Monday, July 22, 2013

Vai trò của Lysin đối với sự phát triển của trẻ





Lysin là một axit amin thiết yếu của cơ thể đặc biệt cần thiết với trẻ em trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên cơ thể lại không tự tổng hợp được mà nguồn Lysin hoàn toàn phải đưa từ bên ngoài vào cơ thể thông qua đường thức ăn và các loại thuốc bổ. 

1. Vai trò của Lysin đối với sự phát triển của trẻ
-  Đối vớ trẻ, Lysin có vai trò quan trọng giúp trẻ tăng trưởng chiều cao và ngăn ngừa bệnh loãng xương. Lysin giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao
-  Lysin giúp hấp thu canxi, tạo collagen để giúp quá trình tạo mô liên kết của da, xương, sụn  giúp thúc đẩy và phát triển chiều cao, phát triển các men tiêu hóa, kích thích ăn ngon.
- Thiếu Lysin sẽ làm giảm quá trình tổng hợp Protein gây ra trẻ gầy, yếu, teo nhão cơ, biếng ăn, chậm lớn, thiếu men tiêu hóa, thiếu nội tiết tố, giảm sức miễn dịch, dẫn tới dễ mắc bệnh
- Với  trẻ em biếng ăn thì khi bổ sung Lysin tốc độ tăng cân cao hơn 40% so với khi không bổ sung Lysin. Và các vitamin cũng tham gia rất nhiều vào các quá trình chuyển hóa, giúp cơ thể phát triển.

 2. Cách bố sung Lysin cho trẻ
    Nhu cầu Lysin ở trẻ cao gấp đôi người trưởng thành:
-  Mỗi ngày tính theo 1kg cân nặng, trẻ sơ sinh đến 6 tuổi cần 99 mg
-  Từ 7 – 15 tuổi cần 44 mg
-  Từ  16 tuổi trở lên cần 12 mg
    Lysin có khá nhiều trong 1 số loại thực phẩm. Tính trong 100g thực phẩm thì:
-  Trứng có: 1.070mg
-   Thịt bò, thịt nạc, tôm, cá: 1.400 – 1.500 mg
-  Đậu xanh: 1.150 mg
-   Đậu nành: 1.970 mg
- Đậu phụng: 990 mg
    Tuy nhiên khi đun nấu lượng Lysin mất đi khá lớn như khi đun ngũ cốc sẽ mất khoảng 80% lượng Lysin. Vì thế ta thường gặp nhiều trường hợp trẻ em gầy yếu, biếng ăn chậm lớn do thiếu Lysin và các vitamin.
    Trong sữa mẹ có Lysin nên khi trẻ bú mẹ thì trẻ có đầy đủ Lysin. Còn từ khi trẻ ăn dặm trở đi nếu không biết chọn loại thực phảm giàu Vitamin cho trẻ thì rất dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu Lysin khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy giảm hệ miễn dịch
    Ngoài  việc cung cấp đầy đủ Lysin cho bé qua  vấn đề dinh dưỡng hàng ngày, các bà mẹ có thể cho bé sử dụng các loại thuốc bổ có chứa Lysin như Traly Top. Sản phẩm có dạng ống nhựa rất an toàn cho bé.

   Trên đây là cách chữa biếng ăn do thiếu lysin. Ngoài ra, trẻ còn biếng ăn do nhiều lý do khác trong đó có những lý do rất đơn giản ta không để ý như: thức ăn đơn điệu nhàm chán, trẻ ham chơi, ham tập nói hoặc do các yếu tố bệnh lý khác như thiếu men tiêu hóa... Cần tìm nguyên nhân để giải quyết trong đó có việc cải thiện chế độ ăn, tập cho trẻ thói quen và tạo ra những yếu tố tâm lý tốt cho trẻ khi ăn là rất quan trọng.

Có nên cho trẻ ăn gan động vật?




Gan lợn là thực phẩm giàu Vitamin A và các nguyên tố vi lượng, được nhiều người lựa chọn trong thực đơn cho bữa cơm gia đình nhưng cũng có nhiều băn khoăn, thắc mắc xung quanh vấn đề gan lợn chứa nhiều độc tố và đâu là cách chọn mua được gan tốt.

