Showing posts with label bieng an. Show all posts
Showing posts with label bieng an. Show all posts

Monday, June 10, 2013

Cơ thể cần bổ sung kẽm khi nào?


Theo thống kê của Viện dinh dưỡng thì nước ta có 30-40% trẻ em và phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ thiếu kẽm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do chế độ ăn có nhiều chất bột, ít chất đạm, chế biến thực phẩm sai cách, bệnh tật, hệ tiêu hóa kẽm....vv...



Việc chẩn đoán thiếu kẽm cần dựa vào lâm sàng, kết hợp với việc làm xét nghiệm kẽm trong máu, nước tiểu, tóc và enzym phophatase kiềm. Kẽm trong máu bình thường ở mức 100 microgam/100ml, được coi là thiếu khi ở mức bằng hay thấp hơn 70 microgam/100ml.

Biện pháp phòng ngừa thiếu kẽm:

+ Chọn thức ăn giàu kẽm như hàu, gan, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại rau, củ, trái cây... nhưng cần ăn cân đối thức ăn thực vật và động vật.
Cũng có thể chọn dùng các thực phẩm có bổ sung kẽm, một số chế phẩm chứa vitamin muối khoáng có hàm lượng kẽm khá đầy đủ.

+ Khắc phục thiếu kẽm, nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, người có thai và cho con bú (tất nhiên cần xác định mức độ thiếu kẽm phù hợp trước khi bổ sung).
Bổ sung các thuốc có chứa kẽm (gluconat kẽm hay sulfat kẽm).

Lưu ý khi dùng các thực phẩm bổ sung kẽm:

+ Uống sau ăn 30 phút. Thời gian bổ sung là 2-3 tháng. Chữa các bệnh gây thiếu kẽm trước khi bổ sung (ví dụ bệnh rối loạn đường tiêu hóa). Khi dùng kẽm nên dùng thêm vitamin A, B6,C và phospho vì các chất này làm tăng sự hấp thu kẽm. Nếu dùng cả sắt và kẽm thì dùng cách xa nhau, dùng kẽm trước, vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.

+ Tránh bổ sung thừa vì dùng nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Không được dùng mỗi ngày quá 150mg.

+ Đối với trẻ em, trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung kẽm hỗ trợ điều trị biếng ăn, chậm lớn như Traly Zin, thymokid,...nên dùng cân đối kết hợp với thay đổi thực đơn cho trẻ, không nên quá phụ thuộc vào sản phẩm.



Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
Phát triển chiều cao, cân nặng cho trẻ
Trẻ biếng ăn, chậm lớn phải làm sao?





Tuesday, May 7, 2013

Cách chăm sóc trẻ còi xương

Thiếu canxi ở trẻ thường dẫn đến bệnh còi xương với những dấu hiệu như:

+ Ngủ không yên giấc, quấy khóc, ra nhiều mô hôi, rụng tóc, chậm mọc răng, chậm biết bò, đi đứng,...

Nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời và chữa trị cho trẻ thì sẽ gây ra biến đổi xương ở trẻ và nếu nặng thì trẻ sẽ bị di chứng như: chân vòng kiềng, chữ bát, dô ức gà...

Vậy nên việc chăm sóc trẻ còi xương luôn là vấn đề được các ông bố bà mẹ quan tâm hết mực.

Ngoài việc cung cấp đủ canxi, vitamin D cho trẻ thì một số thực đơn dinh dưỡng giúp chăm sóc trẻ còi xương như sau:

- Bột chân cua:
+ Nguyên liệu: Chân cua, 300g, hạt sen 50g, đậu xanh 50g.
Chọn lấy chân của những con cua khỏe, rửa sạch sấy khô tán thành một mịn.
 Hạt sen, đậu xanh đều tán thành bột. Các thứ trên trộn đều với nhau.
+ Cách nấu:
 Mỗi lần ăn dùng 1 thìa cà phê bột chân cua hòa vào nước cơm đặc hoặc nước cháo loãng, có thể thêm đường hay muối để ăn cho vừa miệng. Ngày ăn 2 lần, cần ăn liền 15 – 20 ngày.

- Cháo lòng đỏ trứng gà:
+ Nguyên liệu: lòng đỏ trứng gà 2 cái, gạo ngon 50g, bột gia vị vừa đủ.
+ Cách nầu: Trứng gà luộc chín, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ, sấy khô tán bột. Gạo rang vàng tán thành bột. Cả hai thứ trộn đều, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun cho cháo sôi kỹ, thêm bột gia vị vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn lúc đói ngày 1 lần. Cần ăn trong khoảng 20 – 30 ngày.

- Cháo tôm
+ Nguyên liệu: tôm 150g, gạo 50g, bột gia vị vừa đủ.
+ Cách nấu: Tôm rửa sạch, bóc vỏ và càng để riêng. Thịt tôm giã thật nhỏ. Vỏ, càng tôm sấy khô tán bột mịn. Gạo xay thành bột. Tất cả trộn đều, thêm bột gia vị, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín cho bột ngọt quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 1 tháng.



- Cháo táo tàu:
+ Nguyên liệu:  táo tàu 5 quả, hà thủ ô 15g, ngưu tất 10g, gạo 50g, đường trắng 20g.
+ Cách nấu: Hà thủ ô, ngưu tất ngâm rượu vang 7 ngày sau đó sấy khô tán thành bột. Gạo xay thành bột, táo tàu bỏ hạt giã nhỏ lọc lấy 250ml nước. Cho bột hà thủ ô, ngưu tất, bột gạo vào đun lửa nhỏ, cháo sôi cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói. Cần ăn liền 20 – 30 ngày.



