Thursday, August 28, 2014

5 Hiểu nhầm về nhịp tim

 (Dân trí) - Trái tim mạnh khỏe luôn đập hơn 100.000 lần/ngày, 10 triệu lần/năm, bình quân cả đời đập 3 tỷ lần. Nếu không hiểu sự thực của nhịp tim, chúng ta rất dễ bị lừa. Sau đây là những hiểu nhầm về nhịp tim.

Nhịp tim nhanh=áp lực lớn
Áp lực lớn sẽ tăng tuần suất tim nghỉ ngơi (nhịp tim khi nghỉ ngơi bình thường là 70-80 lần/phút), có lúc sẽ làm cho nhịp tim tăng đến hơn 100 lần/mỗi giờ, làm cho tim đập quá nhanh.
Tuy nhiên áp lực chỉ là một trong nhiều nguyên nhân đẩy nhanh nhịp tim. Hút thuốc, uống nhiều cà phê, mất nước, ngứa ngáy và thiếu máu cũng dẫn đến nhịp tim tăng nhanh.

Nhịp tim thất thường =bệnh tim mạch
Chỉ cần không kèm theo tức ngực, đau ngực, khó thở, thỉnh thoảng cảm thấy tim đập nhanh hoặc nhịp tim tăng nhanh là hiện tượng bình thường.
Giáo sư Gordon Masai , trường Y học Đại học Johns Hopkins, Mỹ cho biết, mặc dù đa phần nhịp tim không đầy đủ không cấu thành nguy hiểm, nhưng nếu gần đây phát hiện loạn nhịp tim và thường xuyên xảy ra thì nên lập tức đến bác sỹ.
Tim đập chậm= tim mạch yếu
Chúng ta thường cho rằng, tim đập quá chậm sẽ tăng nguy cơ tim ngừng đập. Sự thực lại hoàn toàn ngược lại. Nhịp tim giống như các bộ phận cơ bắp khác, cơ tim cũng phải thông qua tập luyện để tăng cường sức mạnh.
Cơ tim càng mạnh khỏe, hiệu suất của tim càng cao, số lần tim đập ít đi, có thể truyền máu cho toàn bộ cơ thể. Người có nhịp tim nghỉ ngơi dưới 60 lần (nhịp tim chậm) chắc chắn có trái tim rất mạnh khỏe. Tuy nhiên một số người già có nhịp tim chậm chạp có thể là do triệu chứng của bệnh tim gây ra.
Nhịp tim mạnh khỏe = 60-100 nhịp/phút
60-100 nhịp/phút là phạm vi nhịp tim bình thường của người trưởng thành. Nhưng phần lớn nghiên cứu cho biết, kể cả ở trong phạm vi bình thường, nếu nhịp tim khá cao cũng có liên quan rất lớn đến bệnh tim do thiếu máu, đột quỵ và đột tử.
Một nghiên cứu gần đây của Na Uy phát hiện, nhịp tim tăng 10 nhịp/ phút, tăng nguy cơ bệnh tim tương ứng với 10% và 18%.
Nhịp tim bình thường= huyết áp bình thường
Nhịp tim và huyết áp là hai việc khác nhau, giữa hai việc không chỉ đơn giản được đánh đồng với nhau. Người có nhịp tim nghỉ ngơi bình thường cũng có thể bị huyết áp cao. Một số người nhịp tim không bình thường nhưng huyết áp lại rất bình thường. Hoạt động cơ thể mệt mỏi sẽ làm cho nhịp tim đập nhanh nhưng thay đổi về huyết áp lại không lớn.
ST

Wednesday, August 27, 2014

Bí quyết tăng cường trí não

Lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức và tăng cường trí não.
Bí kíp tăng cường trí não
Dưới đây là một số lời khuyên của Học viện các bác sĩ gia đình Hoa Kỳ để có một trí tuệ minh mẫn khi bạn về già.

- Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.



- Tập thể dục đều đặn, đặt mục tiêu tập luyện 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
- Tham gia các câu lạc bộ, chơi thể thao, làm tình nguyện hoặc thường xuyên gặp gỡ giao lưu với bạn bè.


- Thường xuyên đọc sách, chơi trò giải câu đố và các trò chơi tăng cường trí nhớ.
Tin liên quan:
Phòng và điều trị nhức mỏi mắt
Món quà cho sức khỏe

Tuesday, August 26, 2014

Uống Thuốc Thế Nào Cho Đúng Cách

Nước dùng để uống thuốc nhiều khi chưa được người bệnh chú ý, dẫn đến tình trạng uống thuốc với nước trà, uống thuốc với sữa, hoặc uống thuốc trong khi uống rượu…

Nước dùng để uống thuốc nhiều khi chưa được người bệnh chú ý, dẫn đến tình trạng uống thuốc với nước trà, uống thuốc với sữa, hoặc uống thuốc trong khi uống rượu… đã gây nên tình trạng tương tác giữa thuốc với các đồ uống trên, nhiều khi gây nguy hiểm cho người bệnh…
Nước (ở đây là nước đun sôi để nguội, nước lọc tinh khiết) là đồ uống (dung môi) thích hợp nhất cho mọi loại thuốc vì không xảy ra tương kỵ hay tương tác nào khi hòa tan thuốc. Nước còn là phương tiện để dẫn thuốc (dạng viên) vào dạ dày - ruột, làm tăng độ tan rã của thuốc và hòa tan hoạt chất, giúp cho thuốc được hấp thu dễ dàng. Vì vậy, khi uống thuốc cần uống đủ nước (ít nhất từ 100 - 200ml cho mỗi lần uống thuốc) và uống trong tư thế người thẳng để thuốc có thể trôi dễ dàng xuống dạ dày, tránh đọng viên thuốc tại thực quản có thể gây kích ứng, loét thực quản, đặc biệt đối với người cao tuổi.

