Thursday, June 13, 2013

Kiến thức về hàm lượng kẽm trong thực phẩm

 Khoáng chất kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nó giúp trẻ hấp thu, tiêu hóa tốt. Nếu thiếu kẽm trẻ sẽ có hiện tượng biếng ăn, còi xương, chậm lớn.
Sau đây là một số kiến thức về lượng kẽm phù hợp với độ tuổi và hàm lượng kẽm trong thực phẩm để bổ sung kẽm đúng cách cho trẻ:


1. Lượng kẽm phù hợp theo độ tuổi :

- Giai đoạn 1-3 tuổi:  3-5 mg kẽm/ngày.

- Giai đoạn 4-8 tuổi:  5-10 mg kẽm/ngày.

2. Thực phẩm giàu kẽm:

Kẽm được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn. Dưới đây là một số nguồn thức ăn giàu kẽm:


 
- ¼ bát súp cà chua thịt lợn và đậu đỗ: 3.3mg kẽm.

- 30g thịt bò hầm: 3mg kẽm.

- 30g thịt lợn nướng: 2.6mg kẽm.

- ½ cốc sữa chua hoa quả: 0.8mg kẽm;
- ½ cốc sữa: 0.4mg kẽm.

- ¼ cốc phômai: 0.8mg kẽm.

- ¼ bát bí ngô nấu chín: 0.8mg kẽm.

- 30g đùi gà: 0.6mg kẽm;
- ¼ bát ức gà rút xương: 0.4mg kẽm.

- 30g đậu phụ: 0.5mg kẽm.

- 1 thìa bột mì: 0.3mg kẽm. 
Hàm lượng kẽm trong thức ăn, thực phẩm thường đa dạng và khác nhau, bạn có thể cho bé ăn các món có chứa hàm lượng kẽm tùy thuộc độ tuổi và nhu cầu riêng sao cho phù hợp.
Bên cạnh đó, cũng có thể bổ sung kẽm cho bé qua các thực phẩm chức năng bằng cách trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống cho bé.

Có thể bạn quan tâm:


Wednesday, June 12, 2013

Cho con ăn theo kiểu mỹ


 Những bà mẹ Mỹ mà tôi biết đều là có con đầu nhưng cách họ cho con ăn gần như giống hệt nhau, không ai bảo ai. Có lẽ một phần vì học đọc sách và web về cách cho con ăn và các sách ở Mỹ thì viết giống nhau cùng kiểu Mỹ đó. Một phần là vì có vấn đề gì thì họ đều hỏi ý kiến bác sỹ, mà các bác sỹ thì cũng trả lời giống nhau vì cùng tham khảo tài liệu như nhau.


 

Nói là quan sát người Mỹ cho con ăn thì không đúng vì thực ra họ không cho con ăn, mà là con tự ăn.
 

Karen là một bà mẹ Mỹ mà tôi khá thân và hay gặp. Dưới đây tôi viết lại lần mình quan sát Karen cho bé Sophie (14 tháng tuổi) ăn.
Karen trải khăn nylon dưới đất rồi đặt bé Sophie vào ghế ngồi ăn của em bé. Karen đã dọn ra trên bàn 1 lát pizza, 1 lát bánh mỳ, một ít pasta trộn kem nấm, món rau thập cẩm xào, một ít scrambled egg, một ít gà tẩm bột.

 

Karen đeo khăn nylon vào cổ áo Sophie để ăn khỏi vấy bẩn. Karen đặt một bát nhựa và một thìa nhựa trước mặt Sophie. Đầu tiên Karen cắt một miếng pizza nhỏ hình tam giác đặt vào bát cho Sophie. Đây là lần đầu tiên Sophie ăn pizza! Bé cầm miếng pizza bằng hai tay, cho vào mồm, thấy cứng quá, bỏ xuống bát, rồi lại cầm lên gặm mềm ra, gặm được một nửa miếng pizza thì ra chừng chán không muốn ăn món này, cầm đưa cho Karen. Karen bảo tôi “Đây là lần đầu tiên Sophie ăn pizza nên đưa cho ăn đầu tiên, vì lúc đó còn đói và đang háo hức ăn. Lần đầu ăn mà gặm được như thế này là tốt rồi. Lần sau chắc chắn sẽ tiến bộ hơn.”
 

