Tuesday, August 12, 2014

Những điều cần biết về vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B rất cần thiết đối với cơ thể. Đây là hợp chất hòa tan, không lưu lại trong cơ thể lâu nên cần phải bổ sung thường xuyên qua những thực phẩm dùng hàng ngày. Vitamin nhóm B bao gồm vitamin B1, vitamin B2, niacin, folate, vitamin B6, B12, biotin và pantothenie acid.
Vitamin B1 (thiamin)
B1 giúp cơ thể chuyển hóa carbonhydrates, rượu, mỡ khi ăn vào thành năng lượng, có nhiều trong rau xanh hoa quả, thịt động vật, sữa, trứng, thực phẩm dạng hạt... Đây là loại vitamin hòa tan nên rất dễ bị tổn thất khi chế biến quá kỹ, nhất là trong trường hợp bổ sung thêm bicarbonate soda vào nước sẽ làm trôi nhanh nguồn dưỡng chất này.
Khẩu phần vitamin B1 khuyến cáo nên dùng đối với người lớn là 0,4 mg/ 1.000kcal. Thiếu hụt vitamin B1 có thể làm cho cơ thể mắc phải bệnh tê phù, ngược lại nếu dùng dài kỳ ở liều 3g B1/ngày có thể để lại phản ứng phụ nguy hiểm.
Vitamin B2 (riboflavin)
Vitamin B2 thường có trong bơ sữa trứng
Giúp thực phẩm khi ăn vào biến thành năng lượng, ngoài ra nó còn có nhiệm vụ tạo ra một số enzyme quan trọng. Vitamin B2 có nhiều trong sữa, bơ, trứng, ngũ cốc, thịt, sản phẩm thịt.... và rất dễ bị khử bởi ánh sáng tự nhiên, vì vậy thực phẩm khi mua về nên dùng ngay, tránh phơi ra ánh nắng mặt trời, kể cả sữa.
Hàng ngày cơ thể cần khoảng 1,1mg Vitamin B2 (đối với phụ nữ) và 1,3mg (đối với nam). Nếu thiếu hụt vitamin B2 dễ mắc bệnh răng miệng. Vitamin B2 là loại hợp chất không hòa tan nên rất ít khi để lại phản ứng phụ gây ngộ độc
Vitamin B3 (niacin)
Niacin là dưỡng chất rất cần cho cơ thể để hình thành các loại enzyme quan trọng và chuyển hóa năng lượng từ nguồn thức ăn đầu vào. Vitamin B3 có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, sản phẩm thịt, bánh mì, ngũ cốc tăng cường, khoai, sữa, cá,... Liều dùng khuyến cáo 6,6 mg/1.000kcal cho mọi lứa tuổi, riêng phụ nữ cho con bú nên bổ sung thêm 2,3 mg/ngày.
Thiếu hụt vitamin B3 có thể gây bệnh pellagra, làm xạm đen hoặc tróc vảy da khi phơi ra ngoài nắng. Nếu dùng liều cao từ 3-6g/ngày có thể gây tổn thương gan, gây cháy nắng mặt và da.
Vitamin B6 (pyridoxine)
Vitamin B6 rất cần cho quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể và là hợp chất quan trọng cho việc tạo haemoglobin (huyết sắc tố, chất tạo nên màu đỏ của tế bào hồng cầu), máu cho cơ thể. Vitamin B6 có nhiều trong thực phẩm truyền thống như ngũ cốc, hoa quả, rau xanh dạng lá và gan động vật. Liều dùng khuyến cáo tùy thuộc vào lượng protein tiêu thụ của mỗi người, trung bình từ 15mg trên mỗi gam protein. Nếu lạm dụng, dùng trên 50 mg/ngày có thể gây ảnh hưởng đến chức năng hệ thần kinh. Tại Mỹ người ta khuyến cáo không được dùng quá 10mg/ngày, trừ khi có đơn của bác sĩ.
Folate (folic acid)
Folate có nhiệm vụ tạo tế bào máu và giúp tế bào máu phát triển, giúp phụ nữ mang thai giảm thiểu bệnh khuyết tật ống thần kinh, để trẻ phát triển cột sống và não hoàn hảo. Folate có nhiều trong các loại thực phẩm chúng ta dùng hàng ngày, kể cả trong rau xanh, khoai tây, ngũ cốc tăng cường, bánh mì, thực phẩm dạng hạt, đậu đỗ,... Folate rất dễ bị tổn thất khi nấu nướng trong nước. Liều dùng khuyến cáo 200µg/ngày đối với người lớn. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 60-100µg/ngày và có thể dùng folate cho đến tuần mang thai thứ 12, riêng những người đang có kế hoạch sinh con thì bổ sung khoảng 400µg/ngày để làm giảm khuyết tật ống thần kinh phôi cho trẻ em tương lai.
Thiếu hụt folate có thể gây thiếu máu, nhất là những người có khẩu phần ăn nghèo dưỡng chất, hoặc gây bệnh đường ruột. Sử dụng liều cao có thể ảnh hưởng việc hấp thụ kẽm của cơ thể. Gan là thực phẩm rất giàu folate nhưng phụ nữ mang thai không nên ăn vì gan có hàm lượng vitamin A cao, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
Vitamin B12
Thực phẩm chứa viamin B12
Vitamin B12 có nhiệm vụ tăng cường sức khỏe cho tế bào máu và tế bào thần kinh. Đây là dưỡng chất có trong sản phẩm động vật và trong men, như trong gan, trứng, sữa, thịt, cá, ngũ cốc. Liều khuyến cáo là 1,50µg/ ngày cho người lớn, riêng nhóm phụ nữ đang nuôi con cần thêm 0,5µg/ngày. Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây bệnh thiếu máu, ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ thần kinh. Nếu dùng đến ngưỡng 3mg/ngày ở người lớn cũng không gây độc cho cơ thể.
Biotin
Biotin là dưỡng chất rất cần cho cơ thể để làm tan mỡ, có nhiều trong trứng, sữa, sản phẩm sữa, ngũ cốc, cá, rau củ quả. Cơ thể cần một lượng nhỏ biotin và thường do khuẩn trong ruột sản xuất ra nên không cần phải bổ sung thêm.
Pantothenic acid
Đây là loại axít rất cần để giúp cơ thể sản xuất năng lượng từ thức ăn đầu vào. Có nhiều trong thực phẩm như thịt, ngũ cốc, đậu đỗ và rất ít khi phát hiện thấy cơ thể thiếu hụt nguồn dưỡng chất này.
"Chuối là thực phẩm có chứa carbohydrates, Vitamin B, và 3 loại đường tự nhiên cộng thêm chất xơ. Rất tốt để bồi bổ năng lượng."