Trong quá trình dùng thuốc điều trị, cũng nên uống nhiều nước hàng ngày, có thể uống từ 1,5 - 2 lít nước/ngày để làm tăng tác dụng của thuốc (đối với các loại thuốc tẩy), tăng thải trừ và làm tan các dẫn xuất chuyển hóa gây hại của thuốc đối với cơ thể. Ví dụ như khi uống các sulfamid kháng khuẩn chẳng hạn… Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, khi uống các thuốc tẩy sán, tẩy giun như niclosamid, mebendazol thì lại cần uống ít nước hơn bình thường để duy trì nồng độ thuốc cao trong ruột, sẽ có hiệu quả cao hơn.
Không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc vì các loại nước này có thể làm hỏng thuốc hoặc gây hấp thu quá nhanh, sẽ gây độc…
Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Nhiều thuốc tạo phức với canxi của sữa sẽ không được hấp thu (ví dụ như kháng sinh tetracyclin, lincomycin, muối Fe...), do đó sẽ giảm hoặc không có tác dụng chữa bệnh.
Bên cạnh đó, cũng không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Hoạt chất cafein, tanin có trong cà phê, nước chè cũng sẽ làm tăng hoặc giảm tác dụng hoặc gây kết tủa một số thuốc điều trị… không những làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị bệnh mà còn gây tai biến.
Trong quá trình dùng thuốc, nhiều người vẫn uống rượu, điều này vô cùng nguy hiểm. Rượu có rất nhiều ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, hệ tim mạch, sự hấp thu của đường tiêu hóa. Người nghiện rượu còn bị giảm protein huyết tương, suy giảm chức năng gan, nhưng lại gây cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc của gan, vì thế, rượu có tương tác với rất nhiều thuốc và các tương tác này đều là bất lợi.
Do đó, khi đã dùng thuốc thì không uống rượu. Với người nghiện rượu cần phải dùng thuốc, thầy thuốc cần kiểm tra chức năng gan, tình trạng tâm thần... để chọn thuốc và dùng liều lượng thích hợp, trong thời gian dùng thuốc cũng phải ngừng uống rượu.

 

Thursday, August 21, 2014

Phòng ngừa bệnh Ebola - Dịch bệnh nguy hiểm hiện nay

Người bệnh có khả năng lây bệnh chừng nào mà máu và dịch tiết của họ còn chứa vi rút. Đã phân lập được vi rút Ebola từ tinh dịch của một nam giới bị nhiễm trong phòng thí nghiệm 61 ngày sau khi bệnh khởi phát.
Cách phòng ngừa bệnh lây truyền Ebola chết người
Bệnh Ebola xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976 tại hai ổ dịch đồng thời ở Nzara, Sudan và ở Yambuku, Cộng hòa dân chủ Congo. Ổ dịch thứ hai là ở một khu làng nằm gần con sông Ebola và được đặt theo tên con sông này.

Ebolavirus là 1 trong 3 giống vi rút thuộc họ Filoviridae (filovirus), cùng họ với Marburgvirus và Cuevavirus. Ebolavirus bao gồm 5 loài khác nhau:
- Bundibugyo ebolavirus (BDBV)
- Zaire ebolavirus (EBOV)
- Reston ebolavirus (RESTV)
- Sudan ebolavirus (SUDV)
- Taï Forest ebolavirus (TAFV).
BDBV, EBOV, và SUDV đều có liên quan với những ổ dịch bệnh Ebola lớn ở châu Phi, trong khi RESTV và TAFV thì không.
Loài RESTV, đã được phát hiện ở Philippines và Trung Quốc, có thể nhiễm cho người, nhưng cho đến nay chưa có báo cáo nào về ca bệnh hoặc tử vong ở người do loài này.
Lây truyền
Ebola xuất hiện trên người thông qua tiếp xúc gần gũi với máu, dịch tiết, phủ tạng hoặc các dịch cơ thể khác của động vật nhiễm bệnh. Ở châu Phi, đã ghi nhận tình trạng nhiễm bệnh xảy ra do vận chuyển tinh tinh, đười ươi, dơi ăn quả, khỉ, linh dương rừng và nhím ốm bệnh hoặc chết hoặc trong rừng nhiệt đới.
Sau đó Ebola lan truyền trong cộng đồng thông qua lây nhiễm từ người sang người, với nhiễm trùng là hậu quả của tiếp xúc trực tiếp (qua vết thương hở trên da hoặc niêm mạc) với máu, dịch tiết, phủ tạng hoặc các dịch cơ thể khác của người bệnh, và qua tiếp xúc gián tiếp với môi trường bị ô nhiễm những loại dịch này.
Những đám tang trong đó người tham dự có tiếp xúc trực tiếp với thi hài của người quá cố cũng đóng vai trò trong lây truyền Ebola.
Nam giới đã khỏi bệnh vẫn có thể lây truyền vi rút qua tinh dịch trong tới 7 tuần sau khi bình phục.
Các nhân viên y tế rất hay bị lây nhiễm trong khi điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc chắc chắn bị Ebola. Lây nhiễm xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân khi các biện pháp phòng ngừa không được thực hiện nghiêm ngặt.
Dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh Ebola là một bệnh vi rút cấp tính nặng thường điển hình bởi sốt cao đột ngột, cực kỳ mệt mỏi, đau cơ, đau đầu và đau họng. Tiếp theo là nôn, tiêu chảy, suy chức năng thận và gan, và ở một số trường hợp xuất huyết nội và ngoại. Kết quả cận lâm sàng bao gồm giảm bạch cầu và tiểu cầu và tăng men gan.
Người bệnh có khả năng lây bệnh chừng nào mà máu và dịch tiết của họ còn chứa vi rút. Đã phân lập được vi rút Ebola từ tinh dịch của một nam giới bị nhiễm trong phòng thí nghiệm 61 ngày sau khi bệnh khởi phát.
Thời gian ủ bệnh, nghĩa là thời gian từ khi nhiễm vi rút đến khi xuất hiện triệu chứng, là từ 2 – 21 ngày.
Chẩn đoán
