Viêm khớp dạng thấp, gút, thoái hóa khớp đều có triệu chứng giống nhau là đau khớp. Có cách nào để phân biệt chúng?
Mặc
dù có cùng triệu chứng là đau khớp tuy nhiên có thể thông qua biểu hiện
và thời điểm đau khớp, nơi có triệu chứng đau khớp của từng loại chúng
ta có thể nhận bệnh đau khớp thuộc dạng nào để có cách điều trị tương
ứng.
1.Viêm khớp dạng thấp: cứng khớp buổi sáng, đau đối xứng
Đây
là bệnh tự miễn, nghĩa là tế bào miễn dịch giúp chống vi khuẩn và dọn
dẹp tế bào chết tấn công các mô lành ở khớp. Nguy cơ gây bệnh ngoài
virus, vi khuẩn, thì yếu tố di truyền cũng được ghi nhận làm tăng nguy
cơ mắc bệnh này.
Biểu hiện chính của bệnh là:
-
Đau, cứng khớp, làm hạn chế sự vận động của khớp. Thông thường xảy ra
vào sáng sớm sau khi ngủ dậy, kéo dài từ một-hai giờ, đôi khi cả ngày.
- Có hiện tượng sưng khớp có tính đối xứng, nghĩa là khớp tay này sưng, khớp tay kia cũng sưng tương tự.
-
Ngoài ra còn có các biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy
sút, ăn không ngon, khô mắt và miệng, nốt cứng mọc bên dưới da bàn tay
hoặc khuỷu tay, nhịp thở ngắn lại hoặc đau ngực.
Bệnh thường gây viêm
nhiều khớp một lúc, triệu chứng đau tiến triển dần, thường gặp ở các
khớp nhỏ bàn tay (cổ tay, khớp liên đốt gần bàn tay, khớp bàn - ngón
tay), phối hợp với các khớp khuỷu, gối, cổ chân. Các khớp ít gặp như:
khớp háng, cột sống, khớp vai, khớp ức đòn, nếu có viêm các khớp này
cũng thường xảy ra ở giai đoạn muộn.
2. Viêm khớp do thoái hóa: đau khi vận động, giảm đau khi nghỉ ngơi
Nguyên nhân:
do tổn thương phần sụn, đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm
tại chỗ và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ở điểm nối giữa hai
đầu xương.
Triệu chứng:
cứng khớp do thoái hóa chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, không quá 15
phút. Vị trí thường gặp là ở cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gối, bàn
tay và khớp háng.
Khớp có thể sưng và đau, nhưng khác với khớp viêm
có biểu hiện đau liên tục, đau trong thoái hóa khớp gắn liền với vận
động và giảm khi nghỉ ngơi, có cảm giác lạo xạo khi cử động khớp. Bệnh
gắn liền với tình trạng béo phì, thừa cân và người lớn tuổi.
3. Gút: đau giữa đêm, đau một bên
Nguyên nhân:
do rối loạn chuyển hóa axit uric, làm tăng nồng độ axit uric trong máu,
dẫn đến lắng đọng tinh thể urat trong khớp và một số mô ngoài khớp như
tổ chức dưới da, thận, gây viêm khớp, sỏi niệu. Bệnh phổ biến ở nam giới
tuổi từ 30 - 50, có thói quen uống nhiều bia rượu, béo phì. Phụ nữ ít
mắc bệnh gút, nếu có thường là những người sau mãn kinh.
Biểu hiện: có cơn đau cấp thường xuất hiện đột ngột về đêm.
- Vị trí bắt đầu thường ở các khớp chi dưới, đặc biệt ngón trỏ bàn
chân, cơn đau ngày càng dữ dội, va chạm nhẹ cũng đau, đêm đau hơn ngày.
- Nơi đau sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, thường đau một bên khớp (không có sự đối xứng).
Đợt
viêm kéo dài khoảng vài ngày, sau đó tự khỏi. Nhưng nếu không điều trị
và phòng ngừa, bệnh sẽ tái diễn, thời gian giữa các đợt sưng đau khớp
thay đổi nhưng sẽ rút ngắn dần, trong khi thời gian đau lại kéo dài ra,
không còn tự khỏi như những đợt đau đầu tiên. Giai đoạn muộn, hiện tượng
viêm có thể biểu hiện ở nhiều khớp, có thể đối xứng, xuất hiện những u
cục ở nhiều nơi, đặc biệt quanh các khớp, được gọi là nốt tophi. Trong
đợt cấp, có thể kèm theo dấu hiệu sốt cao, lạnh run, buồn nôn và nôn.