Sản phẩm Traly 6B với thành phần chứa đầy đủ các loại vitamin B: Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B5, Vitamin B6, Vitamin B9 (Acid Folic ), Vitamin B12 giúp bổ sung đầy đủ nhất hàm lượng vitamin B cho người bệnh. Sản phẩm có khả năng tăng cường sức khỏe. Sản phẩm dành cho người bị suy nhược cơ thể.
Chi tiết thông tin sản phẩm vui lòng xem tại: http://tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/traly-6b-hop-30-vien

Friday, August 8, 2014

Tiếp nối thành công của Trang Ly tại Hội chợ Thương mại Việt – Lào 2014

Trên lộ trình phát triển ra quốc tế, Công ty Dược Phẩm Trang Ly đã tham gia Hội chợ Thương Mại Việt – Lào được tổ chức từ ngày 3 - 7/7/2014 tại Viêng Chăn. Với những sản phẩm được bào chế với công nghệ cao, tác dụng tốt và đạt tiêu chuẩn quốc tế, gian hàng của Dược Trang Ly đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng  nhiệt tình của các  khách hàng và bạn hàng quốc tế.
Hình ảnh lễ khai mạc Hội chợ thương mại Việt - Lào 2014
Hình ảnh lễ khai mạc Hội chợ Thương Mại Việt – Lào 2014

Gian hàng Trang Ly tại Hội chợ Thương Mại Việt – Lào

Những sản phẩm được khách hàng ưa chuộng dùng thử và sử dụng
Với nhiều dòng sản phẩm đa dạng dành cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, gian hàng Trang Ly gây được sự chú ý của nhiều khách hàng nước bạn. Đặc biệt với những dạng bào chế và công thức độc đáo của các dòng sản phẩm như Thymokid ống uống, sủi Traly Oresol thu hút nhiều khách hàng dùng thử, tìm hiểu cũng như mua về sử dụng ngay tại hội chợ.