Karen lại đưa vào bát Sophie một ít scrambled eggs. Đây là món quen thuộc nên Sophie cầm tay bốc vào miệng ăn, lúc thích thì lại cầm thìa xúc, có miếng vào miệng, có miếng rơi lả tả bên ngoài. Cứ thế Karen dần dần đưa các món còn lại cho Sophie ăn mỗi khi Sophie ăn hết hoặc tỏ ra chán không muốn ăn món đó nữa.
Tôi để ý với mỗi món Karen chỉ đưa một ít vào bát đủ để Sophie ăn chứ không xúc thật nhiều. Karen nói “Sophie nhìn thấy bát vừa vừa như vậy sẽ thích ăn hơn, và nếu ăn hết thì sẽ cười tươi vì cảm thấy “thành công”.”

Pasta trộn kem nấm có lẽ là món Sophie thích ăn nhất vì Sophie một tay cầm thìa, một tay cầm dĩa, lúc xúc, lúc xiên, lúc bốc tay, ăn gần hết bát pasta.

Đến món rau thập cẩm xào thì thật buồn cười, Sophie chỉ bốc các viên cà rốt ăn, bỏ nguyên lại các hạt đậu Hà Lan. Có vẻ như Sophie biết chắc chắn mình muốn ăn cái gì và phân biệt được rất tốt dựa trên màu sắc của món ăn.

Món gà tẩm bột Sophie đưa lên miệng gặm gặm rồi đặt trở lại bát, ngồi thừ ra. Karen hỏi “Con không muốn ăn à?” “Không sao”.

 

Trong lúc Sophie xử lý chỗ thức ăn thì Karen cũng đang ăn, cô chỉ thỉnh thoảng đảo mắt qua xem Sophie thái độ thế nào. Karen nói buổi tối khi có chồng cô ở nhà thì cả ba sẽ cùng ngồi ăn và Sophie rất thích được là một thành viên trong bữa ăn gia đình nên rất vui vẻ và cười nhiều lắm. Ở Mỹ, trẻ em là một phần trong bữa cơm gia đình chứ không phải là trung tâm của bữa ăn. Bố mẹ vẫn nói chuyện với nhau, chứ không phải cả hai chăm vào việc cho con ăn.
Karen nói cô phải cố gắng chọn nấu món để Sophie cũng có thể ăn được, và nấu nhiều món trong một bữa ăn để trong đó sẽ có món Sophie thích.

Chìa khóa cho việc Sophie 14 tháng tuổi ngồi ăn chung bữa ăn với bố mẹ là vì ở Mỹ trẻ em từ 8 tháng tuổi đã tập ăn bốc thức ăn và từ bỏ dần việc ăn bột/cháo.

Karen nói một ngày Sophie ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Nếu một bữa ăn ít (vì không thích ăn, mệt, chán, không có món ưa thích), thì đến bữa sau Sophie đói nên ăn rất mạnh. Trong một bữa, Karen giới hạn thời gian ăn la 30 phút, sau 30 phút, kể cả Sophie chưa ăn được nhiều, mà không chịu ăn những món đã nấu, thì Karen cũng không đứng dậy đi nấu món khác, vì Sophie cần quen với việc ăn những món có trên bàn, chứ không đòi hỏi.

Karen là người đầu tiên nói với tôi về “ranh giới trách nhiệm”. Bố mẹ chịu trách nhiệm về việc Cho ăn gì, Ăn ở đâu, Khi nào; Còn bé thì chịu trách nhiệm về việc Ăn như thế nào, Ăn bao nhiêu, thậm chí là Có ăn hay không.

 

Karen bảo mỗi lần cô vi phạm cái ranh giới trách nhiệm này, ví dụ như pha trò cho con ăn, xúc hộ con, làm các việc chiều theo ý con để con ăn thì Sophie lập tức “nhiễm” các thói quen xấu này ngay, trở nên đòi hỏi hơn, ăn uống càng khó khăn hơn, và bữa cơm gia đình trở nên nặng nề. Đứa trẻ dường như hiểu rất nhanh rằng việc nó ăn là rất quan trọng đối với bố mẹ, là “việc” của bố mẹ nên thay vì tập trung vào việc ăn để giải quyết cơn đói cho bản thân thì nó tập trung vào việc mè nheo, đòi hỏi.
Sophie 14 tháng chỉ nặng có 19 pounds. Sophie có đôi bàn chân rất nhỏ. Karen nói cô hỏi bác sỹ thì bác sỹ nói Karen cũng nhỏ người (cao 1m50) nên có thể Sophie cũng tạng người như mẹ. Sophie tuy nhỏ người nhưng rất khỏe mạnh, tươi cười, vận động nhiều. Chính vì vậy nên Karen lúc nào cũng bình tĩnh. Trong khi một vài đứa trẻ khác bằng tuổi Sophie biết đi bước đầu tiên lúc 9 tháng tuổi thì Sophie vẫn chưa biết đi. Karen bảo, khoảng thời gian để một đứa trẻ biết đi có thể tới lúc 18 tháng tuổi, nên bây giờ Sophie mới 14 tháng tuổi, không việc gì phải lo.

Lần ngồi xem Karen cho con ăn tôi thấy thật bình yên, khác hẳn lần tôi xem Maggie, một bà mẹ Trung Quốc nhưng sống ở Mỹ, cho con ăn, như một tấu hài.

Jerry đã 18 tháng tuổi, lớn hơn Sophie, miệng đã mọc nhiều răng hơn, răng hàm đã mọc đủ cả. Jerry ngủ trưa dậy, Maggie và chồng đã ăn trước rồi. Maggie đặt Jerry vào ghế ngồi cho em bé, quàng khăn ny lông, rồi đổ trên bàn ăn của Jerry một đống ngô, đậu Hà Lan và xúc xích cắt nhỏ. Jerry có vẻ uể oải không muốn ăn. Ngồi nhìn Jerry một lúc ăn chậm chạp, Maggie bắt đầu sốt ruột, lấy thìa xúc hộ Jerry, mỗi thìa thật đầy. Jerry nhai trệu trạo. Có lúc quay đầu sang một bên để tránh ăn. Maggie bảo “Miếng cuối cùng nào!” rồi đút một thìa vào miệng Jerry. Một lúc sau lại “Miếng cuối cùng nào!” rồi đút một thìa nữa. Có lúc chồng của Maggie phải ra hỗ trợ, “Ôi miếng xúc xích này ngon quá nhỉ, bố ăn này, Jerry không được ăn này.” nhưng Jerry vẫn chẳng tỏ ra khoái ăn hơn tí nào. Có lúc Maggie phải quay ghế của Jerry ra phía cửa sổ để Jerry khỏi nhìn thấy tôi, để khỏi bị “phân tán”, mà Jerry cũng vẫn không nhai nhanh hơn. Phải nói thêm rằng Jerry không hề gầy tí nào, nhưng với tình cảnh mỗi bữa ăn như tra tấn thế này, thì không ai thấy vui vẻ gì cả. Mà từ bé đã bị “luyện” cho chán ăn thế này thì sức khỏe về lâu dài lại là một câu hỏi.

Tôi thấy cách cho con ăn kiểu Mỹ như của Karen, ngoài việc dạy đứa trẻ tự lập từ bé, thì nó còn đáng học tập ở chỗ:

- Tôn trọng đứa trẻ: Quan sát thái độ và điều chỉnh phù hợp thái độ của đứa trẻ

- Cách giao tiếp: Thay vì áp đặt “Con ơi ăn đi ngon lắm” thì hỏi han con xem con có thích ăn không, con không biết nói nhưng con lại giao tiếp trả lại bằng các biểu hiện trên mặt, tay chân…

- Sự trung thực: Thay vì lừa dối, giả vờ con về “miếng cuối cùng”, “bố ăn, con không được ăn” dù cho sự lừa dối này nhân danh yêu thương.

Monday, June 10, 2013

Cơ thể cần bổ sung kẽm khi nào?


Theo thống kê của Viện dinh dưỡng thì nước ta có 30-40% trẻ em và phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ thiếu kẽm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do chế độ ăn có nhiều chất bột, ít chất đạm, chế biến thực phẩm sai cách, bệnh tật, hệ tiêu hóa kẽm....vv...