Các bệnh khác cần loại trừ trước khi đưa ra chẩn đoán bệnh Ebola bao gồm: sốt rét, thương hàn, lỵ trực trùng, tả, bệnh leptospira, dịch hạcplague, bệnh rickettsia, sốt hồi quy, viêm màng não, viêm gan và các bệnh sốt xuất huyết do vi rút khác.
Có thể chẩn đoán xác định nhiễm vi rút Ebola trong phòng thí nghiệm thông qua nhiều loại xét nghiệm như xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA); xét nghiệm phát hiện kháng nguyên; xét nghiệm trung hòa huyết thanh; xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR); soi kính hiển vi điện tử; phân lập vi rút bằng nuôi cấy tế bào.
Các mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân có nguy cơ sinh học cực kỳ lớn; việc xét nghiệm cần được tiến hành trong điều kiện an toàn sinh học tối đa.
Vắc xin và điều trị
Hiện chưa có vắc xin nào cho bệnh Ebola. Nhiều vắc xin đang được thử nghiệm nhưng chưa có loại nào được sử dụng trên lâm sàng.
Những bệnh nhân nặng cần được chăm sóc hỗ trợ tích cực. Bệnh nhân thường bị mất nước và cần bù nước đường uống bằng các dung dịch chứa chất điện giải hoặc bằng dịch truyền tĩnh mạch.
Bệnh chưa có cách điều trị đặc hiệu. Một số phác đồ thuốc mới đang được đánh giá.
Vật chủ tự nhiên của vi rút Ebola
Ở châu Phi, dơi ăn quả, nhất là các loài thuộc giống Hypsignathus monstrosus, Epomops franqueti và Myonycteris torquata, được xem là vật chủ tự nhiên của vi rút Ebola. Hệ quả là phân bố địa lý của vi rút Ebola có thể trùng với phạm vi hoạt động của dơi.
Phòng chống
Giảm nguy cơ nhiễm Ebola trên người
Trong bối cảnh chưa có biện pháp điều trị hiệu quả và chưa có vắc xin cho người, việc nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ gây nhiễm Ebola và các biện pháp bảo vệ cá nhân là cách duy nhất để giảm nhiễm bệnh và tử vong ở người.
Ở các vùng dịch bệnh Ebola, thông điệp về giáo dục cộng đồng để giảm nguy cơ tập trung vào những yếu tố sau:
- Giảm nguy cơ lây bệnh từ động vật hoang dã sang người qua tiếp xúc với dơi ăn quả hoặc khỉ/linh trưởngr nhiễm bệnh và ăn thịt sống của chúng. Khi xử lý động vật cần mang găng và quần áo bảo hộ thích hợp. Các sản phẩm từ động vật (máu và thịt) cần được nấu kỹ trước khi ăn.
- Giảm nguy cơ lây bệnh từ người sang người trong cộng đồng do tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với người bệnh, nhất là với dịch cơ thể của người bệnh.
Cần tránh tiếp xúc cơ thể gần với bệnh nhân Ebola.
Nên mang găng tay và trang thiết bị bảo vệ cá nhân thích hợp khi chăm sóc cho người bệnh tại nhà.
Rửa tay thường xuyên sau khi đi thăm bệnh nhân ở bệnh viện, cũng như sau khi chăm sóc người bệnh tại nhà.
-Những cộng đồng bị Ebola cần thông tin cho người dân về tính chất của bệnh và về các biện pháp kiềm chế dịch bệnh, bao gồm việc mai tang người chết. Những người bị chết do Ebola cần được mai táng kịp thời và an toàn.
Các trang trại lợn ở châu Phi có thể đóng vai trò tăng qui mô dịch bệnh do sự có mặt của dơi ăn quả ở những trang trại này. Cần áp dụng các biện pháp an toàn sinh học thích hợp để hạn chế lây nhiễm.
Đối với RESTV, chú trọng việc giảm nguy cơ lây truyền bệnh từ lợn sang người do công tác chăn nuôi và giết mổ động vật không an toàn, cũng như việc tiêu thụ không an toàn các sản phẩm máu tươi, sữa sống hoặc thịt động vật. Cần mang găng và quần áo bảo hộ thích hợp khi xử lý động vật bệnh hoặc mô động vật và khi giết mổ động vật. Ở những vùng đã có báo cáo về RESTV trên lợn, tất cả các sản phẩm động vật (máu, thịt và sữa) đều phải được nấu chín trước khi ăn.
Phòng chống lây nhiễm tại cơ sở y tế
Lây truyền vi rút Ebola từ người sang người chủ yếu liên quan với tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể. Đã có báo cáo về lây nhiễm ở nhân viên y tế khi không có những biện pháp phòng chống thích hợp.
Không phải lúc nào cũng xác định được bệnh nhân Ebola sớm do các triệu chứng ban đầu thường không đặc hiệu. Do đó, các nhân viên y tế cần áp dụng các biện pháp phòng chống trước mọi bệnh nhân – bất kể chẩn đoán là gì - ở mọi lúc và mọi nơi.
Những biện pháp này bao gồm vệ sinh tay, vệ sinh đường hô hấp, sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (theo nguy cơ phát tán hoặc tiếp xúc khác với vật liệu nhiễm), thực hành tiêm chích an toàn và thực hành mai táng an toàn.
Ngoài những biện pháp cơ bản nêu trên, nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc chắc chắn nhiễm vi rút Ebola cần áp dụng thêm những biện pháp phòng chống lây nhiễm khác để tránh mọi phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể của bệnh nhân và tiếp xúc trực tiếp không có biện pháp bảo vệ với môi trường ô nhiễm. Khi tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với bệnh nhân Ebola, nhân viên y tế cần mang trang bị bảo vệ mặt (tấm chắn hoặc khẩu trang y tế và kính bảo hộ), áo choàng dài sạch không cần vô trùng và găng (găng vô trùng đối với một số thủ thuật).
Nhân viên phòng thí nghiệm cũng có nguy cơ. Mẫu bệnh phẩm lấy từ động vật và người nghi nhiễm Ebola cần được vận chuyển bởi nhân viên được đào tạo và xử lý tại phòng thí nghiệm có trang bị thích hợp.
Theo WHO

