Friday, March 29, 2013

Phòng ngừa và điều trị chân tay miệng

Nguồn: http://mebebuma.blogspot.com/2013/03/phong-ngua-va-ieu-tri-chan-tay-mieng.html

 

1) Biện pháp điều trị bệnh chân tay miệng

Nguyên tắc:

Điều trị triệu chứng: Theo dõi sát, phát hiện sớm các triệu chứng của biến chứng để cho trẻ nhập viện.
Điều trị tại nhà: chỉ điều trị tại nhà những trẻ bị bệnh tay chân miệng độ I.
- Hạ sốt, giảm đau: dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng/ mỗi 4 – 6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38 độ trở lên.
- Vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng.
- Nghỉ ngơi.
- Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.
- Đặc biệt nên sử dụng kèm thêm thực phẩm chức năng Traly Zin có các thành phần như vitamin B1, B2, B6, vitamin PP, kẽm để hỗ trợ điều trị được tốt hơn, giúp trẻ nhanh chóng lành bệnh.
- Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm.
- Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 7 ngày đầu của bệnh.
Theo dõi các dấu hiệu nặng: khi có một trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 39 độ C, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.

 

2) Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệng

- Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Như vậy, những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường, ...
- Ngoài ra nên sử dụng các thực phẩm chức năng  Traly Zin dạng siro, hoặc dạng cốm hoà vào nước cho bé dễ uống, bổ sung dinh dưỡng cho bé, hoặc Lifepem; Farzincol ( chứa kẽm ); Rutin-C ( Chứa vitamin C );
- Bênh cạnh đó các mẹ có thể dùng 100 - 200g rau dấp cá (giã nát, chế nước sôi vào để ấm tắm cho bệnh nhân (không tắm lại bằng nước lã), xong dùng củ nghệ giã nát lấy nước cốt thoa lên các vết lở loét. 
Dùng rau dấp cá hoặc gel nha đam xay sinh tố cho trẻ uống. Dùng liên tục 5 - 7 ngày. Lưu ý, không dùng lá sầu đâu (sầu đông) lá 2 lần kép vì có độc nguy hiểm.
- Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Cần chú ý muỗng (thìa) dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn. Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 – 5 ngày) nên cho bé ăn trở lại bình thường, không kiêng khem.

 

3) Biện pháp phòng ngừa

- Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, sau khi mặc, thay tả, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh.
- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn.
- Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.
- Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ bằng các loại thực phẩm chức năng khác như Traly Zin, Sữa non 100% Pure Colostrum, Thymo Kid...vv...để giúp trẻ phát triển được toàn diện hơn, tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, hô hấp, chân tay miệng ở trẻ.

Monday, March 25, 2013

Cách xử lí khi bị thương nhẹ

 Khi bị thương nhẹ, hoặc gặp chút sự cố nho nhỏ không phải ai cũng có thể xử lí êm đẹp để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Trong cuộc sống, những tai nạn, những sự cố ngoài ý muốn luôn luôn có khả năng xảy ra quanh ta, chính vì thế phải nắm bắt được cách sơ cứu cơ bản đối với từng trường hợp để bảo vệ bản thân được tốt nhất ở mọi lúc mọi nơi.
 Sau đây là một số tổng hợp các vết thương, sự cố nhỏ mà con người hay gặp phải và cách xử lí kịp thời đối với các vết thương đó:

- Đứt tay:
 Các chị em phụ nữ thường xuyên bếp núc thì không tránh khỏi có những lúc vôi vã thái thái, xắt xắt, cắt, gọt mà bị đứt tay. Trong trường hợp đứt nhẹ thì dùng nước rửa sạch vết thương, giữ cho vết thương khô ráo, dùng miếng gạc hoặc urgo băng vết thương vào rồi mới tiếp tục nấu nướng. Tránh để vết thương hở miệng mà tiếp tục nội trợ vì như thế vết đứt tay sẽ lâu lành hơn.
 Nếu bị đứt tay nặng, hoặc bị cái gì đâm vào thì nên đưa vị trí vết thương lên cao hơn tim, dùng miếng vải sạch quấn vào ngăn không cho máu từ vết thương trào ra, rồi đưa người bị thương đi bệnh viện để cầm máu và tiêm vắc xin đề phòng uốn ván.