Khác
với viêm khớp dạng thấp, bệnh gút liên quan đến chế độ ăn. Dấu hiệu dễ
nhận biết nhất là bệnh thường xuất hiện sau một bữa ăn với nhiều chất
đạm, protein như thịt chó, tiết canh, phủ tạng động vật, hải sản kèm
uống nhiều bia, rượu. Thay đổi trong ăn uống sẽ làm giảm mức độ nặng và
khởi phát của các đợt gút cấp.
Tin liên quan:
Làm sao để phòng ngừa và điều trị viêm khớp
Giải pháp điều trị bệnh khớp
Showing posts with label thoái hóa khớp. Show all posts
Showing posts with label thoái hóa khớp. Show all posts
Wednesday, July 9, 2014
Tuesday, July 1, 2014
Làm sao để phòng ngừa và điều trị viêm xương khớp?
Có hơn 100 loại bệnh cơ xương khớp. Bệnh cơ xương khớp phổ
biến nhất là viêm xương khớp, còn gọi là thoái hoá khớp. Làm cách nào để
phòng ngừa và điều trị viêm xương khớp là câu hỏi của phần lớn người
cao tuổi hiện nay.
Gọi là “viêm xương khớp” bởi vì có hiện tượng viêm xảy ra ở ở gót chân, khớp ở cột sống… Còn gọi là “thoái hoá khớp” vì có tổn thương cơ bản là tình trạng thoái hoá sụn khớp.
Cơ chế gây viêm
Sụn khớp là lớp mô bao lấy đầu xương, có vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động, tránh cọ xát hai đầu xương của khớp, giúp khớp vận động dễ dàng.
Khi bị viêm xương khớp, có hai bệnh lý xảy ra: một là phản ứng viêm gây đau đớn, có khi không chịu nổi ở người bệnh; hai là các phản ứng viêm kéo dài dẫn đến tổn thương thứ phát như viêm nang hoạt dịch, phản ứng gây rối loạn thoái hoá ở khớp, cuối cùng là làm người bệnh mất khả năng vận động.
Viêm là phản ứng của cơ thể tìm là các sản phẩm sinh ra từ rối loạn thoái hoá khớp.cách loại trừ tác nhân gây viêm. Trong viêm xương khớp, tác nhân gây viêm
Để loại trừ tác nhân gây viêm, cơ thể sản sinh ra những chất sinh học như histamin, prostaglandin, leucotrien… làm cho chỗ viêm có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và nhất là lôi cuốn các tế bào bạch cầu đến dể “dọn sạch” tác nhân gây viêm. Nếu ngăn chặn được sự xuất hiện các prostaglandin gây viêm (phân biệt với prostaglandin bảo vệ niêm mạc dạ dày), tức ức chế sự tổng hợp chất sinh học này trong cơ thể thì sẽ khống chế được viêm và làm giảm đau do viêm.
Thuốc và thực phẩm chức năng
Để chữa viêm xương khớp, giảm đau, người ta phải dùng các thuốc chống viêm, giảm đau. Thuốc được khuyên dùng dầu tiên là paracetamol, nhưng paracetamol chỉ hiệu quả với viêm xương khớp loại nhẹ.
Khi bị đau từ trung bình trở lên, người ta bắt buộc dùng thuốc chống viêm không steroid (viết tắt NSAID) như aspirin, diclofenac, ibuprofen… có tác dụng chống viêm giảm đau tốt nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ có hại, đặc biệt là đau dạ dày, làm cho loét, thậm chí xuất huyết tiêu hoá.
Trong chữa trị viêm xương khớp, có khi bác sĩ cho dùng thuốc corticoid dạng tiêm, tiêm vào khớp gọi là tiêm nội khớp. Lưu ý, đây là chỉ định phải được bác sĩ tiêm đúng cách, vô trùng, đúng thời gian của liệu trình, nhằm làm giảm phản ứng viêm quá trầm trọng ở khớp, làm giảm sự tăng sinh màng hoạt dịch. Bác sĩ chỉ định tiêm corticoid phải cân nhắc rất kỹ, nếu lạm dụng và tiêm không đúng sẽ gây nhiều tai biến: nhiễm trùng khớp, hoại tử xương, thủng gân, teo cơ…
Hiện nay, do các thuốc chính thức trị viêm xương khớp dễ gây tác dụng phụ có hại nên con người có khuynh hướng tìm các hợp chất thiên nhiên như glucosamin, chondroitin và collagen để làm chậm sự thoái hoá sụn khớp, hỗ trợ trị viêm xương khớp .
Traly Samin được sản xuất bởi công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly chứa Glucosamin 500mg giúp bổ sung chất nhầy dịch khớp, tăng khả năng bôi trơn của dịch khớp, giúp khớp vận động linh hoạt hơn, hỗ trợ giảm đau do thoái hóa khớp, khô khớp. Hỗ trợ điều trị tốt cho người trung niên, người cao tuổi mắc các bệnh về khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp.
Traly Samin với hàm lượng Glucosamin 500mg nay được bào chế dưới dạng lỏng, đóng trong tuýp nhựa, có mùi vị dễ uống, sử dụng rất an toàn và tiện lợi cho người già, có thể mang theo khi đi xa nhà.
Mặt khác, khi về già chức năng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều giảm, cơ quan tiêu hóa cũng vậy, làm giảm đáng kể sự hấp thu thuốc và các chất dinh dưỡng, Traly Samin được bào chế dưới dạng lỏng giúp hấp thu nhanh và tốt hơn ở người cao tuổi. Liều thông thường 3 ống chia 3 lần/ ngày uống sau các bữa ăn. Có thể uống trực tiếp hoặc pha loãng với nước.
Chi tiết sản phẩm xem tại: http://tranglypharma.com/xuong-khop/traly-samin
Tin liên quan:
Giải pháp điều trị bệnh viêm khớp
Hiện tượng viêm khớp
Gọi là “viêm xương khớp” bởi vì có hiện tượng viêm xảy ra ở ở gót chân, khớp ở cột sống… Còn gọi là “thoái hoá khớp” vì có tổn thương cơ bản là tình trạng thoái hoá sụn khớp.
Cơ chế gây viêm
Sụn khớp là lớp mô bao lấy đầu xương, có vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động, tránh cọ xát hai đầu xương của khớp, giúp khớp vận động dễ dàng.
Khi bị viêm xương khớp, có hai bệnh lý xảy ra: một là phản ứng viêm gây đau đớn, có khi không chịu nổi ở người bệnh; hai là các phản ứng viêm kéo dài dẫn đến tổn thương thứ phát như viêm nang hoạt dịch, phản ứng gây rối loạn thoái hoá ở khớp, cuối cùng là làm người bệnh mất khả năng vận động.
Viêm là phản ứng của cơ thể tìm là các sản phẩm sinh ra từ rối loạn thoái hoá khớp.cách loại trừ tác nhân gây viêm. Trong viêm xương khớp, tác nhân gây viêm
Để loại trừ tác nhân gây viêm, cơ thể sản sinh ra những chất sinh học như histamin, prostaglandin, leucotrien… làm cho chỗ viêm có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và nhất là lôi cuốn các tế bào bạch cầu đến dể “dọn sạch” tác nhân gây viêm. Nếu ngăn chặn được sự xuất hiện các prostaglandin gây viêm (phân biệt với prostaglandin bảo vệ niêm mạc dạ dày), tức ức chế sự tổng hợp chất sinh học này trong cơ thể thì sẽ khống chế được viêm và làm giảm đau do viêm.
Thuốc và thực phẩm chức năng
Để chữa viêm xương khớp, giảm đau, người ta phải dùng các thuốc chống viêm, giảm đau. Thuốc được khuyên dùng dầu tiên là paracetamol, nhưng paracetamol chỉ hiệu quả với viêm xương khớp loại nhẹ.
Khi bị đau từ trung bình trở lên, người ta bắt buộc dùng thuốc chống viêm không steroid (viết tắt NSAID) như aspirin, diclofenac, ibuprofen… có tác dụng chống viêm giảm đau tốt nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ có hại, đặc biệt là đau dạ dày, làm cho loét, thậm chí xuất huyết tiêu hoá.
Trong chữa trị viêm xương khớp, có khi bác sĩ cho dùng thuốc corticoid dạng tiêm, tiêm vào khớp gọi là tiêm nội khớp. Lưu ý, đây là chỉ định phải được bác sĩ tiêm đúng cách, vô trùng, đúng thời gian của liệu trình, nhằm làm giảm phản ứng viêm quá trầm trọng ở khớp, làm giảm sự tăng sinh màng hoạt dịch. Bác sĩ chỉ định tiêm corticoid phải cân nhắc rất kỹ, nếu lạm dụng và tiêm không đúng sẽ gây nhiều tai biến: nhiễm trùng khớp, hoại tử xương, thủng gân, teo cơ…
Hiện nay, do các thuốc chính thức trị viêm xương khớp dễ gây tác dụng phụ có hại nên con người có khuynh hướng tìm các hợp chất thiên nhiên như glucosamin, chondroitin và collagen để làm chậm sự thoái hoá sụn khớp, hỗ trợ trị viêm xương khớp .
Traly Samin được sản xuất bởi công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trang Ly chứa Glucosamin 500mg giúp bổ sung chất nhầy dịch khớp, tăng khả năng bôi trơn của dịch khớp, giúp khớp vận động linh hoạt hơn, hỗ trợ giảm đau do thoái hóa khớp, khô khớp. Hỗ trợ điều trị tốt cho người trung niên, người cao tuổi mắc các bệnh về khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp.
Traly Samin với hàm lượng Glucosamin 500mg nay được bào chế dưới dạng lỏng, đóng trong tuýp nhựa, có mùi vị dễ uống, sử dụng rất an toàn và tiện lợi cho người già, có thể mang theo khi đi xa nhà.
Mặt khác, khi về già chức năng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều giảm, cơ quan tiêu hóa cũng vậy, làm giảm đáng kể sự hấp thu thuốc và các chất dinh dưỡng, Traly Samin được bào chế dưới dạng lỏng giúp hấp thu nhanh và tốt hơn ở người cao tuổi. Liều thông thường 3 ống chia 3 lần/ ngày uống sau các bữa ăn. Có thể uống trực tiếp hoặc pha loãng với nước.
Chi tiết sản phẩm xem tại: http://tranglypharma.com/xuong-khop/traly-samin
Tin liên quan:
Giải pháp điều trị bệnh viêm khớp
Hiện tượng viêm khớp
Friday, October 11, 2013
Để bệnh đau khớp không còn là vấn đề bận tâm của bạn
Thoái hóa khớp, viêm khớp, đau nhức xương khớp,
khớp khó vận động… là các bệnh thường hay gặp về khớp trong cuộc sống. Bệnh khớp
thường tấn công người già và phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, gây nên
các cơn đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau khớp
là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp
xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động.
Khi tuổi càng cao thì các tế bào bị suy
thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất
nhờn ở đầu khớp xương. Sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai
đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương
giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động.
Những người lao động nặng về thể chất lúc còn
trẻ, bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa
tới tình trạng đau khớp.
Điều
trị:
Không dùng thuốc: Trong các trường hợp nhẹ, bác sĩ áp dụng các
phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát
sóng ngắn hay siêu âm, xung điện giảm đau, châm cứu. Vận động liệu pháp cũng có
hiệu quả trong giai đoạn cơn đau đã thuyên giảm. Lúc đau nhiều, bệnh nhân cần
nghỉ ngơi, tránh cho khớp phải hoạt động.
Dùng thuốc: Nếu việc điều trị bằng phương pháp trên
không còn hiệu quả tích cực, bác sĩ sẽ kê một số thuốc có tác dụng kháng viêm -
giảm đau non - steroid (NSAIDs) và thuốc giãn cơ. Việc dùng các thuốc kháng
viêm giảm đau nhằm mục đích giảm các triệu chứng đau và hạn chế vận động khớp
viêm cho người bệnh. Tuy nhiên những thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ và
thường không cải thiện được tình trạng bệnh lý của sụn khớp bị hư hỏng. Vì vậy
tác dụng của nhóm thuốc này chủ yếu chỉ nhằm giảm bớt hiện tượng viêm, cắt cơn
đau mà thôi.
Giải
pháp mới:
Ðến vài năm gần đây, người ta đã tìm ra một
số loại thuốc tương tác lên bệnh lý của sụn khớp một cách hiệu quả, trong đó có
Glucosamine. Thực tế lâm sàng cho thấy nó mang lại nhiều ưu điểm trong điều trị
hơn hẳn NSAID.
Ưu điểm lớn nhất ghi nhận được đến nay là có
rất ít tác dụng phụ khi sử dụng Glucosamine. Một vài trường hợp dị ứng không
đáng kể đối với người có cơ địa quá mẫn cảm với thuốc.