Việc chẩn đoán thiếu kẽm cần dựa vào lâm sàng, kết hợp với việc làm xét nghiệm kẽm trong máu, nước tiểu, tóc và enzym phophatase kiềm. Kẽm trong máu bình thường ở mức 100 microgam/100ml, được coi là thiếu khi ở mức bằng hay thấp hơn 70 microgam/100ml.

Biện pháp phòng ngừa thiếu kẽm:

+ Chọn thức ăn giàu kẽm như hàu, gan, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại rau, củ, trái cây... nhưng cần ăn cân đối thức ăn thực vật và động vật.
Cũng có thể chọn dùng các thực phẩm có bổ sung kẽm, một số chế phẩm chứa vitamin muối khoáng có hàm lượng kẽm khá đầy đủ.

+ Khắc phục thiếu kẽm, nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, người có thai và cho con bú (tất nhiên cần xác định mức độ thiếu kẽm phù hợp trước khi bổ sung).
Bổ sung các thuốc có chứa kẽm (gluconat kẽm hay sulfat kẽm).

Lưu ý khi dùng các thực phẩm bổ sung kẽm:

+ Uống sau ăn 30 phút. Thời gian bổ sung là 2-3 tháng. Chữa các bệnh gây thiếu kẽm trước khi bổ sung (ví dụ bệnh rối loạn đường tiêu hóa). Khi dùng kẽm nên dùng thêm vitamin A, B6,C và phospho vì các chất này làm tăng sự hấp thu kẽm. Nếu dùng cả sắt và kẽm thì dùng cách xa nhau, dùng kẽm trước, vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.

+ Tránh bổ sung thừa vì dùng nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Không được dùng mỗi ngày quá 150mg.

+ Đối với trẻ em, trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung kẽm hỗ trợ điều trị biếng ăn, chậm lớn như Traly Zin, thymokid,...nên dùng cân đối kết hợp với thay đổi thực đơn cho trẻ, không nên quá phụ thuộc vào sản phẩm.



Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
Phát triển chiều cao, cân nặng cho trẻ
Trẻ biếng ăn, chậm lớn phải làm sao?





Yếu sinh lí, mãn dục nam - Nguyên nhân và giải pháp

 Hiện tượng:

Mãn dục nam là hiện tượng nam giới bị suy giảm khả năng hoạt động tình dục, rối loạn cương dương
( Rối loạn cương dương là khả năng cương cứng của dương vật không bình thường ), suy giảm sinh tinh và dưỡng tinh cũng như sức khỏe thể chất, tinh thần.

Nguyên nhân: 

Nguyên nhân dẫn tới mãn dục nam là do sự suy giảm testosterol, mắc một số bệnh ( đái tháo đường, suy tuyến yên, xơ vữa động mạch, khối u vùng tuyến yên, tinh hoàn....), tình trạng căng thẳng, stress, mất ngủ, lười vận động, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, ma túy,.....
Mãn dục nam thường bắt đầu từ độ tuổi 45-50 khi lượng testosterol giảm nhiều. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại, công việc áp lực như ngày nay thì hiện tượng này càng ngày có độ tuổi càng trẻ do cuộc sống căng thẳng, nhiều stress...

Mãn dục nam không gây tử vong nhưng không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề tình dục mà còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe cũng như hạnh phúc gia đình.

Giải pháp:

Để giảm mãn dục nam thì phòng ngừa mãn dục nam là cách đơn giản nhất. Các quý ông nên có một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý, hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích dẫn tới yếu sinh lí. Bên cạnh đó, cũng nên tạo cho mình một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng...để nâng cao khả năng sinh hoạt tình dục.

Mặt khác, có thể dùng thêm liệu pháp kết hợp để hỗ trợ điều trị mãn dục nam, chữa yếu sinh lý ở phái mạnh như: rễ cây bách bệnh nhằm kích thích cơ thể tăng  tiết hoocmon nam testorol một cách tự nhiên. Nhờ vậy, nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ham muốn và khả năng tình dục ở nam giới.

Traly Power là sự kết hợp tuyệt vời của cây Bách bệnh cùng với yohimbine, bạch tật lê, rơm yến mạch, dâm dương hoắc, nhân sâm... giúp tăng cảm hứng và năng lượng tình dục, tăng cảm hứng và năng lượng tình dục, tăng sự dẻo dai và kéo dài thời gian hưng phấn, cải thiện chất lượng tinh trùng....
Traly Power được sử dụng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị mãn dục nam, rối loạn cương dương, yếu sinh lí, suy giảm ham muốn, giảm độ cương cứng...