- Hóc xương:
 Khi bị hóc xương cá, xương gà nếu xương cá, xương gà nhỏ, người bị hóc có thể làm theo các kinh nghiệm dân gian như: nuốt cục cơm, uống nước nhiều, ăn giấm .. để xương trôi xuống dạ dày. Tuy nhiên nếu làm như thế 2-3 lần mà không được thì nên đi bệnh viện để lấy ra, đừng nên tự ý làm tiếp các phương pháp đó hoặc móc họng mà dễ làm cho người ta bị hóc sâu hơn.
 Mới đầu khi phát hiện bị hóc thì nên nghiên đầu ra sau, để cho cơ thể thấp hơn phần vai sau đó nhờ người vỗ vào lưng để có lực văng được vật bị hóc ra khỏi cổ họng.


- Bong gân: 
  Khi bị ngã bong gân, nếu không bị đau nhức thì chứng tỏ không bị gãy xương. Tuy nhiên, đối với trường hợp còn lại, bị đau nhức, đi khập khiễng thì chứng tỏ bệnh nhân đã bị gãy xương. Lúc đấy nên tìm thanh nẹp hoặc vật gì cứng để cố định vết thương, chỗ đau và kịp thời gọi xe cấp cứu. Tránh xoa xoa bóp bóp quanh vết thương để đỡ đau nhức vì động tác này có thể làm cho vết thương thêm nặng hơn. 



Wednesday, March 20, 2013

Bí quyết cho trẻ biếng ăn


  Sự phát triển của trẻ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các bậc làm cha làm mẹ. Vậy cho nên khi thấy trẻ ham chơi, có dấu hiệu biếng ăn, ăn ít đi, kén ăn thì các ông bố bà mẹ hết sức lo lắng, và lên mạng, cũng như hỏi những người xung quanh để tìm được bí quyết cho con ăn được ngon miệng hơn, ăn được nhiều hơn để phát triển một cách tốt nhất.

Bài viết này là những tổng hợp từ những kinh nghiệm có được và những hiểu biết qua sách vở, báo chí, báo mạng để cho con yêu ăn ngon miệng hơn, ăn nhiều hơn, không còn biếng ăn nữa và phát triển tốt nhất.

 Đầu tiên khi nhận thấy con có dấu hiệu biếng ăn, các bậc cha mẹ hãy bình tĩnh, đừng nên lo lắng quá, cũng đừng ép cháu ăn mà tạo thành tâm lí sợ hãi cho trẻ nhỏ. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện đo tốc độ phát triển, nếu cháu phát triển bình thường thì đừng lo lắng, cũng đừng so sánh cháu với những trẻ nhỏ khác, vì mỗi người có một thể trạng khác nhau, hãy để cho con trẻ ăn uống trong sự thích thú. Có thế cháu mới ăn ngon, tiêu hóa tốt, và mạnh khỏe được.

Sau đây là một số bí quyết  các bậc cha mẹ có thể làm để tạo sự hứng thú trong ăn uống của con trẻ:

+ Thiết kế món ăn đa dạng, thích hợp với sở thích của bé, bên cạnh việc chú ý vào cân đối dinh dưỡng hằng ngày, hàng tuần, hàng tháng thì cũng nên chú ý với việc phối hợp màu sắc bắt mắt trong một bữa ăn cho trẻ để gây được sự hứng thú trong ăn uống của các cháu. Nếu trẻ còn nhỏ, cho ăn bột hoặc cháo thì lúc cho trẻ ăn kết hợp với cho cháu chơi và cho ăn từ từ để cháu hứng thú. Tránh tối đa việc dọa nạt, ép buộc trẻ phải ăn cái này cái khác, điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ sau này.

+ Nên cho trẻ ăn các loại hoa quả trước khi ăn, ít nhất là 30 phút, điều đó tốt cho việc hấp thụ các loại vitamin trong hoa quả đối với hệ tiêu hóa của bé, đừng cho bé uống nhiều nước ngọt. Nếu khi còn bé uống nhiều nước ngọt và tạo thành thói quen thì sau này trẻ lớn lên cũng uống rất nhiều nước ngọt không tốt cho dạ dày, hệ tiêu hóa.



