Showing posts with label trẻ chậm lớn. Show all posts
Showing posts with label trẻ chậm lớn. Show all posts

Thursday, December 12, 2013

Một số cách chữa bệnh còi xương

Trẻ em bị bệnh còi xương do thiếu vitamin D, khi thiếu loại vitamin này thì trẻ ngủ không yên giấc, hay giật mình, quấy khóc, đổ mồ hôi nhiều.
Nếu trẻ bị còi xương nặng sẽ bị yếu cơ, biến dạng xương, cột sống, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, thể chất của trẻ.
Sau đây là một số bài thuốc đông y chăm sóc trẻ còi xương và chữa trị còi xương ở trẻ, nếu kiên trì thì sẽ mang lại kết quả tốt.
Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng

- Đối với trẻ em thiếu canxi, chiều cao không đạt chuẩn, dậy thì muộn: 
+ Dùng các loại xương lợn, gà, bò, dê, chó mỗi loại 100g. Mang tất các loại xương trên rửa sạch, đập nát, cho vào nồi đun kỹ lấy nước, bỏ mã. Thêm gạo vào nấu thành cháo, cho gia vị đủ dùng cho trẻ ăn. Món này có tác dụng làm mạnh gân cốt, thêm canxi cho trẻ.
+ Dùng 30g ngũ gia bì, táo tầu 5 quả, 15g nhân hạnh đào. Đem sắc kỹ, cho trẻ uống nước và ăn táo tầu, hạnh nhân.
+ Dùng 6g hạt sen, 10 cái vỏ trứng gà, 12g sơn tra. Đem sắc kỹ cho trẻ uống ngày 2 lần.

- Trẻ em chậm lớn, thấp bé, nhẹ cân:
+ Lấy 50g hoàng tinh, 100g mật ong. Ngâm hoàng tinh vào nước sạch cho mềm, rửa sạch, cho vào nồi luộc chín để nguội. Lại cho hoàng tinh đã nguội vào đun cùng mật ong đến khi mật ong ngấm hết vào hoàng tinh, dùng bình sứ để đựng, cho trẻ ăn dần có tác dụng bổ gan, thận.

- Chữa trẻ bị suy dinh dưỡng:
+ Lấy 2g sa nhân, cam thảo nam 4g, thạch môn 4g, sinh địa 6g, bạch truật 6g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang, có tác dụng chữa sinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài

Tuesday, July 23, 2013

Nguyên nhân khiến bé biếng ăn

Biếng ăn gây nhiều tác hại cả trước mắt và lâu dài như sụt cân, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.... Có rất nhiều nguyên nhân gây chán ăn như các yếu tố bệnh lý, các vấn đề dinh dưỡng, tâm lý và dùng thuốc của trẻ. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bé biếng ăn mà các bậc cha mẹ nên chú ý.





1.  Nguyên nhân dinh dưỡng
+  Nhầm lẫn trong việc chế biến đồ ăn dặm cho con
Trong giai đoạn đầu trẻ mọc răng, nhiều bà mẹ đã có sự nhầm lẫn rằng, chế biến đồ ăn dặm cho con càng có nhiều hương vị thì trẻ sẽ càng ngon miệng. Đây là một suy nghĩ sai lầm bởi vị giác của trẻ trong giai đoạn này mới bắt đầu được hình thành. Thức ăn có mùi vị quá nồng có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển vị giác ở trẻ nhỏ gây ra chứng chán ăn.
Vì vậy, tốt nhất, khi chế biến đồ ăn dặm cho con, các mẹ không nên cho thêm gia vị vào bởi đây là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hàng đầu mà mẹ không bao giờ ngờ tới.
Đồng thời việc đột ngột thay đổi chế độ ăn từ bú sữa hoàn toàn sang ăn bột, hoặc từ cháo sang cơm cũng sẽ khiến trẻ không kịp thích nghi, gây biếng ăn. Do đó các bà mẹ cần phải thay đổi từ từ chế độ ăn cho bé. Vừa kết hợp bú sữa và ăn bột, cháo và cơm, khi cảm thấy bé đã dần dẫn thích nghi được rồi hãy chuyển hoàn toàn sang chế độ ăn mới.