 1. Dinh dưỡng trong gan lợn
Trong 100g gan lợn chứa 21,3g protein, 25mg sắt, 8700 đơn vị quốc tế Vitamin A. Còn ở 100g thịt có nửa mỡ nửa nạc thì số lượng này sẽ là 9,5g protein, 1,4 mg sắt, không có vitamin A.
- Protein là nền móng quan trọng cấu thành cơ thể người, cáchoạt động sống như sự phát triển tầm vóc của trẻ. Sự phát triển chức năng của các cơ quan đều lấy sự hợp thành và tích luỹ protein trong tổ chức cơ thể làm nền móng.
- Chất sắt là nguyên liệu tạo ra huyết sắc tố, có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu.
     - Vitamin A có quan hệ mật thiết với thị lực bình thường của mắt, có liên quan đến sự hình thành của tế bào thượng bì bên ngoài và bên trong cơ thể. Nếu thiếu Vitamin A, có thể làm ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch của cơ thể người, gây truyền nhiễm, có thể ảnh hưởng tới sự phát triển xương của trẻ.
Như vậy ta có  thể thấy gan lợn là một thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên ta cần chú ý gan cũng là nơi đào thải các chất độc, vì vậy nếu chức năng gan kém hoặc động vật mắc bệnh thì các chất độc sẽ không được đào thải hết và vẫn còn lưu giữ tại gan.

2. Các độc tố có trong gan lợn
-   Gan có nhiệm vụ chuyển hoá và giải chất độc nên nếu chứcnăng gan kém, bị bệnh không thải được chất độc ra ngoài thì trong gan sẽ còn tồn dư nhiều mầm bệnh. Các loại ký sinh trùng như sán lá gan cũng thường trú ngụ ở gan, mặt khác ở những con lợn bị bệnh viêm gan thì gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh. 
- Trong gan cũng như các loại phủ tạng động vật khác như tim, bầu dục... đều có chứa nhiều đạm, cholesterol cao do đó không tốt cho những người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá, người bị tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, tiểu đường...

3. Vậy nên ăn gan lợn như thế nào?
- Trẻ em và phụ nữ đang nuôi con nhỏ, người thiếu máu thiếu sắt có thể ăn được gan và một số loại phủ tạng như tim, bầu dục nhưng chỉ nên ăn 2 - 3 lần/tuần, mỗi lần từ 50 - 70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 - 50g/bữa. Nếu trẻ ăn, có thể nấu thành món cho trẻ ăn với lượng thích hợp, mỗi tuần ăn 2 – 3 lần là được.
- Khi mua gan lợn, lưu ý chọn gan có màu đỏ sẫm tươi, không có những nốt sần trên bề mặt, ấn tay vào miếng gan thấy có đàn hồi tốt, miếng gan dẻo là gan có chất lượng tốt. Còn nếu trên bề mặt miếng gan có những nốt sần cục, màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi là gan nhiễm bệnh không nên mua.
- Trước khi chế biến, nên cắt lát mỏng từng miếng gan, rửa sạch bằng nước lạnh, bóp hết máu đọng, lấy giấy ăn thấm khô hết máu trong gan để loại bỏ chất độc trong máu của gan, chỉ còn giữ lại các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.
- Không nên ăn gan còn tái mà phải lưu ý để lửa to, cho gan chín kỹ để diệt được các vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng.

Saturday, July 20, 2013

Traly Top - Bồi bổ cơ thể, kích thích ăn ngon miệng

Gan động vật là một thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, giàu vitamin A và sắt. Trong 100g lợn có chứa 21,3g protein, 25mg sắt, 8700 đv quốc tế vitamin A trong khi ở thịt nửa nạc nửa mỡ là 9,5g protein, 1,4mg sắt, không có vitamin A. Do vậy, gan là món ăn có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu rất tốt.

Tuy nhiên, gan cũng là cơ quan có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc, cho nên nếu chức năng gan kém, bị bệnh không đào thải được các chất độc ra ngoài, gan sẽ còn tồn dư nhiều chất cặn bã và mầm bệnh. Do vậy, nếu không được xử lý đúng cách, ăn gan không chỉ không tốt mà còn có nguy cơ gây bệnh cho cơ thể.

Gan được chiết xuất theo phương pháp Philatop trong sản phẩm ống uống Traly Top không những loại bỏ đi những độc tố, nhưng mầm bệnh tiềm ẩn mà còn giữ nguyên được những dưỡng chất quý báu của gan. Traly Top còn kết hợp thêm với Lysin giúp bồi bổ cơ thể, kích thích ăn ngon miệng và hỗ trợ trong những trường hợp thiếu máu. Sản phẩm này rất phù hợp với những người gầy yếu, mệt mỏi, mới ốm dậy, ăn ngủ kém, da xanh xao. Bào chế dưới dung dịch uống đóng trong ống nhựa theo tiêu chuẩn của Bộ y tế rất an toàn khi sử dụng cho trẻ em.



Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Để biết thêm thông tin chi tiết tham khảo tại Traly Top            

Saturday, July 13, 2013

Một số loại rau củ quả quen thuộc hàng ngày có tác dụng thanh lọc, giải độc gan

Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều loại rau củ quả có tác dụng rất tốt trong việc thanh lọc, giải độc gan mà ít ai biết đến. Sau đây là một số loại rau củ quả mà các bạn nên kết hợp trong bữa ăn hàng ngày của mình để có một lá gan khỏe mạnh.

1. Bưởi


Bưởi là 1 loại quả rất tốt dành cho những người mắc bệnh gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ. Thành phần của bưởi chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, giúp cho quá trình làm sạch tự nhiên của gan diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, trong thành phần của vỏ bưởi có các chất như flavonoid neohesperidin, poncirun, isosakuranetin… có tác dụng trong việc bảo vệ tế bào gan, nhuận gan, chữa gan nhiễm mỡ. Một ly nhỏ nước ép bưởi mỗi ngày sẽ giúp đẩy mạnh sản xuất các enzym giải độc gan, triệt tiêu các chất gây ung thư và các chất độc khác

2. Củ cải và cà rốt


Cả hai loại củ này đều chứa nhiều beta-caroten và flavonoid, ăn nhiều cả rốt và củ cải sẽ giúp gan chống lại các chứng bệnh như xơ gan, gan nhiễm mỡ đồng thời loại bỏ các gốc tự do ở gan, giúp cải thiện chức năng tổng thể của gan. Đặc biệt, sau khi uống rượu bia, bạn có thể ăn thêm cà rốt và củ cải, bởi trong thành phần của chúng có chứa một lượng lớn chất pectin sẽ giúp giảm nồng độ các chất có hại trong rượu bia, bảo vệ gan, kích thích sự lưu thông máu, tăng khả năng kháng bệnh.

3. Trà xanh


Chất oxy hóa trong trà xanh là một thành phần không thể thiếu trong việc loại bỏ các cholesterol có hại trong gan cũng như trong cơ thể. Hơn nữa, trà xanh còn chứa hợp chất flavonoid có tác dụng ngăn ngừa không cho virus viêm gan C thâm nhập vào gan.

4. Quả bơ


Trong trái bơ có chứa vitamin E, vitamin C, chất xơ, kali, omega-9, axit folic, lutein, kẽm… Không chỉ có tác dụng trong việc giữ gìn nhan sắc của chị em, trái bơ còn giúp cơ thể sản xuất glutathione, một chất cần thiết giúp gan loại bỏ các chất độc hại.

5. Quả táo


Trong táo chứa rất nhiều pectin (chất xơ) giúp cơ thể làm sạch và giải phóng các độc tố từ đường tiêu hóa. Pectin được phân hủy trong ruột bởi các vi khuẩn tốt, tạo thành một lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, giúp xoa dịu và ngăn ngừa các chất gây kích thích ruột. Điều này đã triệt tiêu đáng kể các chất độc hại trong cơ thể, khiến gan khỏe mạnh, giải tỏa áp lực hoạt động.

6. Dầu oliu


Tinh dầu oliu thuộc nhóm tinh dầu có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là gan và tim. Dầu oliu có chứa chất béo omega 3, lipid có lợi. Chúng giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi gan và cơ thể, hạn chế nguy cơ “ thẩm thấu” các chất độc hại đó vào máu. Sử dụng dầu oliu thường xuyên sẽ loại bỏ các triệu chứng gây ra sạn gan, xơ gan… cải thiện sức khỏe cho người mắc các bệnh liên quan đến gan.

7. Ngũ cốc


Các loại ngũ cốc như gạo lứt, ngô, lúa mì, các loại hạt họ đậu… đều rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là gan. Vitamin B, carbohydrate, các axit béo, protein … giúp cơ thể thực hiện tốt chức năng gan. Các chất xơ thực vật rất có lợi trong việc thải trừ các chất thải độc hại như amoniac trong gan.

8. Rau


Trong rau xanh có chưa rất nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất … làm tăng số lượng glucosinolate trong hệ thống tiêu hóa, thúc đẩy gan sản xuất enzyme để loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Ăn nhiều rau xanh sẽ làm giảm đáng kể các nguy cơ dẫn đến xơ gan, ung thư gan…

9. Trái cây họ nhà chanh



Những trái cây thuộc họ này có chứa một lượng vitamin C, axit xitric, canxi, magiê, flavonoid sinh học, pectin, limonin, các chất hỗ trợ miễn dịch, kháng khuẩn và diệt virus khá cao. Việc uống rượu bia là vô cùng có hại cho men gan, tuy nhiên, bạn chỉ cần bổ sung một ly chanh tươi vào cơ thể là đã cải thiện được tình trạng nguy kịch này. Mỗi ngày bạn hãy uống một cốc nước chanh, điều đó sẽ kích thích gan làm việc hiệu quả cho cả ngày.

10. Quả óc chó


Chứa lượng axit amin arginine rất cao, quả óc chó giúp loại bỏ ammoniac trong gan một cách hiệu quả. Ngoài ra, quả óc chó cũng chứa lượng glutathione và axit béo omega-3 vô cùng dồi dào để hỗ trợ việc làm sạch các độc tố khác có trong gan.

11. Nghệ



Nghệ là gia vị rất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là gan. Chất oxi hóa có trong nghệ có thể ngăn chặn và ức chế những hợp chất có hại gây ra ung thư gan. Ngoài ra, nghệ còn giúp hồi phục lại cơ thế hoạt động của hệ miễn dịch, giúp loại thải và thay thế các tế bào ung thư có trong gan.

Wednesday, July 10, 2013

Những loại rau quả giúp bảo vệ gan

Trong rau xanh không chỉ giàu vitamin mà còn chứa đại lượng chất xơ, muối vô cơ… những chất này là những thành phần dinh dưỡng không thể thiếu cho những người bệnh gan trong quá trình phục hồi sức khỏe, đặc biệt là những loại rau quả sau.



Tỏi
Tỏi tính chát, ấm, vị cay, là loại củ người bị bệnh gan chuyên dùng. Tỏi chứa vitamin V, vitamin B, vitamin C…  chất chiết xuất từ có tác dụng chống khuẩn, chống vi rút, mềm hóa huyết quản…

Rau muống
Rau muống tính ngọt, bình, chứa protit, chất béo, muối vô cơ, carotene, niacin… có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, mát máu…

Nấm
Nấm có nhiều chủng loại như nấm kim châm, nấm hương, nấm sò, bao gồm cả mộc nhĩ… Nấm có tính bình, vị ngọt, chứa nhiều loại đường, nhiều loại vitamin, chất đạm, chất béo và muối vô cơ. Thực nghiệm chứng minh nhiều loại chất trong nấm có tác dụng điều tiết miễn dịch, kháng u, ung thư, người bệnh gan nên thường xuyên ăn.


Hạt sen
Hạt sen tính bình, vị ngọt, hàm chứa protein, chất béo, có tác dụng ích khí bổ trung, lợi phổi chặn ho, đồng thời giúp an thần. Thường xuyên ăn hạt sen giúp còn giúp phòng tránh và chữa trị gan xơ cứng. 