- Cháo cá quả:
+ Nguyên liệu:  cá quả 1 con (300g), rau cải xoong 30g, gạo 50g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ.
+ Cách nấu: Chọn loại cá quả đầu bẹt, vảy ở bụng trắng, lưng đen, làm sạch cá bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt nạc ướp bột gia vị, xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay thành bột, rau cải xoong rửa sạch thái thật nhỏ (có thể giã nhỏ rồi vắt lấy nước cho vào cháo). Cho bột gạo vào nước cá, đun lửa nhỏ, cháo chín cho rau cải xoong, thịt cá, bột ngọt vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần, cần ăn 20 – 30 ngày (có thể ăn cách ngày).

Cháo cá quả

- Rùa hấp:
+ Nguyên liệu: rùa đen 1 con (400g), hành khô 5g, gừng 2g, bột gia vị vừa đủ.
+ Cách nấu: Rùa đen rửa sạch, mổ bụng bỏ nội tạng. Hành, gừng giã nhỏ cùng với bột gia vị cho vào bụng rùa, đem hấp cách thủy. Cho trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn 5 ngày, có thể cách 2 – 3 ngày ăn 1 ngày.

Wednesday, March 20, 2013

Bí quyết cho trẻ biếng ăn


  Sự phát triển của trẻ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các bậc làm cha làm mẹ. Vậy cho nên khi thấy trẻ ham chơi, có dấu hiệu biếng ăn, ăn ít đi, kén ăn thì các ông bố bà mẹ hết sức lo lắng, và lên mạng, cũng như hỏi những người xung quanh để tìm được bí quyết cho con ăn được ngon miệng hơn, ăn được nhiều hơn để phát triển một cách tốt nhất.

Bài viết này là những tổng hợp từ những kinh nghiệm có được và những hiểu biết qua sách vở, báo chí, báo mạng để cho con yêu ăn ngon miệng hơn, ăn nhiều hơn, không còn biếng ăn nữa và phát triển tốt nhất.

 Đầu tiên khi nhận thấy con có dấu hiệu biếng ăn, các bậc cha mẹ hãy bình tĩnh, đừng nên lo lắng quá, cũng đừng ép cháu ăn mà tạo thành tâm lí sợ hãi cho trẻ nhỏ. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện đo tốc độ phát triển, nếu cháu phát triển bình thường thì đừng lo lắng, cũng đừng so sánh cháu với những trẻ nhỏ khác, vì mỗi người có một thể trạng khác nhau, hãy để cho con trẻ ăn uống trong sự thích thú. Có thế cháu mới ăn ngon, tiêu hóa tốt, và mạnh khỏe được.

Sau đây là một số bí quyết  các bậc cha mẹ có thể làm để tạo sự hứng thú trong ăn uống của con trẻ:

+ Thiết kế món ăn đa dạng, thích hợp với sở thích của bé, bên cạnh việc chú ý vào cân đối dinh dưỡng hằng ngày, hàng tuần, hàng tháng thì cũng nên chú ý với việc phối hợp màu sắc bắt mắt trong một bữa ăn cho trẻ để gây được sự hứng thú trong ăn uống của các cháu. Nếu trẻ còn nhỏ, cho ăn bột hoặc cháo thì lúc cho trẻ ăn kết hợp với cho cháu chơi và cho ăn từ từ để cháu hứng thú. Tránh tối đa việc dọa nạt, ép buộc trẻ phải ăn cái này cái khác, điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ sau này.

+ Nên cho trẻ ăn các loại hoa quả trước khi ăn, ít nhất là 30 phút, điều đó tốt cho việc hấp thụ các loại vitamin trong hoa quả đối với hệ tiêu hóa của bé, đừng cho bé uống nhiều nước ngọt. Nếu khi còn bé uống nhiều nước ngọt và tạo thành thói quen thì sau này trẻ lớn lên cũng uống rất nhiều nước ngọt không tốt cho dạ dày, hệ tiêu hóa.



+ Nếu trẻ thích ăn cái gì thì cho bé ăn cái đó, bên cạnh đó khéo léo dỗ dành bổ sung cho bé ăn thêm các loại khác để bổ sung dưỡng chất đủ đầy. Hoặc cũng có thể tìm các loại thức ăn tương đồng về lượng dinh dưỡng, lượng vitamin và gợi ý bé ăn, kích thích sự háo hức thưởng thức món mới của trẻ.

+ Có thể kết hợp cho trẻ dùng thêm enzym tiêu hóa, tuy nhiên, phải lưu ý, nếu sau 10 ngày mà enzym không có tác dụng thì nên dừng lại ngay.

+ Bên cạnh đó, có thể kết hợp thêm dùng thực phẩm chức năng cho trẻ, xem trẻ thiếu gì thì tìm loại thực phẩm tương ứng bổ sung thêm. Nên cho trẻ dùng loại thực phẩm chức năng dạng lỏng, hoặc hòa thành nước cho trẻ dễ dùng. Các giờ thích hợp nhất để cho trẻ dùng là: 9h sáng, 15h chiều, hoặc sau bữa ăn tối 2 tiếng. Một số loại thực phẩm chức năng như Traly Zin có chứa nhiều vitamin: A, C, PP... và hàm lượng kẽm thích hợp dùng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ và chữa chứng biếng ăn hiệu quả.