Wednesday, August 20, 2014

Mẹo hay giúp tỉnh táo dù ngủ ít

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ trải qua vài đêm ngủ 7 tiếng đồng hồ hoặc ít hơn cũng đủ khiến bộ não của chúng ta trở nên kém tỉnh táo và phản ứng chậm hơn đáng kể.
Tin liên quan:
Mất ngủ - Nguyên nhân và cách điều trị
Đau nửa đầu khổ lắm
Tuy nhiên, giáo sư tâm lý học Richard Wiseman thuộc Đại học Hertfordshire (Anh) đã hé lộ 2 bí quyết đơn giản, nhưng vô cùng hiệu quả giúp chúng ta tạm thời vẫn duy trì được sự tỉnh táo và tránh được một số tổn hại do ngủ ít gây ra. Đó là việc tuân thủ quy luật ngủ 90 phút và ngủ chợp mắt vào ban ngày.
Quy luật ngủ 90 phút

Trò chuyện với các nhà nghiên cứu về giấc ngủ, bạn sẽ sớm khám phá ra rằng, hầu hết họ đều sử dụng một mẹo ít biết để cảm thấy tỉnh táo vào ngày hôm sau. Bí quyết dựa vào kiến thức rằng, một chu kỳ giấc ngủ của chúng ta gồm 5 giai đoạn riêng rẽ, trong đó giai đoạn cuối cùng là ngủ động mắt nhanh (REM), gắn liền với các giấc mơ.
Mỗi chu kỳ ngủ này thường kéo dài gần 90 phút, tiếp sau là một khoảng thời gian dừng nghỉ ngắn, khi chúng ta tương đối tỉnh thức, trước khi một chu kỳ ngủ mới bắt đầu. Quá trình này thường lặp đi lặp lại trong tổng cộng 4 - 5 chu kỳ ngủ mỗi đêm. Nói một cách khác, nếu chúng ta ngủ hoàn toàn tự nhiên, không bị chuông đồng hồ báo thức hoặc các dạng nhiễu loạn giấc ngủ khác khuấy động, chúng ta thường sẽ tỉnh thức sau một khoảng thời gian là bội số của 90 phút.
Điều này đồng nghĩa, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn khi thức giấc vào cuối của một chu kỳ ngủ 90 phút. Bởi vì lúc đó, bạn sẽ gần trạng thái tỉnh thức bình thường nhất.
Để tối đa hóa cơ hội có được điều này, bạn cần lưu ý đến thời điểm muốn thức dậy, sau đó tính ngược theo từng khoảng 90 phút để tìm ra thời gian gần với thời điểm đi ngủ mong muốn của bạn. Chẳng hạn như, nếu bạn muốn thức giấc vào lúc 8 giờ sáng và đi ngủ vào lúc khoảng gần nửa đêm, cách tính ngược như sau: 8h sáng > 6h30 > 5h00 > 3h30 > 2h > 0h30 >23h đêm. Trong ví dụ này, bạn nên đi ngủ vào lúc khoảng 11 giờ hoặc 12h30 đêm để có thể cảm thấy đặc biệt tỉnh táo khi thức dậy vào 8h sáng hôm sau.
Ngủ chợp mắt ban ngày
Hàng trăm thí nghiệm và nghiên cứu đã chỉ ra vô số lợi ích của việc chợp mắt vào ban ngày. Theo các chuyên gia, việc để cái đầu của bạn nghỉ ngơi dù chỉ vài phút mỗi ngày cũng sẽ giúp bạn có trí nhớ tốt hơn, tỉnh táo hơn, nâng cao thời gian phản ứng, tăng năng suất lao động và góp phần duy trì tình trạng sức khỏe tốt cho bạn.
Điều quan trọng là phải biết thời điểm phù hợp nhất để chợp mắt ban ngày. Các nhịp sinh học tự nhiên trong cơ thể ảnh hưởng tới mức năng lượng của chúng ta trong ngày, nên thời điểm tốt nhất để chợp mắt là khi mức năng lượng sụt giảm. Thời điểm này phụ thuộc vào lúc bạn thức dậy vào buổi sáng.
Dưới đây là một bảng đơn giản giúp hướng dẫn cho bạn:
Thời gian thức dậy buổi sángThời gian hoàn hảo để chợp mắt
6h13h30
6h3013h45
7h14h00
7h3014h15
8h14h30
8h3014h45
9h15h

Đừng lo lắng nếu bạn không thể chìm vào giấc ngủ vào thời điểm chợp mắt lý tưởng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần nằm xuống với ý định sẽ chợp mắt cũng đủ khiến huyết áp của bạn giảm xuống một cách có lợi.
Nếu bạn muốn cực kỳ tỉnh táo ngay sau một giấc chợp mắt ngắn ngủi, hãy uống một tách cà phê hoặc đồ uống có caffein khác ngay trước khi ngủ. Caffein sẽ bắt đầu phát huy tác dụng khoảng 25 phút sau khi uống, đúng vào lúc bạn bắt đầu tỉnh thức.

Tuesday, August 19, 2014

Cách bổ sung DHA khi mang thai và cho bú.

Việc bổ sung DHA bằng viên uống là lựa chọn tối ưu cho bà mẹ mang thai, cho con bú.
Bài viết liên quan:
Sự cần thiết của vitamin nhóm B với cơ thể
10 thực phẩm giúp bạn thông minh hơn
Tầm quan trọng của Vitamin B2 với bà bầu
Với các quốc gia đang phát triển, điển hình như Việt Nam chúng ta, khẩu phần ăn của các bà mẹ trong giai đoạn mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ thường không cung cấp đủ DHA cho nhu cầu phát triển trí não của thai nhi và trẻ nhỏ.
Một số loại sữa có chứa DHA thường là với hàm lượng thấp cũng không cung cấp đủ DHA vì vậy việc bổ sung DHA bằng viên uống là lựa chọn tối ưu cho bà mẹ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ.
DHA là thành phần chính tham gia cấu tạo não, nó giữ vai trò cấu trúc quan trọng trong nhiều bộ phận của não như hệ thần kinh trung ương, vỏ não cũng như ở võng mạc mắt. DHA giúp truyền dẫn tín hiệu giữa các tế bào thần kinh tốt hơn và nó cũng là thành phần thiết yếu trong các tế bào tiếp nhận hình ảnh của võng mạc mắt. Cung cấp đầy đủ DHA giúp não xử lý thông tin tốt hơn, giúp trẻ thông minh hơn, học tốt hơn và tạo nền tảng cho thành công trong tương lai. Cung cấp đẩy đủ DHA còn giúp tăng thị lực phòng ngừa dị tật mắt.
Nghiên cứu cho thấy trẻ 12 tháng tuổi  được bổ sung đầy đủ DHA có thị lực tốt hơn nhìn rõ hơn so với trẻ cùng tuổi không được bổ sung DHA. Lợi ích khác nữa của DHA trong giai đoạn đầu đời của bé là giúp bé tăng khả năng miễn dịch, giảm dị ứng và ít mắc vấn đề rối loạn hành vi và cảm xúc. Nhờ vậy trẻ có khả năng ghi nhớ, học hỏi và vận động tốt hơn. Nghiên cứu trên nhóm trẻ từ 10-12 tuổi cho thấy trẻ em được cung cấp đầy đủ DHA từ sớm có chỉ số thông minh IQ cao hơn 8,3 điểm so với trẻ thiếu DHA.

Trẻ em, cần được bổ sung DHA ngay từ khi còn trong bụng mẹ và những năm đầu đời vì đây là giai đoạn não cần được cung cấp lượng DHA cao nhất.
Thiếu hụt DHA trong chế độ ăn là tình trạng phổ biến tại nhiều quốc gia đặc biệt tại các nước châu Á và các nước đang phát triển. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống thiếu các thực phẩm giàu DHA hoặc do chế độ dinh dưỡng kém. Thực phẩm giàu DHA như cá hồi, cá mòi… thường không được đưa vào thực đơn của bà mẹ mang thai, cho con bú hay trẻ nhỏ. Tình hình này cũng rất đúng với thực tế ở Việt Nam khi chúng ta không có thói quen cho trẻ ăn cá biển sớm và thường xuyên.
Cách bổ sung DHA khi mang thai và cho bú - 1Cách bổ sung DHA khi mang thai và cho bú - 2
Các mẹ nên bổ sung DHA từ khi mang thai và thời gian cho con bú
Vì vậy để trẻ phát triển tốt trí não và thị giác, các bà mẹ mang thai và cho con bú cần bổ sung DHA ngay từ khi mang thai và trong suốt thời gian cho bú.
http://tranglypharma.com/san-pham-danh-cho-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu/traly-omamum-hop-3-vi-x-10-vien

