Showing posts with label bo sung kem. Show all posts
Showing posts with label bo sung kem. Show all posts

Thursday, June 13, 2013

Kiến thức về hàm lượng kẽm trong thực phẩm

 Khoáng chất kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nó giúp trẻ hấp thu, tiêu hóa tốt. Nếu thiếu kẽm trẻ sẽ có hiện tượng biếng ăn, còi xương, chậm lớn.
Sau đây là một số kiến thức về lượng kẽm phù hợp với độ tuổi và hàm lượng kẽm trong thực phẩm để bổ sung kẽm đúng cách cho trẻ:


1. Lượng kẽm phù hợp theo độ tuổi :

- Giai đoạn 1-3 tuổi:  3-5 mg kẽm/ngày.

- Giai đoạn 4-8 tuổi:  5-10 mg kẽm/ngày.

2. Thực phẩm giàu kẽm:

Kẽm được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn. Dưới đây là một số nguồn thức ăn giàu kẽm:


 
- ¼ bát súp cà chua thịt lợn và đậu đỗ: 3.3mg kẽm.

- 30g thịt bò hầm: 3mg kẽm.

- 30g thịt lợn nướng: 2.6mg kẽm.

- ½ cốc sữa chua hoa quả: 0.8mg kẽm;
- ½ cốc sữa: 0.4mg kẽm.

- ¼ cốc phômai: 0.8mg kẽm.

- ¼ bát bí ngô nấu chín: 0.8mg kẽm.

- 30g đùi gà: 0.6mg kẽm;
- ¼ bát ức gà rút xương: 0.4mg kẽm.

- 30g đậu phụ: 0.5mg kẽm.

- 1 thìa bột mì: 0.3mg kẽm. 
Hàm lượng kẽm trong thức ăn, thực phẩm thường đa dạng và khác nhau, bạn có thể cho bé ăn các món có chứa hàm lượng kẽm tùy thuộc độ tuổi và nhu cầu riêng sao cho phù hợp.
Bên cạnh đó, cũng có thể bổ sung kẽm cho bé qua các thực phẩm chức năng bằng cách trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống cho bé.

Có thể bạn quan tâm:


Monday, June 10, 2013

Cơ thể cần bổ sung kẽm khi nào?


Theo thống kê của Viện dinh dưỡng thì nước ta có 30-40% trẻ em và phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ thiếu kẽm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do chế độ ăn có nhiều chất bột, ít chất đạm, chế biến thực phẩm sai cách, bệnh tật, hệ tiêu hóa kẽm....vv...



Việc chẩn đoán thiếu kẽm cần dựa vào lâm sàng, kết hợp với việc làm xét nghiệm kẽm trong máu, nước tiểu, tóc và enzym phophatase kiềm. Kẽm trong máu bình thường ở mức 100 microgam/100ml, được coi là thiếu khi ở mức bằng hay thấp hơn 70 microgam/100ml.

Biện pháp phòng ngừa thiếu kẽm:

+ Chọn thức ăn giàu kẽm như hàu, gan, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại rau, củ, trái cây... nhưng cần ăn cân đối thức ăn thực vật và động vật.
Cũng có thể chọn dùng các thực phẩm có bổ sung kẽm, một số chế phẩm chứa vitamin muối khoáng có hàm lượng kẽm khá đầy đủ.

+ Khắc phục thiếu kẽm, nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, người có thai và cho con bú (tất nhiên cần xác định mức độ thiếu kẽm phù hợp trước khi bổ sung).
Bổ sung các thuốc có chứa kẽm (gluconat kẽm hay sulfat kẽm).

Lưu ý khi dùng các thực phẩm bổ sung kẽm:

+ Uống sau ăn 30 phút. Thời gian bổ sung là 2-3 tháng. Chữa các bệnh gây thiếu kẽm trước khi bổ sung (ví dụ bệnh rối loạn đường tiêu hóa). Khi dùng kẽm nên dùng thêm vitamin A, B6,C và phospho vì các chất này làm tăng sự hấp thu kẽm. Nếu dùng cả sắt và kẽm thì dùng cách xa nhau, dùng kẽm trước, vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.

+ Tránh bổ sung thừa vì dùng nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Không được dùng mỗi ngày quá 150mg.

+ Đối với trẻ em, trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung kẽm hỗ trợ điều trị biếng ăn, chậm lớn như Traly Zin, thymokid,...nên dùng cân đối kết hợp với thay đổi thực đơn cho trẻ, không nên quá phụ thuộc vào sản phẩm.



Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
Phát triển chiều cao, cân nặng cho trẻ
Trẻ biếng ăn, chậm lớn phải làm sao?