+ Nếu trẻ thích ăn cái gì thì cho bé ăn cái đó, bên cạnh đó khéo léo dỗ dành bổ sung cho bé ăn thêm các loại khác để bổ sung dưỡng chất đủ đầy. Hoặc cũng có thể tìm các loại thức ăn tương đồng về lượng dinh dưỡng, lượng vitamin và gợi ý bé ăn, kích thích sự háo hức thưởng thức món mới của trẻ.

+ Có thể kết hợp cho trẻ dùng thêm enzym tiêu hóa, tuy nhiên, phải lưu ý, nếu sau 10 ngày mà enzym không có tác dụng thì nên dừng lại ngay.

+ Bên cạnh đó, có thể kết hợp thêm dùng thực phẩm chức năng cho trẻ, xem trẻ thiếu gì thì tìm loại thực phẩm tương ứng bổ sung thêm. Nên cho trẻ dùng loại thực phẩm chức năng dạng lỏng, hoặc hòa thành nước cho trẻ dễ dùng. Các giờ thích hợp nhất để cho trẻ dùng là: 9h sáng, 15h chiều, hoặc sau bữa ăn tối 2 tiếng. Một số loại thực phẩm chức năng như Traly Zin có chứa nhiều vitamin: A, C, PP... và hàm lượng kẽm thích hợp dùng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ và chữa chứng biếng ăn hiệu quả.

Monday, March 18, 2013

Hiểu biết về bệnh chân tay miệng ở trẻ


Nhiều khi trẻ bị bệnh chân tay miệng ở giai đoạn đầu, dừng lại với các triệu chứng như: có nốt đỏ trên tay, chân, miệng, chán ăn. Thế là các ông bố bà mẹ nhầm lẫn trẻ bị sang một bệnh nào đó mà không cú ý điều trị kịp thời dẫn đến bé bị biến chứng.

Vậy cho nên bé xuất hiện những triệu chứng nho nhỏ bố mẹ cũng phải để ý và chăm sóc bé kịp thời. Bài viết này sẽ liệt kê ra các triệu chứng của bệnh chân tay miệng mà các ông bố bà mẹ hay nhầm tưởng là bệnh vặt ở trẻ nhỏ, nhằm đưa ra một vài lời khuyên hữu ích cho các bậc cha mẹ chăm sóc con trẻ.
        
      Khi bé xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, biếng ăn hoặc bé sốt cao, co giật thì bố mẹ nên đưa bé đi khám ngay để kịp thời chữa trị, chứ đừng lầm tưởng là bé bị cảm cúm hay sốt bình thường.

Ban đầu bé mới bị chân tay miệng thì dấu hiệu là có nốt đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân, các ông bố bà mẹ lầm tưởng là bé bị rôm sảy nên nhiều khi tự chữa trị theo kinh nghiệm dân gian. Lời khuyên được đưa ra là, khi thấy những triệu chứng như thế nếu mình không biết là bé mắc bệnh gì thì nên đưa bé đến khoa nhi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh của bé.

Khi trẻ bị chân tay miệng thì miệng thường lở ra nên rất đau, dẫn đến biếng ăn. Đừng ép cháu ăn nhiều, kiểm tra miệng của bé kĩ càng hoặc đưa đến bác sĩ chẩn đoán

Bệnh chân tay miệng cũng có triệu chứng là bé sẽ bị mọc nốt, có bọng nước nên các ông bố bà mẹ đừng nghĩ rằng trẻ đang bị thủy đậu, viêm nhiễm. Nên đưa bé đi khám và điều trị theo hướng dẫn



Bên cạnh đó khi bé bị chân tay miệng thì cho bé ở nhà điều trị, tránh đưa bé đến trường kẻo lây bệnh cho trẻ khác và phải luôn cho bé sạch sẽ, ăn chín uống sôi, tuyệt đối không được chọc vỡ bọng nước trên tay, chân bé bởi như thế sẽ dẫn đến viêm nhiễm làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.