Một sản phẩm của Dược phẩm Trang Ly là Traly Omamum giúp chúng ta được cung cấp đầy đủ DHA theo nhu cầu của bà mẹ mang thai và cho con bú. Liều trung bình, mỗi ngày 2 viên. Nên sử dụng Traly Omamum trong suốt thời gian mang thai và cho con bú.
Traly Omamum là sản phẩm của công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm tại các nhà thuốc lớn hoặc theo số điện thoại nhà phân phối sản phẩm.
Hotline :043 773 8337
website:  http://tranglypharma.com/san-pham-danh-cho-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu/traly-omamum-hop-3-vi-x-10-vien

Sự cần thiết của vitamin nhóm B với cơ thể



     Vitamin nhóm B là nhóm vitamin có thể hòa tan trong nước đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể và cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Vitamin nhóm B bao gồm các loại Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B3, Vitamin B5, Vitamin B6, Vitamin B7, Vitamin B9, Vitamin B12.Nếu thiếu các chất này, cơ thể sẽ bị suy yếu, khiến phát sinh một số bệnh tật nguy hiểm.
Vitamin B1(Thiamine): giúp cơ thể chuyển hóa carbonhydrat khi ăn vào thành năng lượng, đồng thời làm cân bằng hệ thống thần kinh, tốt cho hoạt động của tim và gan. B1 có nhiều trong  thịt lợn, lòng đỏ trứng, măng tây, ngũ cốc tổng hợp, men bia. Thiếu hụt vitamin B1 gây bệnh tê phù tay chân (còn gọi là bệnh béribéri) nặng có thể dẫn đến teo cơ, bệnh xuất hiện khi cơ thể thiếu vitamin B1 nghiêm trọng, kéo dài trong khoảng 3 tháng.
Vitamin B2(Riboflavin): tham gia chuyển hóa bột, chất béo, chất đạm thông qua các loại men, giúp cơ thể tự cân bằng dinh dưỡng; tham gia phản ứng hô hấp chuyển hóa của tế bào. Nó cũng ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ ánh sáng của mắt, nhất là khả năng cảm thụ màu. Thiếu riboflavin sẽ dẫn đến sn rám da, chc mép, khô nt môi, viêm lưỡi và viêm ming. Có th có nhng triu chng v mt như nga và rát bng, s ánh sáng và ri lon phân b mch giác mc. Mt s triu chng này thc ra là biu hin ca thiếu các vitamin khác, như pyridoxin hoc acid nicotinic do các vitamin này không thc hin được đúng chc năng ca chúng khi thiếu riboflavin. Thiếu riboflavin có th xy ra cùng vi thiếu các vitamin B, ví d như bnh pellagra.
Vitamin B3 (Niacin hay vitamin PP): Niacin là dưỡng chất rất cần cho cơ thể để hình thành các loại enzyme quan trọng và chuyển hóa năng lượng từ nguồn thức ăn đầu vào. Do cơ thể không thể tích trữ loại vitamin này nên dễ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin PP, gây chán ăn, suy nhược cơ thể, dễ bị kích động, viêm lưỡi miệng, chân tay; nặng có thể gây bệnh pellagra, làm xạm đen hoặc tróc vảy da khi phơi ra ngoài nắng.
Vitamin B5 (acid Pantathoenic): Acid pantothenic là một phần của phân tử coenzyme A đóng một vai trò quan trọng trong quá trình giải phóng năng lượng từ thực phẩm (chất béo, chất bột, protein và rượu). Acid patothenic cũng có vai trò rất quan trọng trong chức năng của tuyến thượng thận và trong sự tạo thành các kháng thể; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và độ bền của da cũng như niêm mạc, quá trình phát triển chức năng của hệ thần kinh trung ương. Thiếu vitamin B5 gây mỏi mệt, nhức đầu, chóng mặt, yếu cơ và rối loạn ở dạ dày tá tràng.
Vitamin B6 (Pyridoxine): tham gia quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể và là hợp chất quan trọng cho việc tạo huyết sắc tố-chất tạo nên màu đỏ của tế bào hồng cầu). Sự thiếu hụt vitamin B6 có thể gây ra nhiều triệu chứng: mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu, rối loạn tâm thần, môi nứt nẻ, da khô, rụng tóc.
Vitamin B7 (Biotin): Biotin là dưỡng chất rất cần cho cơ thể để làm tan mỡ, có nhiều trong trứng, sữa, sản phẩm sữa, ngũ cốc, cá, rau củ quả. Cơ thể cần một lượng nhỏ biotin và thường do khuẩn trong ruột sản xuất ra nên không cần phải bổ sung thêm.
Vitamin B9 (acid Folic): tham gia vào quá trình tổng hợp AND và ARN, có nhiệm vụ tạo tế bào máu và giúp tế bào máu phát triển, giúp phụ nữ mang thai giảm thiểu bệnh khuyết tật ống thần kinh, để trẻ phát triển cột sống và não hoàn hảo. Thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
Vitamin B12 (Cyanocobalamin): Vitamin B12 cần thiết cho tất cả các mô có tốc độ sinh trưởng tế bào mạnh (mô tạo máu, ruột non, tử cung...). Vitamin B12 tạo DNA vật liệu di truyền trong tế bào, duy trì tình trạng khỏe mạnh của tế bào thần kinh và hồng cầu, giữ vai trò then chốt trong phát triển hồng cầu. Thiếu Vitamin B12 gây bệnh thiếu máu có hồng cầu khổng lồ, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân. Đôi khi có giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, kéo dài thời gian chảy máu và các dấu hiệu thần kinh khác như có cảm giác kiến bò, giảm xúc giác.
     Vì vitamin B không được tích trữ trong cơ thể nên mỗi ngày chúng ta đều phải hấp thu một lượng vitamin B nhất định, nếu không cơ thể sẽ bị thiếu vitamin nhóm này. Thường thì ít có hiện tượng thiếu đơn độc một vitamin trừ nguyên nhân thiếu do khuyết tật di truyền hoặc do tương tác thuốc, vì vậy việc bổ sung vitamin dưới dạng hỗn hợp có hiệu quả hơn dùng các chất đơn lẻ.
     Hiện nay Công ty TNHH Thương mại dược phẩm Trang Ly đã đưa ra sản phẩm TRALY6B  là sự kết hợp của sáu loại vitamin B; giúp bồi bổ sức khỏe, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường sức đề kháng, nâng cao miễn dịch cho cơ thể, nâng cao thể lực và trí lực. Thích hợp với người bị suy nhược cơ thể, thể chất yếu, chán ăn, mệt mỏi, gầy mòn, thiếu máu do thiếu vitamin B12, thời kỳ dưỡng bệnh, sau phẫu thuật hoặc trong giai đoạn hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật; người bị thiểu năng tuần hoàn não và các biểu hiện chức năng: chóng mặt, nhức đầu, giảm trí nhớ, rối loạn vận động.
http://tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/traly-6b-hop-30-vien

 Thành phần:
- Vitamin B1 (Thiamin mononitrate ): 4 mg
- Vitamin B2 ( Riboflavin ): 2 mg
- Vitamin B5 ( Calci pantothenat): 5 mg   
- Vitamin B6 ( Pyridoxin hydroclorid ): 2 mg
- Vitamin B9 (Acid Folic ): 100 mcg
- Vitamin B12 ( Cyanocobalamin ): 50 mcg

Saturday, August 16, 2014

Cách làm tăng sức để kháng cho cơ thể

Hàng ngày, chúng ta dù muốn hay không cũng phải tiếp xúc với rất nhiều loại vi trùng, virus. Đấy là điều không thể tránh né. Tuy nhiên nếu chúng ta có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và hoạt động bình thường, thì chúng sẽ không bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn có hại. Chỉ cần một vài thay đổi nhỏ trong cuộc sống thường ngày của bạn cũng sẽ làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể.