Ðã có rất nhiều nghiên cứu thử nghiệm so sánh
với các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), cho kết quả như sau:
1. Cải thiện triệu chứng viêm khớp như đau,
tầm độ khớp tương đương với NSAID trong thời gian ngắn và càng vượt trội hẳn
nếu uống thuốc thời gian càng dài.
2. Tính an toàn hơn hẳn với các loại NSAID
luôn luôn có rất nhiều tác dụng phụ kèm theo.
3. Người ta dùng phối hợp Glucosamine và
NSAID cho kết quả tốt hơn khi dùng đơn độc NSAID trong thời gian ngắn. Sau đó
ngưng NSAID, tiếp tục sử dụng Glucosamine thì tình trạng cải thiện vẫn tiếp tục
được duy trì theo kiểu tuyến tính.
4. Người ta thấy dùng NSAID, những ích lợi
giảm triệu chứng cho bệnh nhân sẽ nhanh chóng mất đi ngay sau khi ngưng thuốc.
Ngược lại, ngưng uống Glucosamine tác dụng vẫn tiếp tục kéo dài trong nhiều
tháng sau đó.
5. Với những bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều
trị dùng Glucosamine càng dài thì lợi ích kinh tế càng lớn vì tính an toàn và
hiệu quả của nó càng được phát huy.
Với mong muốn đưa ra thị trường những sản
phẩm tốt nhất cho người bị đau khớp, Công
ty TNHH Thương Mại Dược Phẩm Trang Ly đã tiến hành sản xuất và phân phối
sản phẩm Traly Samin. Sản phẩm với thành phần chính là Glucosamine
500mg, có tác dụng hiệu quả trong giảm đau do thoái hóa khớp, viêm khớp, đau
nhức xương khớp, khớp khó vận động….
Đặc biệt, sản phẩm được bào chế dưới dạng
dung dịch lỏng, dễ uống, không bị dính thực quản khi nuốt ở người già, hấp thu
thuốc tốt hơn. Sản phẩm được phân liều cụ thể vào từng ống nhựa, tiện lợi trong
sử dụng và bảo quản, vận chuyển, bảo vệ môi trường.
Traly Samin - Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, khô khớp
Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty TNHH Thương mại dược phẩm Trang Ly
Số 5 - G19 - TT Thành
Công - P. Thành Công - Q. Ba Đình - Hà Nội
Tel/Fax: 043 773 2901 –
043 773 8337 – 043 773 3756 – 043 773 5586
Website : /http://tranglypharma.com/
Saturday, August 3, 2013
Lựa chọn thực phẩm cho người bị viêm khớp
Viêm khớp là tình trạng viêm, đau
ở các khớp. Điều trị các triệu chứng viêm khớp thường bao gồm thay đổi lối sống,
vật lý trị liệu, thuốc và tập thể dục tác động thấp. Ngoài ra, chế độ ăn uống
cũng rất quan trọng trong việc điều trị cho các bệnh nhân viêm khớp, nó có thể
cải thiện hay làm trầm trọng hơn chứng viêm khớp. Sau đây là một vài lưu ý
trong chế độ ăn uống hàng ngày dành cho người bị viêm khớp.
1. Thực phẩm cần tránh
Ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo
sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng, đây chính là nguyên nhân làm trầm trọng thêm
bệnh viêm khớp. Cân nặng quá mức có thể gây áp lực lên các khớp, gây ra những
sự cố cho sụn và mô xương. Bạn có thể giảm cân thông qua chế độ ăn uống và tập
thể dục nhẹ nhàng để giảm đau và giảm những tổn thương khớp. Vì vậy những người
bị bệnh viêm khớp cần tránh các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như một
số loại thực phẩm sau:
- Một chế độ ăn thuần
chay, loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm từ động vật bao gồm cả thịt, cá, sữa
và trứng, có thể giảm các triệu chứng viêm điển hình của viêm khớp dạng thấp. Đặc
biệt là các loại thịt đỏ, là tác nhân ảnh hưởng lớn nhất đối với viêm khớp vì
nó làm tăng axit uric máu, gây đau.
- Hạn chế tất cả các món ăn làm
tăng chất mỡ trong máu vì đây sẽ là xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao
khớp như: thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm bông…
Ngoài ra tuyệt đối không dùng các
đồ uống có cồn như rượu, bia và các đồ uống có chứa nhiều cồn khác; không nên
hút thuốc vì chất oxy hóa từ khói thuốc sẽ góp phần làm trầm trọng hơn quá
trình thoái hóa khớp.