+ Thức ăn không hợp khẩu vị
Đa phần các ông bố, bà mẹ cho rằng bé còn nhỏ thì chỉ nên ăn thịt, cá, trứng, sữa... cho đủ chất dinh dưỡng cần thiết và cứ thế thực đơn mỗi bữa của bé cứ lặp đi lặp lại như thế. Cộng thêm với kiểu nấu cũng lặp đi lặp lại một số món khiến bé chán ăn là điều dễ hiểu.  Hơn nữa nếu cứ cho trẻ ăn mãi một thực  đơn như thế rất dễ khiến trẻ thiếu các vi chất như  Vitamin A, B, C, kẽm, đồng, sắt.. . ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Vì vậy cần phải cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn da dạng vì khi phối hợp nhiều loại thức ăn lại với nhau, chúng sẽ hỗ trợ cho nhau tạo nên khẩu phần cân đối, bé sẽ ăn ngon miệng hơn và dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn. Ngoài thịt, cá, trứng, sữa các bậc phụ huynh nên cho bé ăn thêm tôm, cua, lươn, rau xanh, trái cây... kết hợp với nhiều loại cháo khác nhau trong độ tuổi ăn dặm của bé.

+  Ép con ăn quá nhiều bữa trong một ngày.
Do lo lắng sợ con đói, cha mẹ thường ép bé ăn thật nhiều, thậm chí cứ 1 – 2 tiếng là lại cho bé ăn. Nếu  cho bé ăn quá nhiều như vậy sẽ khiến bé đâm ra sợ ăn và chán ăn. Dần dần thấy mẹ bưng bát cơm ra là bé đã khóc lên rồi tìm cách trốn, bày đủ thứ  trò.
Vì vậy cha mẹ cần phải tìm hiểu kỹ, làm thực đơn cho bé với các bữa ăn vừa đủ cho bé no, tùy theo thể trạng của bé, không nên ép bé ăn quá nhiều sẽ gây ức chế sản xuất men tiêu hóa và cảm giác thèm ăn của bé.

+   Bé hay ăn lặt vặt đồ ngọt trước bữa ăn
Việc cho bé ăn các loại bánh, kẹo, đồ ngọt trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết  và gây cảm giác "no giả" đối với bé. Nhưng thực chất là bé vẫn đói và thiếu chất dinh dưỡng.
Vì vậy cha mẹ chỉ cho bé ăn hoặc uống đồ ngọt sau mỗi bữa ăn với số lượng hạn chế đồng thời cũng không nên cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt vào buổi tối vì dễ gây sâu răng cho bé.

2.  Nguyên nhân tâm lý
+ Các bậc cha mẹ nên biết khi bé có tâm lý thoải mái, vui vẻ, nhất là có tâm lý ganh đua khi ăn sẽ kích thích các tuyến men tiêu hóa hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hóa giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Vì vậy việc thay đổi môi trường (đổi giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn); việc bé buồn lo khi phải xa mẹ, cha mẹ cãi nhau… sẽ khiến trẻ không thiết ăn uống nữa.
+ Trẻ được nuông chiều thái quá cũng hay có tính hờn dỗi, hay khóc và bỏ ăn.
+Trẻ bắt chước cha mẹ:
Khi trẻ nhỏ rất hay có thói quan bắt chước, đặc biệt là cha mẹ là những người gần gũi với bé nhất. nên ngay từ khi còn nhỏ, trẻ có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống của cha mẹ. Nếu cha mẹ không có thói quen ăn uống nghiêm túc mà thường xuyên ăn bỏ bữa hay vừa ăn vừa đọc báo, mải xem tivi…  cũng sẽ ảnh hưởng tới bé khiến bé không có được thói quen ăn uống lành mạnh.
Vì vậy cha mẹ hãy giúp con có thói quen ăn uống tốt bằng cách cùng ngồi ăn với con bằng thái độ tích cực và có thể nói với con về tác dụng của những món có mặt trên bàn ăn sẽ khiến bé hứng thú ăn hơn rất nhiều.
+ Trẻ có thể không thích hoặc không muốn ăn một món nào đó. Khi gặp những tình huống như vậy, cha mẹ hãy tránh thúc ép con ăn mà hãy từ từ giúp bé thay đổi thói quen, khuyến khích bé ăn và cùng ngồi ăn với bé để bé cố gắng thử và loại bỏ suy nghĩ  sẽ không ăn món này.
+ Việc để trẻ tự chọn món ăn hoặc lựa chọn thực đơn cho bữa ăn cũng là cách khuyến khích trẻ ăn một cách tự giác hơn. Đồng thời các bà mẹ có thể tạo sự thích thú cho bé bằng cách dùng nát đĩa đẹp đẽ, trang trí đồ ăn cho bé 1 cách đẹp mắt… để tạo sự thích thú cho bé khi ăn.
+ Đôi khi chỉ vì có ấn tượng xấu về một món ăn nào đó, trẻ có thể sẽ từ chối ăn món này vào lần sau. Vì vậy cha mẹ hãy thay đổi món ăn để cải thiện cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ.

3.  Dùng thuốc
- Việc bé đang dùng thuốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của bé. Ví dụ như viên sắt, hay dùng Vitamin A, D quá liều. Khi đó cha mẹ chỉ cần cho bé ngưng dùng thuốc là bệnh sẽ hết
-  Ngoài ra nếu bé bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun móc, giun kim... cũng khiến da xanh xao và cảm giác chán ăn ở bé. Vì vậy cha mẹ nên tẩy giun cho bé theo định kì 6 tháng/lần.

Tuesday, May 14, 2013

Các vitamin cho trẻ biếng ăn, chậm lớn


Các vitamin và khoáng chất cực kì cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Bài viết sau sẽ nêu ra sự cần thiết của Lysin và vitamin đối việc chăm sóc trẻ biếng ăn, chậm lớn.

- Lysin giúp hấp thu Calci, tạo Collagen để giúp quá trình tạo mô liên kết của da, xương, sụn giúp thúc đẩy và phát triển chiều cao, phát triển các men tiêu hoá, kích thích ăn ngon. Thiếu Lysin sẽ làm giảm quá trình tổng hợp Protein gây ra trẻ gầy, yếu, teo nhão cơ, biếng ăn, chậm lớn, thiếu men tiêu hoá, thiếu nội tiết tố, giảm sức miễn dịch, dẫn tới dễ mắc bệnh. Cơ thể  không tự tổng hợp được Lysin, nguồn Lysin hoàn toàn phải đưa từ bên ngoài vào qua đường thức ăn và các loại thuốc có chứa Lysin. Lysin có trong đậu nành, thịt nạc, tôm, cá, trứng... Lysin rất dễ bị phá huỷ trong quá trình chế biến. Vì thế chúng ta thường gặp hiện tượng nhiều trẻ em biếng ăn chậm lớn do thiếu Lysin và các vitamin.

- Lysin giúp hấp thu Calci, tạo Collagen để  giúp thúc đẩy và phát triển chiều cao, phát triển các men tiêu hoá, kích thích ăn ngon. Thiếu Lysin sẽ làm giảm quá trình tổng hợp Protein gây ra trẻ gầy, yếu, teo nhão cơ, biếng ăn, chậm lớn, thiếu men tiêu hoá, thiếu nội tiết tố, giảm sức miễn dịch, dẫn tới dễ mắc bệnh. Với trẻ biếng ăn do thiếu Lysin thì khi bổ sung Lysin tốc độ tăng cân cao hơn 40% so với tốc độ tăng cân trong giai đoạn không bổ sung. Bên cạnh đó các vitamin cũng tham gia vào rất nhiều các quá trình chuyển hoá giúp phát triển cơ thể toàn diện. 








- Việc bổ sung Lysin và các vitamin với liều lượng hợp lý để đảm bảo trẻ luôn phát triển một cách tốt nhất và hết sức cần thiết. Trên cơ sở phân tích nhu cầu của trẻ em vể lượng Lysin và các vitamin thì loại thuốc Vitalysin trên thị trường bổ sung Lysin và các vitamin PP, B1, B2, B6, A, D, Calci cho trẻ em rất thích hợp. Vitalysin kết hợp các thành phần với tỷ lệ hợp lý dựa trên nhu cầu hàng ngày của trẻ. Vitalysin giúp kích thích trẻ ăn ngon, lớn nhanh, chống suy dinh dưỡng.

Như vậy vai trò của Lysin và các vitamin là rất quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ.


Để chăm sóc trẻ biếng ăn, chậm lớn các bậc phụ huynh nên chú ý đến việc bổ sung lysine cho cháu phát triển tốt hơn.