Showing posts with label lưu ý khi chế biến và ăn gan động vật. Show all posts
Showing posts with label lưu ý khi chế biến và ăn gan động vật. Show all posts

Monday, July 22, 2013

Có nên cho trẻ ăn gan động vật?




Gan lợn là thực phẩm giàu Vitamin A và các nguyên tố vi lượng, được nhiều người lựa chọn trong thực đơn cho bữa cơm gia đình nhưng cũng có nhiều băn khoăn, thắc mắc xung quanh vấn đề gan lợn chứa nhiều độc tố và đâu là cách chọn mua được gan tốt.

 1. Dinh dưỡng trong gan lợn
Trong 100g gan lợn chứa 21,3g protein, 25mg sắt, 8700 đơn vị quốc tế Vitamin A. Còn ở 100g thịt có nửa mỡ nửa nạc thì số lượng này sẽ là 9,5g protein, 1,4 mg sắt, không có vitamin A.
- Protein là nền móng quan trọng cấu thành cơ thể người, cáchoạt động sống như sự phát triển tầm vóc của trẻ. Sự phát triển chức năng của các cơ quan đều lấy sự hợp thành và tích luỹ protein trong tổ chức cơ thể làm nền móng.
- Chất sắt là nguyên liệu tạo ra huyết sắc tố, có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu.
     - Vitamin A có quan hệ mật thiết với thị lực bình thường của mắt, có liên quan đến sự hình thành của tế bào thượng bì bên ngoài và bên trong cơ thể. Nếu thiếu Vitamin A, có thể làm ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch của cơ thể người, gây truyền nhiễm, có thể ảnh hưởng tới sự phát triển xương của trẻ.
Như vậy ta có  thể thấy gan lợn là một thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên ta cần chú ý gan cũng là nơi đào thải các chất độc, vì vậy nếu chức năng gan kém hoặc động vật mắc bệnh thì các chất độc sẽ không được đào thải hết và vẫn còn lưu giữ tại gan.

2. Các độc tố có trong gan lợn
-   Gan có nhiệm vụ chuyển hoá và giải chất độc nên nếu chứcnăng gan kém, bị bệnh không thải được chất độc ra ngoài thì trong gan sẽ còn tồn dư nhiều mầm bệnh. Các loại ký sinh trùng như sán lá gan cũng thường trú ngụ ở gan, mặt khác ở những con lợn bị bệnh viêm gan thì gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh. 
- Trong gan cũng như các loại phủ tạng động vật khác như tim, bầu dục... đều có chứa nhiều đạm, cholesterol cao do đó không tốt cho những người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá, người bị tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, tiểu đường...

3. Vậy nên ăn gan lợn như thế nào?
- Trẻ em và phụ nữ đang nuôi con nhỏ, người thiếu máu thiếu sắt có thể ăn được gan và một số loại phủ tạng như tim, bầu dục nhưng chỉ nên ăn 2 - 3 lần/tuần, mỗi lần từ 50 - 70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 - 50g/bữa. Nếu trẻ ăn, có thể nấu thành món cho trẻ ăn với lượng thích hợp, mỗi tuần ăn 2 – 3 lần là được.
- Khi mua gan lợn, lưu ý chọn gan có màu đỏ sẫm tươi, không có những nốt sần trên bề mặt, ấn tay vào miếng gan thấy có đàn hồi tốt, miếng gan dẻo là gan có chất lượng tốt. Còn nếu trên bề mặt miếng gan có những nốt sần cục, màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi là gan nhiễm bệnh không nên mua.
- Trước khi chế biến, nên cắt lát mỏng từng miếng gan, rửa sạch bằng nước lạnh, bóp hết máu đọng, lấy giấy ăn thấm khô hết máu trong gan để loại bỏ chất độc trong máu của gan, chỉ còn giữ lại các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.
- Không nên ăn gan còn tái mà phải lưu ý để lửa to, cho gan chín kỹ để diệt được các vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng.