Tuesday, April 15, 2014

Những vitamin có thể dùng được với thuốc

Các chế phẩm bổ sung có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng cùng với thuốc, tuy nhiên những phối hợp đúng có thể giúp ích trong việc chống lại bệnh.

Dưới đây là một số chế phẩm bổ sung khác có thể hỗ trợ cho các thuốc thông thường. Nhưng cần nhớ hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn có ý định dùng bất kỳ chế phẩm bổ sung nào.
1. Trầm cảm
Thuốc: Các thuốc chống trầm cảm
Bổ sung: Vitamin nhóm B
Lý do: Một nghiên cứu đăng trên tờ Psychiatry năm 2010 đã báo cáo về 2 trường hợp bệnh nhân trầm cảm không đáp ứng với các thuốc chống trầm cảm thông dụng; cả hai đều được phát hiện là có nồng độ vitamin B12 thấp và bệnh được cải thiện khi bắt đầu bổ sung vitamin này.
Đồng thời, 50-100mg vitamin B6 có tác dụng “khuyếch đại” thuốc điều trị sa sút trí tuệ.
2. Tiểu đường
Thuốc: Metformin
Bổ sung: Dầu cá, B12

Lý do: Một yếu tố nguy cơ của tiểu đường týp 2 là bệnh gan nhiễm mỡ, trong đó lượng calo thừa dẫn tới mỡ lắng đọng ở gan. Chức năng gan bị ảnh hưởng và gan bắt đầu sản xuất quá nhiều insulin, có thể dẫn tới bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Southampton đã chứng minh rằng uống khoảng 2g dầu cá mỗi ngày có thể giảm 30% lượng mỡ này. Do đó bệnh nhân đang uống metformin để điều trị tiểu đường týp 2 có thể cân nhắc bổ sung thêm dầu cá vào khẩu phần hằng ngày.
Một số nghiên cứu cũng thấy rằng metformin cản trở cơ thể hấp thu vitamin B12,khiến bệnh nhân có nguy cơ bị thiếu. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn tới thiếu máu, vì thế nếu đang uống metformin thì việc bổ sung B12 không phải là không có lý.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khác chưa thống nhất về điều này, vì thế trước hết bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
3. Tránh thai
Thuốc: Thuốc viên tránh thai
Bổ sung: Vitamin C
Lý do: Một số nghiên cứu gợi ý rằng phụ nữ uống thuốc tránh thai có nồng độ vitamin C thấp do hoóc môn trong thuốc có thể làm giảm hấp thu. Vitamin C rất quan trọng cho miễn dịch và liền vết thương.
4. Nhiễm khuẩn
Thuốc: Kháng sinh
Bổ sung: Probiotic (men tiêu hóa)
Lí do: Những người đang dùng kháng sinh có thể được lợi từ việc uống đồng thời cả men tiêu hóa chứa những vi khuẩn có lợi (probiotic). Việc bổ sung này giúp ngăn ngừa tiêu chảy – một tác dụng phụ hay gặp khi uống kháng sinh – nhờ bổ sung lượng vi khuẩn “tốt” trong ruột. Những người uống thêm probiotic cũng ít bị tiêu chảy, buồn nôn và đau dạ dày hơn.
5. Loãng xương

Thuốc: Nhóm bisphosphonat
Bổ sung: Vitamin D  và can xi
Lý do: Vitamin D và can xi rất quan trọng cho sức khỏe của xương, và những chế phẩm bổ sung này thường được kê đơn cho người có chẩn đoán bị loãng xương.
Một tổng kết 137 đăng trên tờ Annals of Internal Medicine năm 2010 thấy rằng kết hợp vitamin D và can xi bổ sung với thuốc làm giảm nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên, cần kết hợp cả lời khuyên về thay đổi lối sống và chế độ ăn.

Monday, April 14, 2014

Tác dụng của Thymomodulin đối với trẻ em

Đối với trẻ em, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm trong những năm đầu đời. Để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh ngày một gia tăng như dinh dưỡng thiếu cân đối, thực phẩm kém an toàn, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh,... thì việc tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch cho trẻ là việc vô cùng cần thiết.
Thymomodulin có bản chất là các protein có hoạt tính sinh học cao được tinh chế từ hormon tuyến ức (Thymus extract) của con bê non bằng kỹ thuật sinh học hiện đại. Thymomodulin được chứng minh là làm tăng rõ rệt số lượng bạch cầu, đặc biệt là tăng cao đáng kể số lượng Lympho T - tế bào miễn dịch quan trọng nhất của cơ thể. Hơn nữa Thymomodulin có khả năng kích thích tủy xương sản sinh kháng thể, thúc đẩy thành lập phức hợp miễn dịch giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.

Thymokid chứa Thymomodulin với hàm lượng phù hợp là giải pháp an toàn, hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trước các tác nhân gây bệnh đó. Thymokid giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ có sức đề kháng kém dẫn đến thường xuyên bị nhiễm khẩn, nhiễm virus, lao, cúm... hoặc trẻ bị suy giảm miễn dịch do phải sử dụng thuốc, hóa xạ trị điều trị ung thư ... Thymokid giúp trẻ bị dị ứng da, viêm mũi dị ứng, hen, dị ứng thức ăn giảm bớt số lần tái phát và các triệu chứng bệnh.
Ngoài Thymomodulin, Thymokid còn chứa L-Lysine, Kẽm và các vitamin nhóm B giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ một cách toàn diện nhất. Sản phẩm hỗ trợ hệ thống miễn dịch đồng thời kích thích trẻ ăn ngon, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng, 2 tác dụng này hiệp đồng với nhau tạo ra hiệu quả tối ưu trong việc giúp trẻ phòng ngừa bệnh tật và phát triển khỏe mạnh.

Monday, April 7, 2014

Vai trò quan trọng của giấc ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi con người. Giấc ngủ không những chỉ hồi phục sức lực của cơ thể đã bị mất, mà còn dùng để giảm nhẹ hoặc chữa một số bệnh nặng như loét dạ dày, cao huyết áp, suy nhược thần kinh… Do vậy, giấc ngủ được coi là liều thuốc tiên.

Trẻ càng nhỏ tuổi ngủ càng nhiều (trẻ mới sinh gần như ngủ suốt ngày, chỉ thức giấc khi đói hay tã ướt), thanh niên mỗi ngày ngủ 8-9 giờ, người cao tuổi ngủ ít hơn nhiều: chỉ 5-6 giờ hoặc 4-5 giờ, lại hay thức giấc. Nhưng, theo các nhà sinh lý học, vấn đế cốt lõi không phải ở số giờ ngủ mà ở chất lượng giấc ngủ: một giấc ngủ êm dịu, không mộng mị, chập chờn; thức dậy thấy thoải mái, dễ chịu, hào hứng bước vào một ngày mới. Do vậy, chúng ta không thể đòi hỏi người cao tuổi phải ngủ nhiều như những người trẻ tuổi mà hãy lựa chọn những giải pháp giúp người thân của chúng ta một giấc ngủ ngon theo đúng nghĩa.

Tuesday, April 1, 2014

Tăng men gan

1. Men gan
Men gan nằm trong tế bào gan và chúng tham gia vào các quá trình chuyển hoá quan trọng của các chất trong cơ thể. Vì vậy, men gan có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Khi men gan bị rối loạn, nhất là men gan tăng cao, phải hết sức lưu ý tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử trí thích hợp.
2. Các loại men gan
Bất kỳ người bình thường nào cũng có men gan. Men gan có 4 loại:
- AST (aspartate transaminase) hay còn gọi là SGOT (serum glutamic oxaloacetic transaminase).
- ALT (alanin transaminase) hay còn gọi là SGPT (serum glutamic pyruvic transaminase).
AST và ALT có trong tế bào gan. Bình thường, SGPT và SGOT có hàm lượng cố định trong máu khoảng dưới 40U/l huyết thanh.
- Alkalin phosphatase: có trong màng tế bào gan.
 - GGT (gamma glutamyl transpeptidase) có trong thành của tế bào ống mật.
 
3. Phân loại tăng men gan
- Mức độ nhẹ: men gan tăng từ 1-2 lần.
- Mức độ trung bình: men gan tăng từ 2-5 lần.
- Mức độ nặng: men gan tăng > 5 lần.
- Tỷ lệ ALT/AST cố thể đánh giá được về mức độ và nguyên nhân đối với bệnh của gan.
4. Các nguyên nhân làm tăng men gan
Nguyên nhân tại gan
- Nguyên nhân chính: viêm gan. Nồng độ của men gan tăng thông thường tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan. Viêm gan cấp do bất kể nguyên nhân gì đều làm men gan tăng đặc biệt là tăng rất cao, gấp 7-8 lần trở lên.
- Gan nhiễm mỡ, viêm gan mạn tiên triển, viêm gan dẫn đến xơ gan do rượu, viêm gan tự miễn, ung thư gan… cũng làm tăng men gan.
Nguyên nhân ngoài gan
- Tắc đường mật do giun, sỏi; viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp… cũng làm tăng men gan nhưng mức độ tăng không nhiều như trong viêm gan.
- Các bệnh truyễn nhiễm như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu... trong giai đoạn toàn phát cũng làm tăng men gan.
- Bệnh nhiễm khuẩn nặng (bệnh sởi, Rubella, nhiễm khuẩn huyết), ngộ độc hoặc sử dụng một số thuốc cũng có thể làm gia tăng men gan.
Uống rượu bia nhiều làm tăng men gan

- Ngoài ra còn rất nhiều bệnh mạn tính khác hay do chế độ ăn uống không điều độ, uống nhiều bia rượu, nhiễm độc, tập luyện gắng sức cũng làm thay đổi men gan so với bình thường.
5. Cách xử trí khi men gan tăng
- Khi đã biết mình bị tăng men gan, bạn nên giữ gìn sức khoẻ, tránh làm việc quá sức, có chế độ dinh dưỡng và vận động thích hợp.
- Khám bác sĩ chuyên khoa về bệnh gan mật để được xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời, tránh được sớm những biến chứng, đặc biệt là bệnh viêm gan siêu vi B.
- Người bị tăng men gan nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để được bác sĩ theo dõi và đánh giá tiến triển của bệnh.
- Chế độ dinh dưỡng: không uống rượu, bia và các loại nước uống có chất cồn, không hút thuốc lá, nếu xảy ra ở những người có tình trạng thừa cân béo phì thì nên kiêng cữ các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, nên dùng chế độ ăn bổ dưỡng nhiều chất đạm.
- Trong trường hợp cần thiết phải dùng thuốc để điều trị một số bệnh lý khác thì cần phải báo cho bác sĩ biết mình đang có tình trạng tăng men gan để tránh dùng những thuốc có hại cho gan.

Saturday, March 29, 2014

Chống rụng tóc cho phụ nữ sau sinh

Hỏi: Mình sắp sinh em bé rùi. Tóc mình đang dài, mình muốn nuôi tóc để sinh xong sẽ đi làm xoăn cho đẹp. Nhưng mà dạo này thấy nhiều chị em kêu ca phàn nàn quá, bảo là sinh xong rụng tóc kinh lắm, mình lo quá. Cho em hỏi sau sinh em nên dùng loại nào cho đỡ rụng tóc ạ?
Trả lời:
Trong thời gian mang thai, lượng estrogen tiết ra nhiều hơn, tuổi thọ của tóc được kéo dài, tốc độ rụng giảm. Vì thế, đa số phụ nữ khi ở quý 2 thai kỳ thấy mái tóc mình dày, bóng mướt. Sau khi sinh con, hàm lượng estrogen trong cơ thể chị em bắt đầu giảm, và tóc không chỉ rụng như bình thường mà cả số tóc không rụng trong thời kỳ có thai giờ đây cũng rời da đầu. Vì thế, nhiều chị em thấy tóc rụng rất nhiều sau 3-4 tháng sinh con.
Ngoài ra, trong thời kỳ cho con bú, loại nội tiết làm cho sữa mẹ dồi dào là prolactin - một chất ức chế estrogen - càng khiến tóc rụng nhiều hơn. Cộng với sự mệt mỏi, thiếu ngủ vì chăm con, lo lắng mỗi khi con ốm, căng thẳng trong công việc khi đi làm lại... cũng khiến chị em bị rụng tóc nhiều.
 
Rụng tóc là một biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể. Thông thường mỗi người chúng ta bị rụng khoảng 30 – 60 sợi tóc mỗi ngày. Tuy nhiên rụng tóc được xem là bệnh lý khi rụng hơn 100 sợi tóc/ngày.  Rụng tóc không chỉ còn là nỗi lo của riêng ai mà đã trở thành nỗi lo của rất nhiều người trong thời đại ngày nay.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta chỉ chú trọng đến việc chăm sóc làm đẹp bên ngoài như ủ tóc, hấp tóc, hay dùng dầu gội, dầu xả đắt tiền. Mặc dù tốn nhiều công sức và tiền bạc nhưng việc chăm sóc tóc bên ngoài không thể làm tóc bớt rung, khô, gãy, chẻ ngọn.
Thân tóc vốn là chất sừng, nên không thể hấp thu dưỡng chất. Vì vậy, viêc chăm sóc tóc bên ngoài với dầu gội, dầu xả, kem ủ tóc… chỉ có tác dụng tạm thời bên ngoài. Các sản phẩm chăm sóc tóc bên ngoài không thể thấm sâu vào dưới lớp da đầu để đến chân tóc nên không mang lại tác dụng gì trong việc nuôi dưỡng mái tóc khỏe, đẹp. Ngoài ra, các loại dầu gội thông thường vốn chứa hóa chất tẩy rửa, chính là nguyên nhân gây rụng tóc nhiều hơn. Việc để dầu gội, dầu xả thông thường lâu trên da đầu khi gội có thể khiến tóc rụng nặng hơn.

Thực tế, chỉ có chân tóc là nơi duy nhất nhận được dưỡng chất từ mạch máu. Có hơn 95% dưỡng chất nuôi tóc là do máu mang lại. Vì vậy, bổ sung dưỡng chất nuôi tóc từ bên trong bằng viên uống TRALY HAIR WOMAN (đối với nữ) chính là giải pháp giúp mang lại một mái tóc đẹp, chắc, khỏe.
TRALY HAIR WOMAN là sự kết hợp khoa học và hợp lý của 30 thành phần làm giảm khô, xơ, chẻ ngọn tóc, giúp tóc bóng mượt; giảm rụng tóc, giúp tóc khỏe mạnh từ chân tóc; tái tạo và nuôi dưỡng nang tóc, giúp tóc mọc nhanh và khỏe hơn; giảm tình trạng da đầu bị nhờn, viêm da đầu, gội đầu mạnh bằng móng tay làm tổn thương da đầu; giúp cho hệ tuần hoàn máu ở da đầu lưu thông tốt hơn, tăng cường sự trao đổi chất và miễn dịch cho nang tóc; tạo độ bóng mượt, mềm mại cho tóc, đồng thời giúp chống lão hóa hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm TRALY HAIR WOMAN còn có tác dụng làm đẹp da và móng cho phái đẹp.
Thông tin chi tiết về sản phẩm xin vui lòng vào trang web:  http://tranglypharma.com/san-pham-lam-dep/chong-rung-toc-cho-nu-traly-hair-woman
Sản phẩm được sản xuât bởi công ty TNHH thương mại dược phẩm Trang Ly.
Số 5G19 - TT Thành Công - P. Thành Công - Q. Ba Đình - Hà Nội

Wednesday, March 26, 2014

Những cột mốc phát triển của trẻ

Cột mốc phát triển là các hành vi hoặc kỹ năng thể chất được quan sát ở trẻ qua quá trình lớn lên. Theo đó, trẻ biết đi sớm nhất khi 8 tháng tuổi và muộn nhất là 18 tháng tuổi.
Cuối tháng 2/2014, tại TP HCM, 4 chuyên gia hàng đầu Việt Nam về nhi khoa, dinh dưỡng và tâm lý trẻ em đã tham gia buổi thảo luận bàn tròn bàn về nghiên cứu của Giáo sư Louise Dye, chuyên gia về Dinh dưỡng và Hành vi trẻ em (ĐH Leeds - Anh). Nội dung buổi thảo luận xoay quanh vấn đề: Trẻ không chỉ lớn lên theo độ tuổi mà còn theo từng cột mốc phát triển.
Theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Gia Khánh - Phó chủ tịch hội Nhi khoa Việt Nam, 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi là những cột mốc cha mẹ dựa vào để biết được con mình lớn lên thế nào. Tuy nhiên, đối với quan điểm hiện đại, đánh giá một đứa trẻ không chỉ dựa vào chiều cao, cân nặng, mà còn phải dựa vào sự phát triển thể chất, tinh thần, tâm lý và vận động ở từng độ tuổi.
Cột mốc phát triển là các hành vi hoặc các kỹ năng thể chất được quan sát ở trẻ qua quá trình lớn lên và phát triển. Tại mỗi cột mốc phát triển, luôn có những giới hạn tuổi trên và dưới để theo đó trẻ có thể đạt được cột mốc đó. Theo đó, trẻ biết đi sớm nhất khi 8 tháng tuổi và muộn nhất là 18 tháng tuổi. Điều này được xem là bình thường.
Giai đoạn phát triển
Lấy dấu ấn phát triển nổi trội nhất trong từng giai đoạn làm cơ sở, cùng việc đặt quyền lợi của trẻ và sự quan tâm của phụ huynh đối với sự phát triển của con em mình làm mục tiêu, các chuyên gia đã đồng thuận đưa ra cách chia cột mốc phù hợp cả 3 lĩnh vực nhi khoa, tâm lý và dinh dưỡng. Theo đó, giai đoạn mang thai, mau lớn (0 - 6 tháng), tập đi (6 - 12 tháng), tò mò (1 - 2 tuổi), khám phá (2 - 4 tuổi) và sáng tạo (4 - 6 tuổi).
iStock_000006771917_XXXLarge.jpg
Phát hiện sớm sự chậm trễ ở mỗi cột mốc có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ thông qua việc can thiệp kịp thời cho những bệnh lý vốn có của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ có thể hỗ trợ thêm cho bé những phương pháp hữu ích để phát huy tối đa tiềm năng của con em mình cho từng cột mốc phát triển.
Dinh dưỡng tác động  32% tới các giai đoạn phát triển của bé
Về phương diện chuyển hóa, tất cả các giai đoạn phát triển của bé cần sự thay đổi của tế bào và mô (cơ và xương phát triển, điều hòa sự vận động tự động của hệ cơ, não bộ tăng trưởng và mạng lưới dẫn truyền xung động thần kinh hiệu quả). Tất cả những sự thay đổi này đòi hỏi sự trợ giúp tốt nhất có thể: chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng phù hợp, môi trường nuôi dưỡng. Trong 3 yếu tố trên, dinh dưỡng quyết định đến 32% .
Tiến sĩ, bác sĩ Bảo Khanh khuyến cáo theo kết quả khảo sát Tình trạng dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á (SEANUTS), hơn 50% trẻ em Việt Nam từ 6 tháng đến 6 tuổi thiếu hụt vi chất quan trọng như A, B1, C, D và sắt. Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, hậu quả của suy dinh dưỡng là đặc biệt nghiêm trọng, không thể phục hồi, và ảnh hưởng lâu dài tới tương lai, thậm chí đến thế hệ sau.
Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), 1.000 ngày đầu tiên tính từ khi mẹ mang thai đến khi trẻ tròn 2 tuổi cần chế độ dinh dưỡng chuyên biệt, giúp bé đạt mốc phát triển đúng theo từng độ tuổi. Bên cạnh đó, sự phát triển trí não và nhận thức cũng rất quan trọng trong giai đoạn 1-6 tuổi, giúp trẻ học hỏi, ghi nhớ, và kết nối. Quá trình phải được hỗ trợ bằng dinh dưỡng như: DHA, cholin, iod, magiê và duy trì năng lượng ổn định cho hoạt động của não.
Như vậy, trong quá trình phát triển của bé suốt những năm đầu đời, dinh dưỡng luôn đóng vai trò nền tảng để phát huy tối đa tiềm năng tại từng cột mốc phát triển, đảm bảo dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này, cha mẹ có thể an tâm về sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn nhận thức của bé trong tương lai. Bên cạnh đó, hiểu rõ về cột mốc phát triển giúp cha mẹ không những tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho bé mà còn phát hiện kịp thời các trường hợp bệnh lý không mong muốn để có phương pháp chữa trị kịp thời.
(sưu tầm)

Saturday, March 22, 2014

Bệnh người già – Táo bón – Giải pháp phòng ngừa và điều trị.

Phòng ngừa táo bón hiệu quả
Táo bón khi mang thai
Khi số tuổi càng cao thì xuất hiện sự suy giảm chức năng của các bộ phận trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa. Khi đó, hệ tiêu hóa teo dần đi (không tính những khối mỡ bám vào đường tiêu hóa khi bị béo phì) đồng thời giảm cả 3 chức năng: co bóp, tiết dịch và hấp thu. Điều đó dẫn đến người trung niên và cao tuổi dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh táo bón kinh niên.

Do tuổi tác nên người cao tuổi nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng và chế độ vận động để cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên không phải người cao tuổi nào cũng có thể tránh được căn bệnh dễ phòng này. Vì vậy, giải pháp uống thêm inulin để phòng ngừa và điều trị táo bón sớm là khá tốt. Ngoài ra do hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng nên lý do này mà khi sử dụng thuốc ở lứa tuổi bác cần chú ý đến dạng bào chế hấp thu tốt nhất là dạng dung dịch uống.
• Inulin là một loại chất xơ giúp nhuận tràng, hỗ trợ điều trị rối loạn táo bón. Đây là thức ăn ưa thích của các lợi khuẩn ở đại tràng, do đó inulin làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột. Inulin không bị phân hủy bởi dịch đường tiêu hóa mà xuống tới đại tràng, giúp làm mềm phân, tăng khối lượng phân và kích thích nhu động ruột đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Do vậy, inulin rất có lợi cho đường tiêu hóa, đặc biệt là các trường hợp táo bón.
• Các chất xơ cũng có tác dụng tích cực trên bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp của bác. Inulin giúp làm giảm cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch, ổn định đường huyết và tăng tổng hợp các vitamin nhóm B.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm giúp bổ sung inulin dưới nhiều dạng bào chế: viên nang, viên nén, dạng cốm hòa tan, dung dịch uống. Inulin dạng viên thường gặp nhất, dễ mang theo nhưng hấp thu kém hơn và khó uống cho người già và trẻ em. Inulin dưới dạng dung dịch: Traly Inulin đóng trong ống khắc phục được các nhược điểm đó.
Chi tiết thông tin vui lòng xem tại:http://tranglypharma.com/tieu-hoa-gan-mat/traly-inulin