Showing posts with label viêm gan mãn tính. Show all posts
Showing posts with label viêm gan mãn tính. Show all posts

Tuesday, July 9, 2013

Nguyên tắc dinh dưỡng và thực đơn cho người bệnh viêm gan mãn tính

        Người bị viêm gan mãn tính, ngoài dùng thuốc điều trị, chế độ ăn hợp lý có vai trò quan trọng trong việc phục hồi, cải thiện chức năng gan.



1. Nguyên tắc dinh dưỡng
-     Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng, đảm bảo năng lượng 1.800 – 1.900 kcal/ngày, trong đó:
    + Chất đạm: 1 – 1,5g/kg thể trọng.
    + Chất béo: 15 – 20%.
    + Chất bột đường: 300 – 400g/ngày.
-    Nên ăn nhiều bữa nhỏ để giúp hấp thu tốt hơn.
-    Ăn uống đúng giờ, không để cơ thể bị đói.
2. Chế độ dinh dưỡng
a.Chất bột đường:
-    Tăng chất bột đường dễ hấp thu từ gạo, ngũ cốc, trái cây ngọt để cung cấp lượng đường cần thiết cho gan.
b.Chất béo:
-    Nên ăn những món hấp, luộc.
-    Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè. Chất béo từ cá, trứng, đậu mè cũng tốt cho gan.
-    Hạn chế dùng các thức ăn chiên xào, nướng cháy.
-    Không nên dùng mỡ, nội tạng động vật.
c. Protein (chất đạm): 1 – 1,5 g/kg/ngày.
-    Sử dụng thức ăn hàm lượng đạm cao nhưng ít béo như lòng trắng trứng, thịt gà nạc, thịt heo nạc, cá, sữa tách béo…
-    Mỗi ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và 1 cốc sữa là đủ.
-    Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa.
d.Vitamin và khoáng chất:
-    Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan.
-    Nên dùng rau củ và trái cây tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt để cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất,
-    Mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau có màu xanh đậm và một loại rau có màu cam (cà rốt, cà chua, bí đỏ…), trái cây giàu Viatmin C như cam, quýt…
e. Chất sắt:
-    Nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như thịt đỏ (bò, heo, cừu…), gan, huyết, rau lá xanh (rau cải xoong, rau bina, cải xoăn…), lúa mạch, yến mạch…trong quá trình điều trị Interferon.
-    Tránh nấu ăn bằng nồi sắt hoặc dùng thuốc bổ có chất sắt.
f.  Sữa:
-    Nên dùng khoảng 1 – 2 ly sữa/ngày để cung cấp thêm nguồn đạm, canxi, vitamin D cho cơ thể như sữa đậu nành, sản phẩm sữa bò đã tách béo, sản phẩm sữa bò có thành phần chất béo nguồn gốc thực vật
-    Có thể dùng các chế phẩm từ sữa như: yaourt, phômai…
-    Không nên dùng các loại sữa bò nguyên kem.
g.Cần tránh:
-    Những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng, tránh ăn thực phẩm ôi thiu, các chất phụ gia độc hại, phẩm màu tổng hợp, các chất bảo quản thực phẩm.
-    Không dùng gia vị, rượu, bia, chất kích thích…

(BS. Nguyễn Viết Quỳnh Thư)

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh gan


1. Với người bị viêm gan B cấp tính:
-     Cần ăn thành nhiều bữa, tránh ăn quá no một lúc
-     Không nên ăn những thức ăn khó tiêu có nhiều gia vị, dầu mỡ như tiêu, ớt, đồ ăn chiên rán…
-     Nên uống nhiều nước nhưng không uống nước đá, đặc biệt không uống bia rượu, cà phê, thuốc lá
-     Cần có chế độ nghỉ ngơi thường xuyên, không làm việc quá sức, tránh các căng thẳng tâm lý
-    Hạn chế dùng thuốc một cách tối đa, nếu buộc phải dùng thuốc nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc bừa bãi.
-    Khi tình trạng nhiễm độc gan trầm trọng cần được theo dõi chăm sóc trong bệnh viện, còn nếu mức độ nhẹ có thể nghỉ ngơi điều trị tại nhà. Trong trường hợp này nên ăn nhẹ và nhiều hơn về buổi sáng vì một số nghiên cứu cho thấy buổi sáng cơ thể và khả năng hấp thu của gan tốt hơn so với chiều, do tình trạng nhiễm độc vì vậy buổi chiều nên ăn ít hơn để tránh bị đầy bụng và nên ăn thành nhiều bữa.
   Về cơ bản vẫn phải ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ năng lượng. Sau khi gan bình phục có thể ăn uống trở lại bình thường, chỉ cần giảm mỡ và các đồ uống có hại cho gan.

2. Với người bị viêm gan mãn tính:
-     Nên tiếp tục ăn uống một cách bình thường, tránh ăn kiêng quá mức cần thiết.
-     Để tạo ra sự ngon miệng nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn nhiều rau quả và trái cây để có đủ chất xơ, cũng như nên ăn nhiều đạm nhất là đạm thực vật như đậu xanh, đậu nành và từ tôm cá… vì chất đạm sẽ giúp cơ thể nhanh phục hồi và có tác dụng chống đỡ lại bệnh tật, làm cho tế bào gan tăng trưởng và phục hồi.
-     Có chế độ tập thể dục một cách phù hợp và giảm bớt các thức ăn có chất béo, cholesterol và đường
-     Khi viêm gan mãn tính có vàng da, khả năng bài tiết mật có thể giảm vì thế sự hấp thu các chất béo trở nên khó khăn hơn, các loại sinh tố hòa tan trong mỡ như Vitamin A, D, E sẽ không hấp thụ đủ vì vậy nên uống thêm một số thuốc bổ bổ sung vitamin và khoáng chất
-     Cần tránh tuyệt đối bia rượu, đây là kẻ thù rất nguy hiểm với gan
-     Về thuốc, rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh có thể gây tổn thương các tế bào gan, nên người bị viêm gan cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất cứ một loại thuốc nào.
     Tóm lại người bị viêm gan, đối với từng giai đoạn, việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể và tránh xa các chất độc hại là rất cần thiết để góp phần tạo nên chất lượng sống tốt hơn cũng như kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
(Theo BS Bạch Long)

Các sản phẩm bổ sung Vitamin và hỗ trợ tăng cường chức năng gan tại SP Traly