Khách hàng hưởng ứng và tham quan các sản phẩm Dược Trang Ly
Thông qua hội chợ Việt Lào, thương hiệu các sản phẩm Traly đã được nhiều đối tượng khách hàng biết tới. Ngoài ra, với những hoạt động giao lưu trong hội chợ thì Dược phẩm Trang Ly có cơ hội tiếp xúc với khách hàng nước bạn để có được những đánh giá tổng quan về thị trường Lào. Và với chính sách mở rộng thị trường nhất là trong khu vực Đông Nam Á, Dược Phẩm Trang Ly đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình của các nhà phân phối, nhà đầu tư dược phẩm nước bạn. Có thể nói hội chợ là tiền đề cho những hợp tác lâu dài và bền chặt của Trang Ly Pharma với các bạn hàng quốc tế./

Thursday, August 7, 2014

Giải đáp nguyên nhân hay bị nhức mỏi mắt?

Bạn Hiền (TP.Thái Bình) hỏi: Bác sĩ cho em hỏi thỉnh thoảng em bị đau nhức mắt (rất đau và nhức) nhưng em không thấy thị lực bị giảm hay 1 dấu hiệu nào khác kèm theo,như vậy thì mắt em có bệnh gì không? Nếu điều trị thì cần điều trị như thế nào? Em xin cám ơn
Trả lời:

Hiện tượng của bạn kể có thể gặp trong những nguyên nhân sau:
1/ Di vật trong mắt: Đau buốt trong mắt, tăng lên khi mắt hoặc mi cử động, có tiền sử nghĩ đến bắn dị vật vào mắt. Nhiều lúc đau dữ dội ở mắt là do tăng  nhãn áp, lúc đó có thể buồn nôn và nôn.
2/ Đau có thể là triệu chứng quá căng mắt khi đọc, nhìn nhiều, nhưng nguyên nhân hay gặp nhất là viêm mi hoặc kết mạc và những dị vật nhỏ.
3/ Một số bệnh đau đầu do những nguyên nhân khác nhau lan truyền tới mắt như: đau đầu từng chuỗi là một nguyên nhân gây đau nửa đầu dữ dội kèm theo đau mặt và mắt kéo dài 15 phút đến 1 giờ, thường ở một bên kèm theo là có chảy nước mắt, mắt nề, sa mi mắt và co đồng tử, chảy nước mũi. Cơn đau thành từng chuỗi trong nhỉều ngày hoặc nhiều tuần lễ liền rồi hết đau trong nhiều tháng nhiều năm. Bệnh phàn lớn gặp ở thanh niên, phần lớn có hút thuốc. Các cơn đau  xuất hiện sau khi ngủ từ 1 đến 3 giờ và khi tỉnh dậy bệnh nhân đã thấy đầu nặng.Các cơn đau hay tái phát, có ngày đau đầu đến 1, 2lần. Trong thời gian đau nếu uống rượu sẽ đau. Không có buồn nôn, nôn trong khi bị đau. Ngày nay đựơc coi là hậu quả của những rối loạn thần kinh hoá học có chu kỳ.
4/ Chói nhức mắt có thể gặp ở những người bị thiếu sắc tố ở mống mắt và hắc mạc mắt (ở những người bạch tạng), đôi khi ở những người suy nhược thần kinh. Chói mắt thể hiện rõ khi viêm giác mạc, viêm màng bồ đào và có dị vật ở giác mạc.
Muốn biết thực sự nguyên nhân gây nên nhức mắt, mặc dù hiện tại chưa có dấu hiệu của việc giảm thị lực, nhưng bạn nên đi khám chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt để từ đó tìm ra biện pháp tốt nhất khắc phục tình trạng của mình.
Chúc bạn thành công.
Tin liên quan: Giải pháp cho đôi mắt khỏe
Truy tìm thủ phạm gây đau đầu

Thursday, July 31, 2014

Bảo vệ khớp xương bằng cá

Ăn thực phẩm giàu a xít béo omega 3 có thể giúp giữ các khớp xương khỏe mạnh ngay cả khi bạn đang bị thừa cân.