1. Thiết kế thực đơn hợp lý
Những thức ăn chúng ta cho vào bụng, hoặc là sẽ phát huy tác dụng, củng cố hệ đề kháng của cơ thể, hoặc sẽ cản trở hoạt động của nó. Vì vậy nên ta cần phải xây dựng một thực đơn hợp lý để phát huy tối đa khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh. Một thực đơn hợp lý cần phải giàu chất đạm, bởi cơ thể con người sẽ không thể tăng trưởng và mọi cơ nội tạng sẽ khó hoạt động nếu thiếu chất đạm. Nguồn cung cấp chất đạm chủ yếu là từ thịt. tuy nhiên cũng sẽ rất tốt nếu thay thế hoặc bổ sung đạm bằng các loại cá, đậu đỗ, những thực vật có họ củ. Trong thực đơn hàng ngày , cũng không thể thiếu các vitamin và khoáng chất có trong rau, củ, quả. Và cần hạn chế những món ăn có nhiều hàm lượng Hydrat- Cacbon ( bánh ngọt), cafein ( cà phê), và hạn chế chất béo có nguồn gốc động vật ( thịt mỡ, mỡ lợn...). Chúng làm gia tăng nồng độ Cholesteron và Triglicerit trong máu. Những hợp chất đó càng nhiều thì càng làm giảm khả năng đề kháng của bạn.
2. Ăn chậm nhai kĩ
Nếu ăn quá nhanh, thức ăn sẽ chưa kịp bị nghiền nhỏ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày, thức ăn sẽ không thể tiêu hóa tốt được. Hậu quả khiến cho nhiều thành phần dưỡng chất không được cơ thể hấp thụ. Làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Vậy nên, khi ăn uống chúng ta cố gắng ăn từ tốn, chậm rãi, điêu này giúp các thức ăn được nghiền nhỏ ra, sẽ tiêu hóa tốt hơn.
3. Suy nghĩ tích cực
Các nhà khoa học đã chứng minh, một người luôn lạc quan yêu đời, suy nghĩ tích cực sẽ có một cơ thể khỏe mạnh hơn người hay suy nghĩ tiêu cực. Suy nghĩ tích cực về cuộc sống sẽ giúp cơ thể tránh được nhiều loại bệnh tật và làm gia tăng tuổi thọ.
4. Dành thời gian cho gia đình, bạn bè
Công việc bận rộn, dường như ai cũng cảm thấy bị áp lực, mệt mỏi và stress. Tuy nhiên, mỗi khi được ở bên bạn bè hay gia đình, hầu như mọi suy nghĩ phiền muộn hay những áp lực công việc cũng sẽ tan biến, giúp bạn thoải mái hơn. làm cho đầu óc thư giãn cũng là một cách để tăng khả năng đề kháng và sức khỏe của bạn.
5. Dành thời gian để nghỉ ngơi
Tình trạng thiếu ngủ cũng gây giảm sức đề kháng của con người. Thiếu ngủ sẽ làm cơ thể sinh ra lượng đề kháng ít hơn, khi đấy chúng ta dễ lây nhiễm đủ thứ bệnh. Vậy nên mỗi ngày cần cố gắng ngủ từ 6-8 tiếng và thêm 30 phút ngủ trưa mỗi ngày để cơ thể được nghỉ ngơi, giúp sản sinh ra lượng đề kháng nhất định.
6. Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá
Rượu hủy diệt dự trữ Vitamin trong cơ thể, nguyên tố chủ yếu gây suy giảm chức năng của hệ đề kháng, vậy nên mỗi ngày không nên uống nhiều quá 1 ly rượu vang.
Thuốc lá là nguyên nhân gây ra 25 căn bệnh trong đó có những bệnh nguy hiểm như: ung thư, tai biến mạch máu não.... Khói thuốc chứa hơn 4000 chất hóa học và hơn 70 chất gây ung thư.
Để muốn có một cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng cao, tốt nhất là nên hạn chế rượu bia và không hút thuốc lá.
Những tin liên quan
Những thực phẩm nên dùng cho người mới ốm dậy
sự lựa chọn cho người bị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ, căn bệnh dễ mắc phải
Tăng sức đề kháng cho trẻ dưới 3 tuổi





Những Loại Thực Phẩm Nên Dùng Cho Người Mới Ốm Dậy

Khi bạn mới ốm dậy, cơ thể còn ốm yếu mệt mỏi, sức đề kháng còn yếu, việc tiêu hóa thức ăn cũng trở nên khó khăn hơn. Dưới đây là những loại thực phẩm giúp bạn tăng sức đề kháng, giúp cơ thể bổ sung được các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất.

1. Gừng
Gừng được biết đến như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên rất tốt cho sức khỏe mà không gây ra tác dụng phụ nào. Chất Tecpen và Oleoresin trong gừng có tính sát trùng, chống viêm, giúp máu lưu thông và ngăn ngừa táo bón.

Ngoài ra gừng còn chứa chất Gingerol giúp giảm buồn nôn, giúp người bệnh cảm thấy bớt mệt mỏi, tăng khả năng đề kháng.
2. Nấm 
Nấm là loại thực phẩm rất tốt cho người giảm cân. Ngoài ra các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bảo lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B, tăng sức đề kháng thông qua các hợp chất lentinan.
3. Củ cải đường
Củ cải được ví như là "nhân sâm trắng", trong củ cải chứa nhiều Vitamin nhóm B và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Đây là loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng. Nước ép củ cải đường được sử dụng như một liệu pháp phục hồi cơ thể trong thời gian nghỉ dưỡng hay sau phẫu thuật.
4. Thực phẩm chức năng
Bên cạnh việc sử dụng những loại thực phẩm có sẵn trong tự nhiên, người mới ốm dậy cũng nên sử dụng những loại sản phẩm dinh dưỡng có trên thị trường để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể mau chóng phục hồi, tăng sức đề kháng và không bị thiếu chất.như Traly 3B, Traly 6B, trà gừng, trà sữa gừng.... 