Cà rốt 
Cà rốt tính hơi ấm, vị ngọt, giàu nguồn vitamin A (carotene). Cà rốt giàu dinh dưỡng, mạnh khỏe dạ dày, tiêu hóa thức ăn, ăn sống hay chín đều giúp nâng cao mức vitamin A cho người bệnh gan, có tác dụng gián tiếp phòng chống phát sinh ung thư biến chứng.


Xà lách
Xà lách tính bình, vị ngọt, hàm chứa vitamin B, vitamin C, carotene, niacin và muối vô cơ. Thực nghiệm trên động vật cho biết, xà lách rút ngắn thời gian đông máu, có công hiệu cầm máu, thích hợp với người bệnh gan có các triệu chứng như chảy máu mũi, cháy máu răng lợi…

Cà chua
Cà chua tính bình, vị chua hơi ngọt, giàu protein, chất béo, muối vô cơ, niacin, vitamin C, vitamin B1,B2 và cả carotene, có công hiệu  thanh nhiệt, giải độc, mát máu cân bằng gan, ăn sống hay chín đều được. 

 
Bí tính hơi hàn, vị ngọt, có protein, vitamin, niacin. Vỏ bí có lợi cho tiêu sưng, thịt bí hóa đờm chặn ho, thanh nhiệt chống khát đồng thời có thể giải độc của cua, cá.



Rong biển
Rong biển tính hàn, vị mặn, chứa đại lượng I ốt, vitamin, chất đạm, chất béo… có tác dụng hóa đờm tản hạch. Theo nghiên cứu, chất chiết xuất từ rong biển khống chế tiểu cầu kết tập và ô xy hóa chất béo rất tốt, đồng thời còn có tác dụng chống viêm loét.

Dưa chuột
Dưa chuột tính hàn, vị ngọt, giàu vitamin B1, B2, niacin, protein. Chất xơ trong dưa chuột có tác dụng thúc đẩy đường ruột đào thải độc tố và giảm cholesterol, phù hợp để chữa trị bệnh gan nhiễm mỡ.
 (Theo people)

Tuesday, July 9, 2013

Nguyên tắc dinh dưỡng và thực đơn cho người bệnh viêm gan mãn tính

        Người bị viêm gan mãn tính, ngoài dùng thuốc điều trị, chế độ ăn hợp lý có vai trò quan trọng trong việc phục hồi, cải thiện chức năng gan.



1. Nguyên tắc dinh dưỡng
-     Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng, đảm bảo năng lượng 1.800 – 1.900 kcal/ngày, trong đó:
    + Chất đạm: 1 – 1,5g/kg thể trọng.
    + Chất béo: 15 – 20%.
    + Chất bột đường: 300 – 400g/ngày.
-    Nên ăn nhiều bữa nhỏ để giúp hấp thu tốt hơn.
-    Ăn uống đúng giờ, không để cơ thể bị đói.
2. Chế độ dinh dưỡng
a.Chất bột đường:
-    Tăng chất bột đường dễ hấp thu từ gạo, ngũ cốc, trái cây ngọt để cung cấp lượng đường cần thiết cho gan.
b.Chất béo:
-    Nên ăn những món hấp, luộc.
-    Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè. Chất béo từ cá, trứng, đậu mè cũng tốt cho gan.
-    Hạn chế dùng các thức ăn chiên xào, nướng cháy.
-    Không nên dùng mỡ, nội tạng động vật.
c. Protein (chất đạm): 1 – 1,5 g/kg/ngày.
-    Sử dụng thức ăn hàm lượng đạm cao nhưng ít béo như lòng trắng trứng, thịt gà nạc, thịt heo nạc, cá, sữa tách béo…
-    Mỗi ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và 1 cốc sữa là đủ.
-    Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa.
d.Vitamin và khoáng chất:
-    Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan.
-    Nên dùng rau củ và trái cây tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt để cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất,
-    Mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau có màu xanh đậm và một loại rau có màu cam (cà rốt, cà chua, bí đỏ…), trái cây giàu Viatmin C như cam, quýt…
e. Chất sắt:
-    Nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như thịt đỏ (bò, heo, cừu…), gan, huyết, rau lá xanh (rau cải xoong, rau bina, cải xoăn…), lúa mạch, yến mạch…trong quá trình điều trị Interferon.
-    Tránh nấu ăn bằng nồi sắt hoặc dùng thuốc bổ có chất sắt.
f.  Sữa:
-    Nên dùng khoảng 1 – 2 ly sữa/ngày để cung cấp thêm nguồn đạm, canxi, vitamin D cho cơ thể như sữa đậu nành, sản phẩm sữa bò đã tách béo, sản phẩm sữa bò có thành phần chất béo nguồn gốc thực vật
-    Có thể dùng các chế phẩm từ sữa như: yaourt, phômai…
-    Không nên dùng các loại sữa bò nguyên kem.
g.Cần tránh:
-    Những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng, tránh ăn thực phẩm ôi thiu, các chất phụ gia độc hại, phẩm màu tổng hợp, các chất bảo quản thực phẩm.
-    Không dùng gia vị, rượu, bia, chất kích thích…