Các mẹ chú ý khi nuôi bé


Nguồn: lamchame
Theo Thu Hà
( Kiến Thức )

Câu chuyện về đứa con còi của một bà mẹ tuyệt vọng làm mình ít nhiều thay đổi cách suy nghĩ. "Có đứa con gái gầy trơ xương, ăn vào 'nhỏ giọt', ói như máy bơm, tôi tuyệt vọng đến mức lên một diễn đàn, làm một cái topic: 'Tôi nuôi con sai rồi. Cứu mẹ con tôi với!'".

Trước tiên, hãy học cách tôn trọng bao tử của con. Đây là câu chuyện thật của tôi, khi "chiến đấu" với một đứa con, mà dân gian nói đơn giản là "còi". Tôi không "phù phép" để thay đổi thể trạng của con mà tôi đã thay đổi chính cách nuôi con của mình. Nhiều mẹ vào topic "kêu cứu" của tôi để an ủi. Có mẹ còn cho số điện thoại riêng và nhắn: "Tớ phải nói chuyện với cậu mới được vì không đủ thời gian để gõ trên mạng". Hai bà mẹ chưa từng quen, không biết mặt, vừa ôm điện thoại vừa khóc.

Rồi các bà mẹ trên mạng chỉ cho tôi một bác sĩ. Ông là bác sĩ nhi duy nhất ân cần cầm tay con tôi, hỏi han bé, cười nựng với bé, khen ngợi bé và kiên nhẫn ngồi nghe tôi kể lể cả mấy chục phút. Ông in các tài liệu cho tôi về xem. Ông cho tôi xem hình con ông ngày nhỏ, cũng gầy gần như con tôi. Bác sĩ nói:

- Con chị hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu trong phòng này có người bệnh, chắc đó là tôi hoặc là chị. Nuôi con, chị hãy nhìn con mình, không nhìn con hàng xóm. Chị phải tôn trọng thể tích dạ dày của bé. Chị chỉ được quyết định cho bé ăn gì và khi nào, còn bé sẽ quyết định ăn bao nhiêu. Nuôi con phải dân chủ! Chị hãy nhìn biểu đồ tăng trưởng của con chị, đường biểu đồ đang đi lên, vậy là tăng trưởng tốt. Không cân bé hàng tháng nữa, chỉ cân 3 tháng một lần".

Tôi vẫn bồn chồn hỏi:
- Nhưng cân nặng của bé nằm sát đáy kênh A rồi, sắp suy dinh dưỡng rồi?
Bác sĩ giải thích cho tôi:
- Chị đừng hiểu theo cách đó. Con chị ở đây, nghĩa là bé nằm trong số 5% trẻ em trên thế giới có cân nặng thế này. Cả thế giới đang đau đầu phòng chống bệnh béo phì, lẽ ra chị phải thấy mình may mắn. Chị quá stress tức là con chị bị sống trong bầu không khí “ô nhiễm”.

Vài tháng sau, có một biến cố lớn xảy ra. Bạn thân của tôi, một người xinh đẹp, giỏi giang và thành đạt đã tự tử. Tôi choáng váng tới mức buộc phải đi học các khóa học tâm lý, bình ổn tâm hồn. Tôi nhận ra rằng sức ép tinh thần có thể giết chết người ta như thế nào, sự khỏe mạnh về tinh thần nhiều khi còn quan trọng hơn chỉ số chiều cao, cân nặng.

Tôi bắt đầu kiên nhẫn và bình tĩnh với việc cho bé ăn. Bé ăn không hết thì tôi dẹp. Bé ốm thì đi khám. Tôi không tự kết tội mình nữa. Tôi cho bé học hai năm lớp lá, 7 tuổi mới vào lớp một. Tôi chỉ nhìn vào bé và không so sánh với các bé khác.

Tôi đã gặp những mẹ cho con đi ăn rong, những mẹ sẵn sàng múa may làm chó, làm mèo hòng cho con nuốt một miếng cháo... Tôi đã gặp một mẹ dùng súng bắn nước bắn sữa vào miệng con, một mẹ bóp mũi con để con nuốt, mỗi miếng cơm là một roi... Tôi hiểu nỗi lòng của các bạn. Tôi cũng đã ép con ăn làm con tới tận bây giờ vẫn chưa tìm ra niềm hạnh phúc trong ăn uống. Tôi đã la mắng khi con ói làm cho bé sợ ói, giờ có khi ói ra tới miệng lại gắng nuốt ngược vào. Tôi cố sửa cho bé tật ngủ mút tay thành ra làm bé ngủ chập chờn, không tròn giấc. Có những việc làm mà hậu quả của nó tôi không lường hết được.


Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên nói: "Đừng ép trẻ ăn bằng roi, bằng la mắng, khi đó là bé đang ăn cháo cùng cortisol, một loại 'hooc môn stress' làm trẻ kém tăng trưởng, vôi hóa khớp, trầm cảm, hung dữ, bạo lực...". Ép con ăn (giả sử là ép thành công) thì con của bạn có thể tăng nhanh lên 1 kg, 2 kg nhưng làm sao có thể đong đếm những tổn thương tinh thần bên trong bé được. Tôi rất giận khi Bộ Y tế "lạnh lùng" chỉ đưa ra chuẩn cân nặng và chiều cao, làm các bà mẹ trẻ bấn loạn. Các bà mẹ, hãy nhớ rằng sức khỏe phải là trạng thái thoải mái cả về thể chất và tinh thần, như định nghĩa của WHO.

Hãy tôn trọng con và thư giãn! Tôi nhìn xung quanh ngay cơ quan, người ngồi bên trái nặng hơn tôi 12 kg, bạn ngồi bên phải nhẹ hơn tôi 10 kg. Cả ba chúng tôi đều làm việc tốt, đều sống bình thường, cớ sao con tôi chỉ kém bạn bè có 2 kg mà phải "xoắn" chứ!



Cao to vượt trội, thông minh vượt trội, hẳn là rất có ưu thế nhưng giữ được cuộc sống vui vẻ và thoát khỏi những xiềng xích mình tự trói buộc mới thật là hạnh phúc. Hãy tuân thủ sự đa dạng của cuộc sống, nếu mai này con bạn không đủ cao để làm người mẫu hay tiếp viên hàng không, con hoàn toàn có thể trở thành một nhà quản lý, một nhà thiết kế, thậm chí là một nhà khoa học tài năng

Nhiều người bị mù vì không biết bệnh thiên đầu thống


Thông tin được tiến sĩ Đào Thị Lâm Hường, Trưởng khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết trong buổi mitting hưởng ứng ngày Glôcôm thế giới 11/3.

Glôcôm (dân gian quen gọi là thiên đầu thống) là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh có các biểu hiện như: đau nhức mắt, đau lan lên đầu cùng bên, có thể gây buồn nôn hoặc nôn, nhìn mờ, quầng xanh đỏ... Tuy nhiên có trường hợp mắc bệnh nhưng không có biểu hiện, do vậy bệnh nhân đi khám khi đã quá muộn. Bệnh làm lõm, teo đầu dây thần kinh thị giác khiến người bệnh đau nhức và mất thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị.

Kết quả điều tra của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2007 trên 16 tỉnh, thành với người trên 50 tuổi cho thấy, tỷ lệ mù lòa chung chiếm hơn 3%. Trong đó khoảng 25.000 người mù do bệnh glôcôm, chiếm tỷ lệ gần 7%.

Tuy nhiên, rất nhiều người lại không hề biết đến căn bệnh này. Các điều tra nghiên cứu tại cộng đồng năm 2008 - 2009 cho thấy có tới 96% người dân được hỏi cho biết: không nghe, không biết hoặc rất lơ mơ về bệnh glôcôm. Ngay cả những người đã mắc cũng có đến hơn một nửa không hiểu biết gì hoặc biết lơ mơ về bệnh của mình.

"Nhiều người biết bệnh của mình nhưng không tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị, kết quả bệnh càng nặng hơn. Theo dõi các bệnh nhân glôcôm góc mở tại khoa cũng cho thấy có tới 43% trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn", tiến sĩ Hường nói.

Các chuyên gia dự đoán, số lượng bệnh nhân glôcôm sẽ tăng lên đáng kể vào những năm tới, thế giới sẽ có khoảng 80 triệu người bệnh vào năm 2020. Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân cũng tăng dần theo từng năm: từ hơn 5% trong năm 2004 và tăng gần gấp đôi trong năm 2008.

