thêm vui.
Thông tin chi tiết sản phẩm xem tại: http://tranglypharma.com/san-pham-danh-cho-tre/siro-thymokid-ong-uong

Friday, March 7, 2014

5 sự thật về dinh dưỡng cho bé

Trẻ hay ốm vặt
Trẻ biếng ăn
Cho bé khỏe mẹ vui
Có những kinh nghiệm chăm con được các bà mẹ rỉ tai nhau trở thành một kiểu kiến thức không chính thống nhưng được nhiều người áp dụng và tin tưởng. Dù vậy, không phải kinh nghiệm truyền miệng nào cũng hoàn toàn đúng, sau đây là sự thật của 5 lời đồn đãi phổ biến về dinh dưỡng cho bé yêu mà có lẽ các mẹ cũng nên tham khảo.
1. Gạo nên là thức ăn đầu tiên của trẻ 

Sự thật: Không nhất thiết! Lúa gạo (cơm, cháo, bột gạo) theo truyền thống được khuyến cáo là thực phẩm lý tưởng đầu tiên cho bé vì nó ít gây dị ứng, giàu chất sắt và dễ kết hợp với các thực phẩm khác. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn không nhất thiết phải theo trình tự ngũ cốc đầu tiên, rồi mới đến rau xanh, hoa quả và cuối cùng là thịt. Thực tế, nghiên cứu mới nhất cho rằng bạn nên chọn thịt là thức ăn đầu tiên cho con vì đây là nguồn cung cấp chất sắt và kẽm dồi dào – là hai chất mà sữa mẹ không cung cấp đủ trong khi nguồn dự trữ chất khi sinh ra của bé sẽ cạn kiệt khi bé được 6 tháng tuổi. Bạn không nhất thiết phải chọn ngũ cốc là loại thức ăn đầu tiên cho bé.

 2. Sữa đậu nành cũng tốt như sữa bò 
Sự thật: Không đúng! Sữa bò là tốt nhất để thay thế cho sữa mẹ vì đạm sữa bò khá tương đồng với đạm trong sữa mẹ. Đạm đậu nành hoàn toàn khác biệt với đạm động vật, trong khi trẻ sơ sinh sinh trưởng nhờ đạm động vật. Đậu nành khá an toàn, nhưng không phải luôn cần thiết. Phụ huynh có con bị đầy hơi thường có xu hướng chuyển sang cho bé bú sữa công thức từ đậu nành với hy vọng giảm tình trạng ứ hơi, nhưng đậu nành không hẳn là dễ tiêu hóa hơn sữa bò. Đối với các bé bị dị ứng đạm sữa bò, sữa đậu nành có thể là một thay thế, nhưng lựa chọn tốt hơn cả là sữa có công thức thủy phân, trong đó đạm sữa bò được phân tách để tránh gây dị ứng. Sữa đậu nành nói chung chỉ được khuyên dùng cho trẻ đủ tháng, khỏe mạnh, không bú mẹ và có chủ đích nuôi như người ăn chay, loại sữa này cũng có thể dùng cho trẻ bị rối loạn carbon hydrat bẩm sinh do rối loạn trao đổi chất làm chúng không thể tiêu hóa được đường trong sữa bò.
3. Chất sắt khiến trẻ bị táo bón. 
Sự thật: Không đúng! Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh chứa nhiều chất sắt, lượng chất sắt mà bé thu nạp không đủ để gây ra táo bón, trái lại nó lại vô cùng cần thiết và quan trọng cho sự phát triển thể chất và tinh thần cho bé. Trên thực tế, gần đây nhiều hãng sữa đã ngừng sản xuất các sản phẩm có hàm lượng sắt thấp.
4. Bắt đầu ăn dặm sớm sẽ giúp trẻ sơ sinh ngủ trọn đêm 