(BS. Nguyễn Viết Quỳnh Thư)

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh gan


1. Với người bị viêm gan B cấp tính:
-     Cần ăn thành nhiều bữa, tránh ăn quá no một lúc
-     Không nên ăn những thức ăn khó tiêu có nhiều gia vị, dầu mỡ như tiêu, ớt, đồ ăn chiên rán…
-     Nên uống nhiều nước nhưng không uống nước đá, đặc biệt không uống bia rượu, cà phê, thuốc lá
-     Cần có chế độ nghỉ ngơi thường xuyên, không làm việc quá sức, tránh các căng thẳng tâm lý
-    Hạn chế dùng thuốc một cách tối đa, nếu buộc phải dùng thuốc nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc bừa bãi.
-    Khi tình trạng nhiễm độc gan trầm trọng cần được theo dõi chăm sóc trong bệnh viện, còn nếu mức độ nhẹ có thể nghỉ ngơi điều trị tại nhà. Trong trường hợp này nên ăn nhẹ và nhiều hơn về buổi sáng vì một số nghiên cứu cho thấy buổi sáng cơ thể và khả năng hấp thu của gan tốt hơn so với chiều, do tình trạng nhiễm độc vì vậy buổi chiều nên ăn ít hơn để tránh bị đầy bụng và nên ăn thành nhiều bữa.
   Về cơ bản vẫn phải ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ năng lượng. Sau khi gan bình phục có thể ăn uống trở lại bình thường, chỉ cần giảm mỡ và các đồ uống có hại cho gan.

2. Với người bị viêm gan mãn tính:
-     Nên tiếp tục ăn uống một cách bình thường, tránh ăn kiêng quá mức cần thiết.
-     Để tạo ra sự ngon miệng nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn nhiều rau quả và trái cây để có đủ chất xơ, cũng như nên ăn nhiều đạm nhất là đạm thực vật như đậu xanh, đậu nành và từ tôm cá… vì chất đạm sẽ giúp cơ thể nhanh phục hồi và có tác dụng chống đỡ lại bệnh tật, làm cho tế bào gan tăng trưởng và phục hồi.
-     Có chế độ tập thể dục một cách phù hợp và giảm bớt các thức ăn có chất béo, cholesterol và đường
-     Khi viêm gan mãn tính có vàng da, khả năng bài tiết mật có thể giảm vì thế sự hấp thu các chất béo trở nên khó khăn hơn, các loại sinh tố hòa tan trong mỡ như Vitamin A, D, E sẽ không hấp thụ đủ vì vậy nên uống thêm một số thuốc bổ bổ sung vitamin và khoáng chất
-     Cần tránh tuyệt đối bia rượu, đây là kẻ thù rất nguy hiểm với gan
-     Về thuốc, rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh có thể gây tổn thương các tế bào gan, nên người bị viêm gan cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất cứ một loại thuốc nào.
     Tóm lại người bị viêm gan, đối với từng giai đoạn, việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể và tránh xa các chất độc hại là rất cần thiết để góp phần tạo nên chất lượng sống tốt hơn cũng như kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
(Theo BS Bạch Long)

Các sản phẩm bổ sung Vitamin và hỗ trợ tăng cường chức năng gan tại SP Traly