Các bài viết liên quan
Phòng và điều trị thiểu năng tuần hoàn máu não
Chọn lựa thực phẩm cho người bị gan nhiễm mỡ
Những điều cần biết về Vitamin nhóm B

Thursday, August 14, 2014

Phòng và điều trị thiểu năng tuần hoàn não ở người cao tuổi

Thiểu năng tuần hoàn não là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, làm giảm sút sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu không dự phòng và điều trị tích cực sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là tai biến mạch máu não.
Tin liên quan:
Bạch quả - Sản phẩm cho người cao tuổi
Traly Brain - Lựa chọn cho người cao tuổi
 Nguyên nhân:
Thiểu năng tuần hoàn não ở người già thường do hai nguyên nhân chính gây ra là vữa xơ động mạch và thoái hóa đốt sống cổ. Cả hai nguyên nhân trên đều dẫn đến hậu quả làm giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng não, giảm khả năng cung cấp ô-xy cho não… gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.
Triệu chứng:
-    Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai
-    Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
-    Giảm trí nhớ, hay quên, thần kinh căng thẳng
-    Mệt mỏi, sức khỏe giảm sút
-    Tê bì, nhức mỏi tay chân

Phòng và điều trị bệnh:
-    Chế độ ăn uống hợp lý như ăn nhiều rau, quả, cá (mỗi tuần nên ăn vài ba bữa cá), hạn chế ăn nhiều thịt, không nên ăn mỡ động vật.
-    Hạn chế đến mức tối đa uống rượu, bia, thuốc lá hoặc thuốc lào.
-    Tập thể dục đều đặn để ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân vì các bệnh này gián tiếp làm xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
-    Khi nghi ngờ bị thiểu năng tuần hoàn não (có đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…), cần đi khám bệnh ngay và rất nên khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
-    Điều trị bệnh: cần tuân theo những lời tư vấn của bác sĩ, nhất là chế độ ăn, tập luyện, dùng thuốc. Hiện nay có nhiều thảo dược đã được chứng minh là hiệu quả trong phòng và hỗ trợ điều trị thiểu năng tuần hoàn trong đó có cao Bạch quả. Cao Bạch quả (hay còn gọi là cao Ginkgo biloba) có tác dụng điều hòa mạch máu, giảm nhớt máu và ngưng kết hồng cầu, ức chế yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, ngăn chặn các gốc tự do và ổn định màng tế bào trong bệnh mạch máu não, sa sút trí tuệ, giúp bồi bổ trí nhớ. Cao bạch quả cũng được biết đến nhiều trong các bài thuốc đông y của Trung Quốc để chữa các bệnh về não. Dựa trên các nghiên cứu chứng minh tác dụng của Bạch quả, Công ty TNHH Thương mại dược phẩm Trang Ly đã đưa ra sản phẩm Gingko Biloba với thành phần chiết xuất từ bạch quả giúp cải thiện tuần hoàn não, hỗ trợ điều trị đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiền đình, giảm trí nhớ, di chứng do tai biến mạch máu não. Sản phẩm thích hợp cho người bị thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não với các biểu hiện: chóng mặt, nhức đầu, ù tai, hoa mắt, giảm trí nhớ.
Cách dùng: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày.


Thành phần: Gingkgo Biloba: 60mg
                Dầu đậu nành: 330mg
                Sáp ong: 10mg
Thông tin chi tiết sản phẩm xem tại: http://tranglypharma.com/an-than-tang-cuong-th-nao/gingko-biloba

Wednesday, August 13, 2014

Chọn lựa thực phẩm cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Hiện nay, số lượng người mắc bệnh gan nhiễm mỡ đang tăng dần ở Việt nam. Làm thế nào để phòng và hỗ trợ ngừa bệnh gan nhiễm mỡ? Theo các nhà nghiên cứu thì chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đến mức độ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ vì thế người bệnh nên cân nhắc lựa chọn thực phẩm phù hợp sau:
1. Nhộng tằm
- Tác dụng: giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chứ năng gan.
- Thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán thành bột để uống.
2. Nấm hương
- Tác dụng: giảm cholesterol trong máu và tế bào gan.
- Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn.
3. Hành tây
Tác dụng: + Giảm lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholester tốt cho cơ thể.
+ Giúp giãn mạch, có thể làm mềm các mạch máu, giảm độ nhớt máu, tăng lưu lượng máu mạnh vành, thúc đẩy huyết áp các chất khác bài tiết => lipid trong máu cũng theo đó mà được đào thải.
4. Gía đỗ
Tác dụng: giảm lượng cholesterol xấu đồng thời tăng đào thải chúng ra khỏi cơ thể.

5. Táo
Tác dụng: + Hạ thấp cholesterol máu => tăng cường hiệu lực hạ lượng mỡ trong máu.
+ Có nhiều chất xơ hòa tan với acid giúp hấp thu cholesterol dư thừa và chất béo trung tính.
6. Cá hồi
Tác dụng: cá hồi giàu Omega 3  acid béo không bão hòa => làm giảm triglyceride, tăng độ đàn hồi mạch máu.
7. Thịt gà bỏ da
Tác dụng: thịt ga bỏ da có nhiều acid béo không bão hòa => thích hợp cho điều trị chứng máu nhiễm mỡ.
8. Lá trà
Tác dụng:
+ Giảm trừ các chất bổ béo.
+ Tăng tính đàn hồi thành mạch, làm hạ cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.
9. Lá sen

- Tác dụng: giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan.
- Thường dùng pha nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen.
10. Ngô, rau cần
- Tác dụng: hạ cholesterol trong máu và tế bào gan
=> rất thích hợp cho bệnh nhân GNM.
11. Các loại rau trái tươi khác
- Cải xanh, cải cúc, rau muống… có công dụng giải nhiệt làm mát gan.
- Cà chua, cà rốt, măng bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột… thanh nhiệt, lợi tiểu.
- Các loại dầu thực vật như dầu đậu phộng, dầu mè, dầu đậu nành… chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu.
Tin liên quan:
Gan nhiễm mỡ - Căn bệnh dễ mắc phải
Tăng men gan
Thực phẩm giải độc gan

