Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính thường gặp ở người trung
niên và người có tuổi, xảy ra ở mọi chủng tộc, mọi thành phần của xã hội, ở tất
cả các nước và phụ nữ nhiều hơn nam giới. Thoái hóa khớp gây đau và biến
đổi cấu trúc khớp dẫn đến tàn phế làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và còn
là gánh nặng cho kinh tế gia đình và toàn bộ xã hội. Thoái hóa khớp nếu được chẩn
đoán sớm và điều trị sớm có thể làm chậm phát triển của bệnh, giảm triệu chứng
đau đớn, giúp duy trì cuộc sống hoạt động.
1. Một số thống kê về thoái hóa khớp
1.1 Sự liên quan chặt chẽ giữa
thoái hóa khớp và tuổi tác
- 15 – 44 tuổi: 5% người bị thoái hóa khớp
- 45 – 64 tuổi: 25 – 30% người bị thoái hóa khớp
- Trê 65 tuổi: 60 – 90% người bị thoái hóa khớp.
1.2 Các vị trí thường bị thoái
hóa:
- Cột sống thắt lưng:
31,12% - Háng: 08,23%
- Cột sống cổ: 13,96% - Nhiều
đoạn cột sống: 07,07%
- Gối: 12,57% - Các
khớp khác: 01,87%
- Các ngón tay: 03,13% -
Riêng ngón tay cái: 02,52%
1.3 Những đối tượng dễ bị thoái hóa khớp:
- Những người có cơ địa già sớm
do yếu tố di truyền.
- Người mập cũng dễ bị vì các khớp
phải gánh trọng lượng cơ thể nặng hơn.
- Ở người cao tuổi, khả năng sinh
sản và tái tạo sụn giảm dần, sụn mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, sự chịu lực,
chất dịch giảm nhiều… lại càng dễ bị bệnh.
- Một số người bình thường nhưng
hay lao động nặng và từng gặp các chấn thương như bị va vấp, ngã, tai nạn giao
thông… cũng có nguy cơ bị chứng bệnh này.
2. Nguyên nhân
Thoái hóa khớp là bệnh của toàn bộ các thành phần cấu tạo khớp
như sụn khớp, xương dưới sụn, bao hoạt tích, bao khớp… Thường xảy ra ở các khớp
chịu lực nhiều như: cột sống, gối, gót. Đây là tình trạng xảy ra do sự mất cân
bằng giữa sự tái tạo sụn và sự thoái hóa sụn, là một bệnh lý phức tạp diễn tiến
2 quá trình song song.
- Một là sụn thoái hóa phá hủy dần sụn khớp phủ trên bề mặt
xương cùng với thay đổi cấu trúc khớp.
- Và hai là hiện tượng viêm những tổ chức cận khớp. Sự thoái
hóa sụn khớp gây hạn chế vận động.
Hiện tượng viêm gây triệu chứng Đau – Xung huyết và
giảm hoạt động khớp. Nguyên nhân thường do:
2.1. Sự lão hóa
Theo qui luật của tự nhiên, ở người trưởng thành khả năng
sinh sản và tái tạo sụn giảm dần và hết hẳn. Các tế bào sụn với thời gian tích
tuổi lâu dần sẽ già, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và
mucopolysaccharide sẽ giảm sút và rối loạn, chất lượng sụn sẽ kém dần, tính chất
đàn hồi và chịu lực giảm.
2.2.Yếu tố cơ giới
Là yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa nhanh. Yếu tố cơ giới
thể hiện ở sự tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp hoặc
đĩa đệm là yếu tố chủ yếu trong thoái hóa khớp thứ phát, nó gồm:
- Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tích tỳ nén bình
thường của khớp và cột sống.
- Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, viêm, u, loạn sản
hay làm thay đổi hình thái, tương quan của khớp và cột sống.
- Sự tăng trọng quá tải: tăng cân quá mức do béo phì, do nghề
nghiệp.
2.3. Các yếu tố khác
- Di truyền: cơ địa già sớm.
- Nội tiết: mãn kinh, tiêu đường, loãng xương do nội tiết,
do tuốc.
- Chuyển hóa: bệnh goutte.
Theo nguyên nhân, có thể phân biệt hai loại thoái hóa khớp.
- Nguyên phát: nguyên nhân chính là do sự lão hóa, xuất hiện
muộn, thường ở người sau 60 tuổi, nhiều vị trí, tiến triển chậm, tăng dần theo
tuổi, mức độ không nặng.
- Thứ phát: phần lớn là do nguyên nhân cơ giới, gặp ở mọi lứa
tuổi (thường trẻ dưới 40 tuổi) khu trú một vài vị trí nặng và phát triển nhanh.
3. Các biểu hiện bệnh lý
3.1 Đau
- Đau ở vị trí khớp bị thoái hóa. Đau âm ỉ, ở cột sống có thể
có cơn đau cấp. Đau thường xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế.
Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt
khác sau khi vận động nhiều.
- Đau nhiều có co cơ phản ứng.
3.2 Hạn chế vận động
Các động tác của khớp bị thoái hóa có hạn chế, mức độ hạn chế
không nhiều và có thể chỉ hạn chế một số động tác, hạn chế động tác chủ động và
thụ động. Do hạn chế vận động cơ vùng thương tổn có thể bị teo.
3.3 Biến dạng
Không biến dạng nhiều như ở các khớp khác (viêm khớp,
goutte). Biến dạng ở đây do các gai xương mọc thêm ở đầu xương; ở cột sống biến
dạng hình thức gù, vẹo, cong, lõm
3.4 Các dấu hiệu khác
- Teo cơ: do ít vận động
- Tiếng lạo xạo khi vận động: ít giá trị vì có thể thấy ở
người bình thường hoặc ở các bệnh khác.
- Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng xung
huyết và tiết dịch ở màng hoạt dịch.
4. Điều trị và phòng bệnh
4.1 Nguyên tắc:
Không có thuốc điều trị quá trình thoái hóa, chỉ có thể điều
trị triệu chứng, phục hồi chức năng và phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa, hạn chế
các tác động cơ giới quá mức ở khớp và cột sống.
4.2 Các phương
pháp điều trị
4.2.1 Nội khoa:
Dùng các thuốc giảm đau - chống viêm
4.2.2 Các phương
pháp không dùng thuốc:
- Các bài thể dục cho từng vị trí thoái hóa
- Điều trị bằng tay: xoa bóp – kéo nắn, ấn huyệt, tập vận động
thụ động
- Điều trị bằng nước khoáng.
- Sử dụng các dụng cụ chỉnh hình
4.2.3 Điều trị ngoại
khoa
- Chỉnh lại dị dạng các khớp bằng cách đục và khoét xương.
- Điều trị thoái vị đĩa đệm bằng cách cắt vòng cung sau hay
lấy phần thoái vị.
4.3 Phòng bệnh
- Chống các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt.
- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi
mang vác, đẩy, xách, nâng...
- Kiểm tra định kỳ những người làm nghề lao động nặng dễ bị
thoái hóa khớp để phát hiện và điều trị sớm.
- Chống béo phì bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp.
- Khám trẻ em, chữa sớm bệnh còi xương, các tật về khớp
(vòng kiềng, chân cong). Phát hiện sớm các dị tật của xương, khớp và cột sống để
có biện pháp sớm, ngăn ngừa thoái hóa khớp thứ phát.
(Sưu tầm)