Để biết thêm chi tiết vui lòng xem tại: Traly Power

Friday, June 7, 2013

Traly Power - Thần dược cho phái mạnh


Rối loạn cương dương.

Theo số liệu thống kê thì số người bị rối loạn cương dương ngày càng tăng và tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo từng nhóm tuổi. Tại Việt Nam, số bệnh nhân tìm đến bệnh viện chữa rối loạn cương dương ngày càng nhiều, và hầu hết ở độ tuổi từ 35-55.

Rối loạn cương dương là tình trạng không có khả năng đạt được và duy trì sự cương cứng dương vật cho một cuộc giao hợp bình thường, và tình trạng kéo dài ít nhất 3 tháng.

Yohimbe là một vị thuốc cổ truyền quý của Tây Phi, giúp tăng khả năng tình dục của nam giới.

Yohimbine là chất đối kháng cạnh tranh có chọn lọc ở receptor alpha adrenergic và được sử dụng điều trị chứng rối loạn cương dương. Yohimbine có tác dụng tăng lưu lượng máu tới dương vật và tăng lượng norepinephrin chất dẫn truyền thần kinh lên đến 68%. Do vậy Yohimbine tăng ham muốn tình dục, cương cứng dương vật, tăng lượng tinh trùng, và tăng cường sự cực khoái của nam giới. Yohimbine còn tăng sự hình thành của các nitơ oxit là chất tự nhiên quan trọng trong sự lưu thông máu và hoạt động tình dục.

Traly Power ngoài yohimbine còn kết hợp thêm nhưng thành phần quý như Bách bệnh, Nhân sâm, Dâm dương hoắc, bạch tật lê… giúp tăng cảm hứng và năng lực tình dục, tăng sự dẻo dai và kéo dài thời gian hưng phấn, giúp các quý ông đạt được cực khoái mãnh liệt.






Không chỉ giúp tăng cường khả năng tình dục, chức năng sinh lý, Traly Power còn giúp lưu thông mạch máu, cải thiện chức năng của các cơ quan hô hấp, bổ thận, dùng cho người mệt mỏi, suy nhược, cần tăng cường hoạt động thể lực và trí óc…

Thông tin chi tiết xem tại: Traly Power
Liên hệ: 0977 264 875

Thursday, June 6, 2013

Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn


Chắc các ông bố bà mẹ cũng biết rằng kẽm là khoáng chất quan trọng trong cơ thể, nếu thiếu kẽm thì trẻ em sẽ có các dấu hiệu như: biếng ăn, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng.
Vì vậy việc bổ sung kẽm cho trẻ là cần thiết trong công cuộc chăm sóc con của bạn.

 Kẽm có trong xương, răng, tóc, da, gan, cơ bắp, bạch cầu và tinh hoàn. Khi thiếu kẽm thì các chức năng ở các cơ quan này đều bị ảnh hưởng, đặc biệt là ở trẻ em. Kẽm giúp cho quá trình hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố khác cần thiết cho sự sống như đồng (Cu), mangan (Mn), magnesium (Mg)… Do vậy, khi cơ thể bé thiếu kẽm sẽ kéo theo sự thiếu hụt hoặc rối loạn chuyển hóa của các nguyên tố này, dẫn đến rối loạn hàng loạt chuyển hóa trong cơ thể.

Đặc biệt, kẽm có vai trò sinh học rất quan trọng là tác động chọn lọc lên quá trình tổng hợp, phân giải acid nucleic và protein. Bởi vậy, những cơ quan như hệ thần kinh, da, niêm mạc, hệ tuần hoàn...  dễ bị ảnh hưởng bởi việc thiếu kẽm. Trẻ em thiếu kẽm sẽ dẫn đến biếng ăn, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm thị lực, dễ bị các bệnh viêm da, viêm chàm...