2. Những
thực phẩm nên dùng
a. Rong biển
Rong biển – một loại thực phẩm lý
tưởng để ngăn chặn hiện tượng viêm tấy trên mặt khớp. Trong rong biển có chứa
hàm lượng chất đạm cao hơn cả thịt cá, trứng sữa, đồng thời nó còn chứa nhiều
sinh tố, khoáng tố hơn nhiều các thực phẩm gốc động vật. Trong rong biển có chất
béo 3 – Omega có tác dụng kép vừa tương
tranh với chất mỡ trong máu vừa nâng cao sức kháng bệnh. Rong biển cũng không
gây gánh nặng cho đường tiêu hóa, và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan giải
độc như gan, thận, da có thể hoạt động với hiệu năng tối đa.
b. Hải sản
Ăn các loại hải sản như nghêu,
sò… Các loại thực phẩm này là nguồn cung ứng chất nhờn cho bao khớp.
c. Thực phẩm chứa axit béo omega-3
Nguồn thực phẩm cung cấp axit
béo omega - 3 bao gồm cá bơn, cá trích, cá ngừ, cá hồi hồ, cá hồi, cá
mòi, cá thu và cá nước lạnh khác. Một số thực phẩm khác như quả óc chó, dầu quả
óc chó, dầu đậu nành, dầu hạt cải, hạt lanh và dầu hạt lanh chứa các chất chuyển
đổi thành các axit béo omega-3.
Axit béo Omega-3 thiết yếu hỗ trợ
chức năng não, sức khỏe tim mạch và tăng cường hệ thống miễn dịch. Thường xuyên
tiêu thụ axit béo omega-3 sẽ làm giảm quá trình sản xuất các loại hóa chất gây
viêm nhiễm, xưng khuỷu khớp, ức chế các loại enzym làm tăng bệnh. Ngoài ra các
loại thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin D làm giảm tấy đỏ và giúp người bệnh
dễ chịu hơn.
d. Hành tỏi
- Hành ta, hành tây, tỏi… có giàu
chất quercetin, hydro sunfua có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sự lưu
thông máu. Hành tỏi giúp ức chế các hóa chất gây viêm nhiễm rất tốt cho người bị
viêm khớp. Trong thành phần của tỏi còn rất giàu kali, các nguyên tố vi lượng,
vitamin và i-ốt.
- Để bảo toàn cao nhất những tính
năng tuyệt vời của tỏi nên nghiền tỏi trước và để khoảng 15 phút trước khi cho
vào nấu (mục đích giúp tạo ra các phản ứng enzym để tăng cường các hợp chất có
tác dụng tốt đối với sức khoẻ trong tỏi).
e. Trái cây giàu Vitamin C
- Vitamin C có tác dụng bảo vệ
callagen, một thành phần chính của sụn, nếu thiếu thành phần này sụn sẽ yếu và
rủi ro gia tăng bệnh rất cao. Nhưng chú ý là trường hợp mắc bệnh viêm xương khớp
thì không nên lạm dụng Vitamin C liều cao (từ 1.500-2.500mg/ngày) kéo dài từ 8
tháng trở lên, để mang lại lợi ích cao nhất nên dùng từ 200-500mg/ngày.
- Cà chua tốt cho người bị thấp
khớp nhờ hàm lượng lycopen và chất carotenoit chống ôxy hoá. Tuy nhiên, hãy cẩn
thận với cà chua xanh vì trong
thành phần của nó có chứa solanin - một ancaloit tương đối độc. Một cốc nước ép cà chua chín mỗi ngày thực sự rất cần thiết
cho việc bảo vệ sụn.
- Tăng cường các loại trái cây
như: đu đủ, dứa, chanh, bưởi… vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng
viêm và sinh tố C, 2 hoạt chất có tác dụng kháng viêm.
f. Chè xanh
Theo rất nhiều nghiên cứu thì chè
xanh giàu chất chống ôxi hoá có tác dụng giảm đau cho bệnh thấp khớp, đặc biệt
là hợp chất có tên là epigallo catechin - 3 gallate (EGCG) có tác dụng hạn chế
đau xương nên giúp cho người bệnh dễ chịu. Mỗi ngày nên uống 3-4 cốc nước chè
xanh, nên hạn chế đồ uống giàu caffein.
g. Bắp cải
Loại rau này
giống như một chất bôi trơn, làm linh hoạt chuyển động các khớp. Thành phần bắp
cải lại giàu vitamin C, K và đặc biệt, ăn nhiều bắp cải giúp da đẹp hơn mà
không hề sợ tăng cân vì bắp cải chứa rất ít năng lượng.