"Không chỉ bệnh nhân thiếu hiểu biết mà nhiều bác sĩ cũng chưa có kiến thứ đầy đủ về bệnh, dẫn đến những chỉ định điều trị sai lầm. Chẳng hạn, có trường hợp nên điều trị thuốc, không nên phẫu thuật thì lại chỉ định phẫu thuật hoặc có trường hợp cần phẫu thuật sớm thì giữ lại điều trị thuốc tại cơ sở mà không chuyển bệnh nhân lên tuyến trên...", Phó giáo sư Đỗ Như Hơn, Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết.

Ngoài ra, cũng theo phó giáo sư Hơn, vấn đề khám chữa bệnh thiên đầu thống còn nhiều hạn chế. Nhiều cơ sở chuyên khoa mắt tuyến tỉnh hầu như chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện cơ bản để chẩn đoán và theo dõi bệnh, không có đủ các loại thuốc glôcôm.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, hiện nay rất nhiều người tự ý, lạm dụng thuốc nhỏ mắt trong cộng đồng mà không lường trước hết được những hiểm họa của nó. Theo nghiên cứu của khoa Glôcôm trong năm 2009, trong số các bệnh nhân bị glôcôm góc mở thì khoảng 32% có có tiền sử tra corticoid tại mắt kéo dài.

Vì thế, theo bác sĩ, người dân cần có thói quen đi khám mắt định kỳ, đặc biệt những người thuộc nhóm nguy cơ cao (trên 35 tuổi, bị đái tháo đường, cao huyết áp...). Ngay cả khi đã biết mắc bệnh cũng phải đi khám định kỳ và tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc.


Biết và chưa biết về bệnh chân tay miệng


Bệnh chân tay miệng là một bệnh cấp tính được lây từ người sang người, dễ lây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Hai tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie VR A16 và Entero VR 71.

Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Hầu hết các ca bệnh đều tự khỏi, chỉ có tỷ lệ nhỏ các trường hợp biến chứng nặng và thường do EV71 gây ra.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
Giai đoạn khởi phát bệnh từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Tiếp đến là giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như loét miệng. Trong miệng trẻ xuất hiện vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt. Trẻ cũng nổi ban phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. Ngoài ra, trẻ có thể sốt nhẹ, nôn... Đặc biệt với những trẻ  sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng nguy hiểm như biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa: nước bọt, phỏng nước, phân của trẻ bị nhiễm bệnh, dịch tiết mũi họng… tiếp xúc đồ chơi, sàn nhà, bàn ghế … bị nhiễm virus.
Để phòng bệnh chân tay miệng cho trẻ cần thực hiện 3 sạch: ăn sạch, ở sạch, bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. Rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh vật dụng ăn uống, đồ chơi và dụng cụ tiếp xúc hằng ngày sạch sẽ…Đặc biệt không để trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Khi trẻ có dấu hiệu sốt, có nốt phỏng ở bàn chân, bàn tay, niêm mạc cần cho trẻ nghỉ học và đến khám ở cơ sở y tế gần nhất.
Khi chăm sóc trẻ tại nhà, nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao kéo dài, li bì, bỏ ăn, uống hoặc tình trạng của trẻ xấu đi cần đưa trẻ tới ngay trẻ bệnh viện.
Hiện nay, bệnh chưa có vacxin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp nhằm mục đích giải quyết triệu chứng và những biến chứng của bệnh: hạ sốt, bù nước điện giải, vệ sinh vòm miệng, dùng thêm vitamin C, kẽm… cho trẻ khi bị sốt và loét miệng.
Traly Zin là sự kết hợp của Kẽm hàm lượng cao, các vitamin nhóm B(B1, B2, B6, PP) và acid folic với hàm lượng phù hợp. Không chỉ được sử dụng cho bé biếng ăn, suy dinh dưỡng, Traly Zin có tác dụng giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh chân tay miệng ở trẻ.
Hãy để Traly Zin cùng bạn “Bảo vệ con yêu khôn lớn”
Sản phẩm được phân phối tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.