Cách bổ sung kẽm tốt nhất cho sự phát triển của trẻ:

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các chế phẩm kẽm dành cho bà mẹ có thai, cho con bú và đặc biệt là cho trẻ em với các dạng bào chế như viên nén, viên nang, cốm pha uống, dung dịch uống, siro...
+ Dạng viên nén, viên nang thì thường khiến trẻ khó nuốt, hấp thu kém hơn
+ Đối với dạng thuốc cốm thì rất dễ sử dụng, có thể pha vào nước, thức ăn, trộn với sữa cho bé sử dụng.
Vì thế sản phẩm TraLy Zin đã ra đời với cả dạng cốm, dạng siro để tiện lợi trong việc sử dụng và cung cấp đủ lượng vi chất cần thiết cho cơ thể.

Sản phẩm này ngoài kẽm còn bổ sung thêm mangan và các vitamin A, PP, B1, B2...có tác dụng hỗ trợ miễn dịch, tăng sức đề kháng, bổ sung cho chế độ ăn thiếu kẽm, kém hấp thu kẽm.


Traly Zin bổ sung kẽm, vitamin A, PP, B1, B2, B6:

Traly Zin do Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly sản xuất và phân phối. Quy trình SX hoàn toàn tự động và liên tục được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và Châu Âu. Mỗi gói cốm  dùng trong một lần, sử dụng ngay không cần qua các bước trung gian, có thể dễ dàng mang theo, thuận tiện khi sử dụng, có vị ngọt thơm dễ uống, khả năng hấp thu nhanh, hợp với khẩu vị của trẻ. 




Đặc biệt với thành phần của Traly Zin, sản phẩm còn có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị chân tay miệng.

Traly Zin  thực sự là người bạn đồng hành không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ, cho trẻ mau lớn.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm liên hệ:

 Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly.
Số 5 - G19 - Tập thể Thành Công - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 043 773 8337
Hoặc: 0977 264 875

Thursday, May 30, 2013

Tư vấn cho bé chậm tăng cân

1. Hỏi:   5 ngày sau khi sinh, con gái tôi nặng từ 3,6kg sụt xuống còn 3,4kg. Xin hỏi bác sĩ bé sụt cân như thế là tại sao?

Trả lời:  Một số trẻ sụt cân sau khi sinh là hoàn toàn bình thường, bởi trong cơ thể của trẻ sơ sinh có rất nhiều nước, chiếm tới 35% trọng lượng cơ thể. Trong vòng 3-5 ngày đầu tiên sau khi sinh, trung bình trẻ sụt khoảng 100-­200g nước thừa.

Nếu bé không có hiện tượng gì bất thường thì  bạn không cần quá lo lắng.

2. Hỏi: Bé nhà tôi khi sinh nặng 3,2kg và tháng đầu tăng được 0,8kg. Xin hỏi bác sĩ, mỗi tháng trẻ sơ sinh cần cao lên và tăng bao nhiêu cân là đủ?

Trả lời: Thông thường, trẻ sinh đủ tháng sẽ tăng trung bình khoảng 600g. Tháng thứ 2 và tháng thứ 3 tăng khoảng 800g. Trong những tháng tiếp theo, mức tăng sẽ giảm 50g so với tháng trước đó. Chẳng hạn như ở tháng thứ tư, sự tăng cân của trẻ sẽ là 800g trừ 50g, có nghĩa là 750g.
Về chiều cao, trong 3 tháng đầu, mức tăng trung bình là khoảng 3cm/ tháng.
+ Ở độ tuổi 3-6 tháng, mức tăng là 2,5 cm/tháng
+Từ 6-9 tháng là 1,5cm - 2 cm/tháng; từ 9 đến 12 tháng tăng 1-1,5 cm.
Như vậy, sau một năm, chiều cao của trẻ tăng khoảng 25-27 cm, đạt mức 75-78 cm. Chiều cao của các bé gái trong năm đầu tiên thường ít hơn so với các cháu trai khoảng 1,5 cm.



3. Hỏi: Bé nhà em hiện được hơn 16 tháng tuổi mà chỉ nặng 10kg, dài 75cm. Một ngày bé ăn 2 lần cháo (mỗi lần khoảng nửa chén cháo) và 1 lần  cơm (khoảng 2 muỗng cơm), sữa cả ngày lẫn đêm là gần 600ml. Tuy nhiên, cân nặng và chiều cao của bé vẫn giữ nguyên và không thay đổi. Xin hỏi có cách nào tăng chiều cao và cân nặng cho bé không?