Hơn thế, chất sunfua có trong bắp
cải do có tác dụng chống nhiễm khuẩn và tăng lượng enzim chống ôxy hoá, đóng
vai trò quan trọng trong quá trình giải độc của gan nên cũng tốt cho người bệnh
thấp khớp.
h. Toàn bộ ngũ cốc
Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt
là nguồn cung cấp phong phú chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy
hóa. Các lương thực này chứa nhiều carbohydrate phức, mang lại nguồn năng lượng
cho người bệnh. Những loại ngũ cốc tốt cho bạn như gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, bắp
rang, và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt khác.
Trên đây là những loại thực phẩm
nên tránh và nên sử dụng đối với người bị thoái hóa khớp. Ngoài ra mọi người
cùng có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung có chứa glucosamin, Chodroitin Boswellia Serrata: có tác dụng chống viêm đau trong bệnh
khớp, Curcuma longa là rất cần thiết trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh
thoái hóa khớp.
Friday, August 2, 2013
Sơ lược về thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính thường gặp ở người trung
niên và người có tuổi, xảy ra ở mọi chủng tộc, mọi thành phần của xã hội, ở tất
cả các nước và phụ nữ nhiều hơn nam giới. Thoái hóa khớp gây đau và biến
đổi cấu trúc khớp dẫn đến tàn phế làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và còn
là gánh nặng cho kinh tế gia đình và toàn bộ xã hội. Thoái hóa khớp nếu được chẩn
đoán sớm và điều trị sớm có thể làm chậm phát triển của bệnh, giảm triệu chứng
đau đớn, giúp duy trì cuộc sống hoạt động.
1. Một số thống kê về thoái hóa khớp
1.1 Sự liên quan chặt chẽ giữa
thoái hóa khớp và tuổi tác
- 15 – 44 tuổi: 5% người bị thoái hóa khớp
- 45 – 64 tuổi: 25 – 30% người bị thoái hóa khớp
- Trê 65 tuổi: 60 – 90% người bị thoái hóa khớp.
1.2 Các vị trí thường bị thoái
hóa:
- Cột sống thắt lưng:
31,12% - Háng: 08,23%
- Cột sống cổ: 13,96% - Nhiều
đoạn cột sống: 07,07%
- Gối: 12,57% - Các
khớp khác: 01,87%
- Các ngón tay: 03,13% -
Riêng ngón tay cái: 02,52%
1.3 Những đối tượng dễ bị thoái hóa khớp:
- Những người có cơ địa già sớm
do yếu tố di truyền.
- Người mập cũng dễ bị vì các khớp
phải gánh trọng lượng cơ thể nặng hơn.
- Ở người cao tuổi, khả năng sinh
sản và tái tạo sụn giảm dần, sụn mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, sự chịu lực,
chất dịch giảm nhiều… lại càng dễ bị bệnh.
- Một số người bình thường nhưng
hay lao động nặng và từng gặp các chấn thương như bị va vấp, ngã, tai nạn giao
thông… cũng có nguy cơ bị chứng bệnh này.
2. Nguyên nhân
Thoái hóa khớp là bệnh của toàn bộ các thành phần cấu tạo khớp
như sụn khớp, xương dưới sụn, bao hoạt tích, bao khớp… Thường xảy ra ở các khớp
chịu lực nhiều như: cột sống, gối, gót. Đây là tình trạng xảy ra do sự mất cân
bằng giữa sự tái tạo sụn và sự thoái hóa sụn, là một bệnh lý phức tạp diễn tiến
2 quá trình song song.
- Một là sụn thoái hóa phá hủy dần sụn khớp phủ trên bề mặt
xương cùng với thay đổi cấu trúc khớp.
- Và hai là hiện tượng viêm những tổ chức cận khớp. Sự thoái
hóa sụn khớp gây hạn chế vận động.