Sự thật: Không hẳn là đúng! Trẻ con thức giấc trong đêm không chỉ vì đói, mà đơn giản là vì chúng chưa sẵn sàng để ngủ dài hơn. Ở 4 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ từ 5-6 giờ hoặc hơn, phụ thuộc một phần vào đặc điểm sinh trưởng của hệ thần kinh trung ương. Cân nặng và chiều cao của trẻ cũng có thể là một yếu tố, thông thường những bé lớn hơn thì ngủ cũng lâu hơn. Những trẻ sơ sinh lớn hơn cũng thường ngủ qua đêm sớm hơn, lý do có thể là do những bé nhỏ hơn phải ăn thường xuyên hơn để bắt kịp chuẩn tăng cân. Vì vậy, đừng vội cho trẻ ăn dặm; các chuyên gia khuyên bạn nên đợi đến khi trẻ được ít nhất là 4 tháng, và tốt nhất là đến 6 tháng. Bạn cũng không nên bổ sung thêm chế phẩm ngũ cốc vào sữa để con bú vào ban đêm, vì sẽ khiến bé thu nạp thêm calori không cần thiết và gia tăng nguy cơ béo phì – càng khiến bé khó ngủ lâu hơn nữa. Con đã ăn dặm vẫn cần được bổ sung ít nhất 600ml sữa mỗi ngày
5. Khi đã bắt đầu ăn dặm, trẻ sẽ không cần thêm nhiều sữa mẹ và sữa công thức nữa. 
Sự thật: Khi trẻ mới bắt đầu làm quen với ăn thức ăn, chúng thường không nạp đủ calo và chất dinh dưỡng để thay thế hoàn toàn cho sữa (dù là sữa mẹ hay sữa công thức). Sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là một nguồn dinh dưỡng quan trọng trong suốt năm đầu tiên của trẻ. Ngay cả khi đã ăn nhiều thức ăn rắn hơn, bé vẫn cần bổ sung ít nhất 600ml sữa mỗi ngày cho đến khi được 1 tuổi. Nếu con uống không đủ lượng sữa, bạn hãy cho bé bú trước vào giờ ăn, khi bé đói nhất.
                                                                                                   (Nguồn: webtretho)

Tuesday, July 23, 2013

Nguyên nhân khiến bé biếng ăn

Biếng ăn gây nhiều tác hại cả trước mắt và lâu dài như sụt cân, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.... Có rất nhiều nguyên nhân gây chán ăn như các yếu tố bệnh lý, các vấn đề dinh dưỡng, tâm lý và dùng thuốc của trẻ. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bé biếng ăn mà các bậc cha mẹ nên chú ý.





1.  Nguyên nhân dinh dưỡng
+  Nhầm lẫn trong việc chế biến đồ ăn dặm cho con
Trong giai đoạn đầu trẻ mọc răng, nhiều bà mẹ đã có sự nhầm lẫn rằng, chế biến đồ ăn dặm cho con càng có nhiều hương vị thì trẻ sẽ càng ngon miệng. Đây là một suy nghĩ sai lầm bởi vị giác của trẻ trong giai đoạn này mới bắt đầu được hình thành. Thức ăn có mùi vị quá nồng có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển vị giác ở trẻ nhỏ gây ra chứng chán ăn.
Vì vậy, tốt nhất, khi chế biến đồ ăn dặm cho con, các mẹ không nên cho thêm gia vị vào bởi đây là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hàng đầu mà mẹ không bao giờ ngờ tới.
Đồng thời việc đột ngột thay đổi chế độ ăn từ bú sữa hoàn toàn sang ăn bột, hoặc từ cháo sang cơm cũng sẽ khiến trẻ không kịp thích nghi, gây biếng ăn. Do đó các bà mẹ cần phải thay đổi từ từ chế độ ăn cho bé. Vừa kết hợp bú sữa và ăn bột, cháo và cơm, khi cảm thấy bé đã dần dẫn thích nghi được rồi hãy chuyển hoàn toàn sang chế độ ăn mới.

+ Thức ăn không hợp khẩu vị
Đa phần các ông bố, bà mẹ cho rằng bé còn nhỏ thì chỉ nên ăn thịt, cá, trứng, sữa... cho đủ chất dinh dưỡng cần thiết và cứ thế thực đơn mỗi bữa của bé cứ lặp đi lặp lại như thế. Cộng thêm với kiểu nấu cũng lặp đi lặp lại một số món khiến bé chán ăn là điều dễ hiểu.  Hơn nữa nếu cứ cho trẻ ăn mãi một thực  đơn như thế rất dễ khiến trẻ thiếu các vi chất như  Vitamin A, B, C, kẽm, đồng, sắt.. . ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Vì vậy cần phải cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn da dạng vì khi phối hợp nhiều loại thức ăn lại với nhau, chúng sẽ hỗ trợ cho nhau tạo nên khẩu phần cân đối, bé sẽ ăn ngon miệng hơn và dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn. Ngoài thịt, cá, trứng, sữa các bậc phụ huynh nên cho bé ăn thêm tôm, cua, lươn, rau xanh, trái cây... kết hợp với nhiều loại cháo khác nhau trong độ tuổi ăn dặm của bé.