Trả lời: Bé nhà bạn có nguy cơ suy dinh dưỡng dạng thấp còi nên ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao. Cần tích cực điều trị suy dinh dưỡng thì cân nặng và chiều cao của bé sẽ sớm hồi phục.
Theo thực đơn như trên thì việc bé tăng cân và chiều cao  là rất khó vì vậy bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé. Mỗi ngày bé cần 4 bữa cháo đặc, mỗi lần 1 chén với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm.
Lượng sữa gần 600ml/ ngày cho bé là ổn. Ngoài ra, bạn cho bé dùng thêm sữa chua, phô mai, váng sữa vào các bữa phụ hoặc ngay sau bữa ăn chính để bổ sung thêm chất dinh dưỡng.

4. Hỏi: Cháu nhà mình đã nhiều tháng nay không tăng cân. Răng mọc từ lúc 6-10 tháng được 7 cái nhưng tới giờ bé đã 15 tháng mà răng vẫn không mọc thêm và cân nặng chỉ gần 10kg. Một ngày bé uống khoảng 700ml sữa chia đều ra các ca sáng-trưa-chiều-tối-đêm và ăn cơm nhão vào bữa trưa và tối. Xin hỏi bác sĩ tình trạng con em có gì bất thường không?



Trả lời: Bé gần 15 tháng tuổi mà một ngày uống 700ml sữa là hơi nhiều. Ở tuổi này, bé chưa mọc răng hàm đầy đủ nên không nhai cơm được. Vì vậy, ăn cơm sớm sẽ khiến bé kém hấp thu và chậm lên cân.
Để bé tăng trưởng tốt hơn, nên cho bé ăn mềm như cháo hoặc bún, phở…và uống sữa đầy đủ. Sau bữa ăn cho ăn thêm các thức ăn phụ như trái cây và chế phẩm sữa.
Ngoài ra, bạn nhớ phơi nắng cho bé mỗi ngày để tránh còi xương do thiếu vitamin D, làm ảnh hưởng đến phát triển xương và răng.

5. Hỏi: Con trai em được 5 tháng 17 ngày, cao 65cm và nặng 6,7kg. Từ tháng thứ 3 thì bú bình hoàn toàn. Mỗi ngày bé bú được khoảng 600ml, nhưng đến tháng thứ 4 thì không chịu ngậm núm vú lúc thức nữa, chỉ ngậm lúc ngủ ban đêm (đêm 2 lần 120ml).
Khoảng 1 tuần nay bé cũng không chịu bú ban đêm nữa hoặc bú nhưng rất ít. Vì thế, một ngày bé bú chỉ được 300ml. Em có đổi núm vú, đổi sửa nhưng bé vẫn không chịu bú nên hiện giờ sụt cân chỉ còn 6,4kg. Xin bác sĩ tư vấn giúp vợ chồng em!

Bé hơn 5 tháng tuổi mà mỗi ngày chỉ bú 300 ml là quá ít, chính vì vậy mà bé có biểu hiện sụt cân vì không đủ số lượng sữa.
Nếu bé vẫn vui chơi và đi tiêu, đi tiểu bình thường, bạn có thể tập cho bé ăn dặm bằng bột ngọt, 1 bữa/ngày (mỗi bữa một chén nhỏ bột pha loãng có pha chút dầu ăn). Nếu việc bé biếng ăn có gì bất thường, tốt nhất vợ chồng bạn nên đưa bé đi khám Nhi khoa để nhận được tư vấn phù hợp nhất.
Ngoài ra bạn có thể cho bé kết hợp dùng thêm các thuốc  kích thích tiêu hóa, men tiêu hóa, thực phẩm chức năng kích thích ăn ngon và bổ sung dưỡng chất để bé ăn uống tốt hơn và phát triển khỏe mạnh.
Một số loại thực phẩm chức năng có thể dùng như: thymokid, traly zin, enzym tiêu hóa, ....
Kết hợp với việc cân đối dinh dưỡng hợp lí để bé có được cân nặng và chiều cao tốt nhất.

Bài cùng chuyên mục:

Bí quyết cho trẻ biếng ăn 
Tăng chiều cao cho trẻ
Phát triển chiều cao, cân nặng ở trẻ
Trẻ biếng ăn, chậm lớn phải làm sao
Chăm sóc trẻ còi xương