Hiện tượng viêm gây triệu chứng Đau – Xung huyết và
giảm hoạt động khớp. Nguyên nhân thường do:
2.1. Sự lão hóa
Theo qui luật của tự nhiên, ở người trưởng thành khả năng
sinh sản và tái tạo sụn giảm dần và hết hẳn. Các tế bào sụn với thời gian tích
tuổi lâu dần sẽ già, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và
mucopolysaccharide sẽ giảm sút và rối loạn, chất lượng sụn sẽ kém dần, tính chất
đàn hồi và chịu lực giảm.
2.2.Yếu tố cơ giới
Là yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa nhanh. Yếu tố cơ giới
thể hiện ở sự tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp hoặc
đĩa đệm là yếu tố chủ yếu trong thoái hóa khớp thứ phát, nó gồm:
- Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tích tỳ nén bình
thường của khớp và cột sống.
- Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, viêm, u, loạn sản
hay làm thay đổi hình thái, tương quan của khớp và cột sống.
- Sự tăng trọng quá tải: tăng cân quá mức do béo phì, do nghề
nghiệp.
2.3. Các yếu tố khác
- Di truyền: cơ địa già sớm.
- Nội tiết: mãn kinh, tiêu đường, loãng xương do nội tiết,
do tuốc.
- Chuyển hóa: bệnh goutte.
Theo nguyên nhân, có thể phân biệt hai loại thoái hóa khớp.
- Nguyên phát: nguyên nhân chính là do sự lão hóa, xuất hiện
muộn, thường ở người sau 60 tuổi, nhiều vị trí, tiến triển chậm, tăng dần theo
tuổi, mức độ không nặng.
- Thứ phát: phần lớn là do nguyên nhân cơ giới, gặp ở mọi lứa
tuổi (thường trẻ dưới 40 tuổi) khu trú một vài vị trí nặng và phát triển nhanh.
3. Các biểu hiện bệnh lý
3.1 Đau
- Đau ở vị trí khớp bị thoái hóa. Đau âm ỉ, ở cột sống có thể
có cơn đau cấp. Đau thường xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế.
Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt
khác sau khi vận động nhiều.
- Đau nhiều có co cơ phản ứng.
3.2 Hạn chế vận động
Các động tác của khớp bị thoái hóa có hạn chế, mức độ hạn chế
không nhiều và có thể chỉ hạn chế một số động tác, hạn chế động tác chủ động và
thụ động. Do hạn chế vận động cơ vùng thương tổn có thể bị teo.
3.3 Biến dạng
Không biến dạng nhiều như ở các khớp khác (viêm khớp,
goutte). Biến dạng ở đây do các gai xương mọc thêm ở đầu xương; ở cột sống biến
dạng hình thức gù, vẹo, cong, lõm
3.4 Các dấu hiệu khác
- Teo cơ: do ít vận động
- Tiếng lạo xạo khi vận động: ít giá trị vì có thể thấy ở
người bình thường hoặc ở các bệnh khác.
- Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng xung
huyết và tiết dịch ở màng hoạt dịch.
4. Điều trị và phòng bệnh
4.1 Nguyên tắc:
Không có thuốc điều trị quá trình thoái hóa, chỉ có thể điều
trị triệu chứng, phục hồi chức năng và phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa, hạn chế
các tác động cơ giới quá mức ở khớp và cột sống.
4.2 Các phương
pháp điều trị
4.2.1 Nội khoa:
Dùng các thuốc giảm đau - chống viêm
4.2.2 Các phương
pháp không dùng thuốc:
- Các bài thể dục cho từng vị trí thoái hóa
- Điều trị bằng tay: xoa bóp – kéo nắn, ấn huyệt, tập vận động
thụ động
- Điều trị bằng nước khoáng.
- Sử dụng các dụng cụ chỉnh hình
4.2.3 Điều trị ngoại
khoa
- Chỉnh lại dị dạng các khớp bằng cách đục và khoét xương.
- Điều trị thoái vị đĩa đệm bằng cách cắt vòng cung sau hay
lấy phần thoái vị.
4.3 Phòng bệnh
- Chống các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt.
- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi
mang vác, đẩy, xách, nâng...
- Kiểm tra định kỳ những người làm nghề lao động nặng dễ bị
thoái hóa khớp để phát hiện và điều trị sớm.
- Chống béo phì bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp.
- Khám trẻ em, chữa sớm bệnh còi xương, các tật về khớp
(vòng kiềng, chân cong). Phát hiện sớm các dị tật của xương, khớp và cột sống để
có biện pháp sớm, ngăn ngừa thoái hóa khớp thứ phát.
(Sưu tầm)
Subscribe to:
Posts (Atom)