+  Ép con ăn quá nhiều bữa trong một ngày.
Do lo lắng sợ con đói, cha mẹ thường ép bé ăn thật nhiều, thậm chí cứ 1 – 2 tiếng là lại cho bé ăn. Nếu  cho bé ăn quá nhiều như vậy sẽ khiến bé đâm ra sợ ăn và chán ăn. Dần dần thấy mẹ bưng bát cơm ra là bé đã khóc lên rồi tìm cách trốn, bày đủ thứ  trò.
Vì vậy cha mẹ cần phải tìm hiểu kỹ, làm thực đơn cho bé với các bữa ăn vừa đủ cho bé no, tùy theo thể trạng của bé, không nên ép bé ăn quá nhiều sẽ gây ức chế sản xuất men tiêu hóa và cảm giác thèm ăn của bé.

+   Bé hay ăn lặt vặt đồ ngọt trước bữa ăn
Việc cho bé ăn các loại bánh, kẹo, đồ ngọt trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết  và gây cảm giác "no giả" đối với bé. Nhưng thực chất là bé vẫn đói và thiếu chất dinh dưỡng.
Vì vậy cha mẹ chỉ cho bé ăn hoặc uống đồ ngọt sau mỗi bữa ăn với số lượng hạn chế đồng thời cũng không nên cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt vào buổi tối vì dễ gây sâu răng cho bé.

2.  Nguyên nhân tâm lý
+ Các bậc cha mẹ nên biết khi bé có tâm lý thoải mái, vui vẻ, nhất là có tâm lý ganh đua khi ăn sẽ kích thích các tuyến men tiêu hóa hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hóa giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Vì vậy việc thay đổi môi trường (đổi giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn); việc bé buồn lo khi phải xa mẹ, cha mẹ cãi nhau… sẽ khiến trẻ không thiết ăn uống nữa.
+ Trẻ được nuông chiều thái quá cũng hay có tính hờn dỗi, hay khóc và bỏ ăn.
+Trẻ bắt chước cha mẹ:
Khi trẻ nhỏ rất hay có thói quan bắt chước, đặc biệt là cha mẹ là những người gần gũi với bé nhất. nên ngay từ khi còn nhỏ, trẻ có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống của cha mẹ. Nếu cha mẹ không có thói quen ăn uống nghiêm túc mà thường xuyên ăn bỏ bữa hay vừa ăn vừa đọc báo, mải xem tivi…  cũng sẽ ảnh hưởng tới bé khiến bé không có được thói quen ăn uống lành mạnh.
Vì vậy cha mẹ hãy giúp con có thói quen ăn uống tốt bằng cách cùng ngồi ăn với con bằng thái độ tích cực và có thể nói với con về tác dụng của những món có mặt trên bàn ăn sẽ khiến bé hứng thú ăn hơn rất nhiều.
+ Trẻ có thể không thích hoặc không muốn ăn một món nào đó. Khi gặp những tình huống như vậy, cha mẹ hãy tránh thúc ép con ăn mà hãy từ từ giúp bé thay đổi thói quen, khuyến khích bé ăn và cùng ngồi ăn với bé để bé cố gắng thử và loại bỏ suy nghĩ  sẽ không ăn món này.
+ Việc để trẻ tự chọn món ăn hoặc lựa chọn thực đơn cho bữa ăn cũng là cách khuyến khích trẻ ăn một cách tự giác hơn. Đồng thời các bà mẹ có thể tạo sự thích thú cho bé bằng cách dùng nát đĩa đẹp đẽ, trang trí đồ ăn cho bé 1 cách đẹp mắt… để tạo sự thích thú cho bé khi ăn.
+ Đôi khi chỉ vì có ấn tượng xấu về một món ăn nào đó, trẻ có thể sẽ từ chối ăn món này vào lần sau. Vì vậy cha mẹ hãy thay đổi món ăn để cải thiện cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ.

3.  Dùng thuốc
- Việc bé đang dùng thuốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của bé. Ví dụ như viên sắt, hay dùng Vitamin A, D quá liều. Khi đó cha mẹ chỉ cần cho bé ngưng dùng thuốc là bệnh sẽ hết
-  Ngoài ra nếu bé bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun móc, giun kim... cũng khiến da xanh xao và cảm giác chán ăn ở bé. Vì vậy cha mẹ nên tẩy giun cho bé theo định kì 6 tháng/lần.