Tuesday, August 12, 2014

Những điều cần biết về vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B rất cần thiết đối với cơ thể. Đây là hợp chất hòa tan, không lưu lại trong cơ thể lâu nên cần phải bổ sung thường xuyên qua những thực phẩm dùng hàng ngày. Vitamin nhóm B bao gồm vitamin B1, vitamin B2, niacin, folate, vitamin B6, B12, biotin và pantothenie acid.
Vitamin B1 (thiamin)
B1 giúp cơ thể chuyển hóa carbonhydrates, rượu, mỡ khi ăn vào thành năng lượng, có nhiều trong rau xanh hoa quả, thịt động vật, sữa, trứng, thực phẩm dạng hạt... Đây là loại vitamin hòa tan nên rất dễ bị tổn thất khi chế biến quá kỹ, nhất là trong trường hợp bổ sung thêm bicarbonate soda vào nước sẽ làm trôi nhanh nguồn dưỡng chất này.
Khẩu phần vitamin B1 khuyến cáo nên dùng đối với người lớn là 0,4 mg/ 1.000kcal. Thiếu hụt vitamin B1 có thể làm cho cơ thể mắc phải bệnh tê phù, ngược lại nếu dùng dài kỳ ở liều 3g B1/ngày có thể để lại phản ứng phụ nguy hiểm.
Vitamin B2 (riboflavin)
Vitamin B2 thường có trong bơ sữa trứng
Giúp thực phẩm khi ăn vào biến thành năng lượng, ngoài ra nó còn có nhiệm vụ tạo ra một số enzyme quan trọng. Vitamin B2 có nhiều trong sữa, bơ, trứng, ngũ cốc, thịt, sản phẩm thịt.... và rất dễ bị khử bởi ánh sáng tự nhiên, vì vậy thực phẩm khi mua về nên dùng ngay, tránh phơi ra ánh nắng mặt trời, kể cả sữa.
Hàng ngày cơ thể cần khoảng 1,1mg Vitamin B2 (đối với phụ nữ) và 1,3mg (đối với nam). Nếu thiếu hụt vitamin B2 dễ mắc bệnh răng miệng. Vitamin B2 là loại hợp chất không hòa tan nên rất ít khi để lại phản ứng phụ gây ngộ độc
Vitamin B3 (niacin)
Niacin là dưỡng chất rất cần cho cơ thể để hình thành các loại enzyme quan trọng và chuyển hóa năng lượng từ nguồn thức ăn đầu vào. Vitamin B3 có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, sản phẩm thịt, bánh mì, ngũ cốc tăng cường, khoai, sữa, cá,... Liều dùng khuyến cáo 6,6 mg/1.000kcal cho mọi lứa tuổi, riêng phụ nữ cho con bú nên bổ sung thêm 2,3 mg/ngày.
Thiếu hụt vitamin B3 có thể gây bệnh pellagra, làm xạm đen hoặc tróc vảy da khi phơi ra ngoài nắng. Nếu dùng liều cao từ 3-6g/ngày có thể gây tổn thương gan, gây cháy nắng mặt và da.
Vitamin B6 (pyridoxine)
Vitamin B6 rất cần cho quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể và là hợp chất quan trọng cho việc tạo haemoglobin (huyết sắc tố, chất tạo nên màu đỏ của tế bào hồng cầu), máu cho cơ thể. Vitamin B6 có nhiều trong thực phẩm truyền thống như ngũ cốc, hoa quả, rau xanh dạng lá và gan động vật. Liều dùng khuyến cáo tùy thuộc vào lượng protein tiêu thụ của mỗi người, trung bình từ 15mg trên mỗi gam protein. Nếu lạm dụng, dùng trên 50 mg/ngày có thể gây ảnh hưởng đến chức năng hệ thần kinh. Tại Mỹ người ta khuyến cáo không được dùng quá 10mg/ngày, trừ khi có đơn của bác sĩ.
Folate (folic acid)
Folate có nhiệm vụ tạo tế bào máu và giúp tế bào máu phát triển, giúp phụ nữ mang thai giảm thiểu bệnh khuyết tật ống thần kinh, để trẻ phát triển cột sống và não hoàn hảo. Folate có nhiều trong các loại thực phẩm chúng ta dùng hàng ngày, kể cả trong rau xanh, khoai tây, ngũ cốc tăng cường, bánh mì, thực phẩm dạng hạt, đậu đỗ,... Folate rất dễ bị tổn thất khi nấu nướng trong nước. Liều dùng khuyến cáo 200µg/ngày đối với người lớn. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 60-100µg/ngày và có thể dùng folate cho đến tuần mang thai thứ 12, riêng những người đang có kế hoạch sinh con thì bổ sung khoảng 400µg/ngày để làm giảm khuyết tật ống thần kinh phôi cho trẻ em tương lai.
Thiếu hụt folate có thể gây thiếu máu, nhất là những người có khẩu phần ăn nghèo dưỡng chất, hoặc gây bệnh đường ruột. Sử dụng liều cao có thể ảnh hưởng việc hấp thụ kẽm của cơ thể. Gan là thực phẩm rất giàu folate nhưng phụ nữ mang thai không nên ăn vì gan có hàm lượng vitamin A cao, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
Vitamin B12
Thực phẩm chứa viamin B12
Vitamin B12 có nhiệm vụ tăng cường sức khỏe cho tế bào máu và tế bào thần kinh. Đây là dưỡng chất có trong sản phẩm động vật và trong men, như trong gan, trứng, sữa, thịt, cá, ngũ cốc. Liều khuyến cáo là 1,50µg/ ngày cho người lớn, riêng nhóm phụ nữ đang nuôi con cần thêm 0,5µg/ngày. Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây bệnh thiếu máu, ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ thần kinh. Nếu dùng đến ngưỡng 3mg/ngày ở người lớn cũng không gây độc cho cơ thể.
Biotin
Biotin là dưỡng chất rất cần cho cơ thể để làm tan mỡ, có nhiều trong trứng, sữa, sản phẩm sữa, ngũ cốc, cá, rau củ quả. Cơ thể cần một lượng nhỏ biotin và thường do khuẩn trong ruột sản xuất ra nên không cần phải bổ sung thêm.
Pantothenic acid
Đây là loại axít rất cần để giúp cơ thể sản xuất năng lượng từ thức ăn đầu vào. Có nhiều trong thực phẩm như thịt, ngũ cốc, đậu đỗ và rất ít khi phát hiện thấy cơ thể thiếu hụt nguồn dưỡng chất này.
"Chuối là thực phẩm có chứa carbohydrates, Vitamin B, và 3 loại đường tự nhiên cộng thêm chất xơ. Rất tốt để bồi bổ năng lượng."

Sản phẩm Traly 6B với thành phần chứa đầy đủ các loại vitamin B: Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B5, Vitamin B6, Vitamin B9 (Acid Folic ), Vitamin B12 giúp bổ sung đầy đủ nhất hàm lượng vitamin B cho người bệnh. Sản phẩm có khả năng tăng cường sức khỏe. Sản phẩm dành cho người bị suy nhược cơ thể.
Chi tiết thông tin sản phẩm vui lòng xem tại: http://tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/traly-6b-hop-30-vien