Showing posts with label tâm lý bất ổn. Show all posts
Showing posts with label tâm lý bất ổn. Show all posts

Saturday, February 22, 2014

Chứng hay quên

Bệnh Alzheimer
Dùng cao bạch quả trong điều trị bệnh mạch máu não
Cho trí não khỏe mạnh và minh mẫn hơn
PN - Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có đến 58% dân số bị ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống chỉ vì chứng bệnh hay quên. Không chỉ gặp ở người già, tại Việt Nam có khoảng 20-30% người trẻ (ngoài 40) gặp các vấn đề về trí nhớ.
PGS-TS-BS Vũ Anh Nhị - Trưởng bộ môn Thần kinh, Khoa Y, ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, quên là triệu chứng sớm của suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Có hai loại trí nhớ: ngắn hạn và dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn là ghi nhớ về những việc diễn ra trong vòng vài giờ; trí nhớ dài hạn là liên quan đến những chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Con người có thể bị hỏng cả một hoặc hai loại trí nhớ này và khi đó sẽ bị mắc chứng hay quên.
Sự suy giảm trí nhớ được phân làm hai loại: quên vì trở ngại do quá trình thiếu tập trung, chú ý và quên do tổn thương não. Trí nhớ là hoạt động tâm lý phức tạp bao gồm bốn quá trình: ghi nhận, lưu trữ, nhận biết và tái hiện, được thực hiện từng bước theo một vòng khép kín. Bất cứ khâu nào có vấn đề, sẽ xuất hiện suy giảm trí nhớ.
Ở người trẻ, não bộ bình thường, nhưng mắc chứng hay quên là do trạng thái tâm lý không ổn, lo âu, buồn rầu, mất ngủ, áp lực từ cuộc sống… Họ không thể tập trung chú ý tốt, khiến không ghi nhớ hết sự việc cần phải nhớ, sự lưu trữ giảm, sự tái hiện khó khăn, nội dung tái hiện sẽ sai, không đầy đủ thì chức năng nhớ sẽ giảm.
Chứng hay quên
Khi có tổn thương não, tế bào não bị hư tổn khiến thông tin tiếp nhận không thể thu nạp, bảo lưu.
Các chấn thương não, tai biến mạch máu não, viêm não, thiếu ôxy não sẽ gây suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, những người thiếu vitamin B1, nghiện rượu cũng bị mất trí nhớ. Các thuốc như digoxin, diuretics, barbiturates, methyldopa; chất gây nghiện; những người sau khi trải qua cuộc phẫu thuật lớn, do tác dụng của thuốc mê… cũng có thể mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn.
Theo PGS-TS-BS Vũ Anh Nhị, chứng hay quên ở giai đoạn đầu có thể chữa được hoặc ít ra cũng làm bệnh tiến triển chậm lại.
Hay quên do tác động từ những căng thẳng trong cuộc sống, giai đoạn sớm thì không dùng thuốc. Chỉ cần thay đổi lối sống; tránh đưa vào cơ thể những chất độc hại từ rượu, bia, thuốc lá; liệt kê những công việc cần làm, ghi chép thời gian biểu; tham gia một môn nào đó mà mình yêu thích như thiền, yoga, thái cực quyền, khí công; ngủ đủ giấc để tái nạp năng lượng cho não.
Nếu quên sau các chấn thương về não, quên do sa sút trí tuệ, quên do căng thẳng từ cuộc sống, mặc dù đã thay đổi nếp sống nhưng chứng quên không cải thiện… thì có thể dùng các thuốc chống thoái hóa não như vitamin E, vitamin C, gingo giloba (chiết xuất từ cây bạch quả) và piracetam; estrogen thay thế; thuốc hỗ trợ thần kinh như piracetam, naftidrofuri.
Quên ở người trên 50 tuổi, ngoài các yếu tố nguy cơ nêu trên, nếu mọi cố gắng ở giai đoạn đầu không thuyên giảm, có thể nghĩ đến bệnh Alzheimer. Với bệnh này, bệnh nhân phải đi khám để làm các xét nghiệm cần thiết và được dùng thuốc đặc trị.