Cá trích giàu a xít béo omega 3
Những loại cá béo nước lạnh như cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi... rất giàu a xít béo omega 3. Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Duke (Mỹ).
Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Annals of the Rheumatic Diseases cho thấy chuột bổ sung a xít béo omega 3 có khớp xương đầu gối khỏe mạnh hơn chuột có chế độ ăn giàu chất béo bão hòa và a xít béo omega 6, những loại chất béo được cho không chỉ dẫn đến béo phì mà còn góp phần làm trầm trọng bệnh viêm khớp xương mãn tính.
Giáo sư Farshid Guilak thuộc đại học trên cho hay a xít béo omega 3 có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp. Ông nói thêm: “Trong thực tế, a xít béo omega 3 giúp loại bỏ các tác động có hại của bệnh béo phì ở chuột bị béo phì”.
Tin liên quan:
Làm sao để phòng ngừa và điều trị viêm khớp
Cách phân biệt các loại bệnh khớp

Friday, July 18, 2014

Bù nước, điện giải lúc nào là thích hợp?

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều trường hợp bị mất nước, điện giải nhưng chúng ta lại không quan tâm bù lại đúng lúc, hoặc cũng có trường hợp có bù nước, điện giải nhưng pha sai nồng độ dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Vậy bù nước, điện giải lúc nào là thích hợp và bù như thế nào là câu hỏi mà chắc hẳn rất nhiều người đang thắc mắc.
Cần lưu ý các trường hợp mất nước sau để bù nước, điện giải kịp thời:
 - Tiêu chảy, sốt cao: tình trạng mất nước bắt đầu ngay từ lần đầu đi phân lỏng. Khi mất dịch dưới 5% trọng lượng cơ thể sẽ dẫn đến một số dấu hiệu như: khát, nhịp tim nhanh, da nhăn, mắt trũng, hạ huyết áp, giảm niệu hoặc vô niệu, trạng thái lơ mơ hoặc hôn mê nhanh. Nếu lượng nước mất bằng khoảng 10% trọng lượng cơ thể, người bệnh có thể bị sốc và nặng hơn, dẫn đến tử vong.
Vì vậy, đối với người bệnh bị tiêu chảy, việc cần làm ngay là bù nước và các chất điện giải. ORS (oresol) là loại thuốc dùng để bù nước điện giải trong các trường hợp tiêu chảy cấp từ nhẹ đến vừa.

 - Bệnh sởi: biểu hiện đặc trưng là sốt, phát ban… có thể dẫn đến nhiều biến chứng trong đó có tiêu chảy. Vì vậy trong phác đồ điều trị sởi của Bộ Y tế, một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị là bù nước, điện giải qua đường uống (chỉ truyền dịch duy trì khi người bệnh nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải).
Không uống ORS cho các trường hợp nào?
Ở người bệnh vô niệu hoặc giảm niệu kéo dài không dùng đường uống mà phải dùng đường tiêm nước và điện giải một cách chính xác; tuy nhiên, giảm niệu nhất thời chính là đặc trưng của mất nước do tiêu chảy, nên vẫn bù nước bằng đường uống được, mất nước nặng kèm triệu chứng sốc (bù nước bằng đường uống sẽ quá chậm, cần phải bù nhanh bằng đường tiêm tĩnh mạch), tiêu chảy nặng (người bệnh có thể không uống được đủ nước để bù lượng nước bị mất liên tục), nôn nhiều và kéo dài, tắc ruột, liệt ruột,…
Vậy việc dùng dung dịch ORS để bù nước và điện giải thế nào cho đúng? Hiện nay trên thị trường nhiều chế phẩm Oresol ở hai dạng chính là gói cốm pha uống và viên nén sủi bọt. Cần hòa tan các gói hoặc viên thuốc trong nước theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn của từng loại chế phẩm. Không được pha ước chừng, đại khái khiến dung dịch có thể bị đặc hoặc loãng đều không có lợi cho cơ thể mà còn gây hại.
Công ty TNHH Thương mại dược phẩm Trang Ly xin giới thiệu hai sản phẩm mới nhất của công ty là Traly Oresol vị Cam và vị Chanh.
tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/sui-traly-orezol-chanh

http://tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/sui-traly-oresol-cam

Traly Oresol được bào chế dạng viên sủi đóng vỉ, hộp 3 vỉ × 4 viên rất tiện cho người sử dụng. Ngoài công dụng bù nước và điện giải ( do có thành phần Glucose, Natri clorid, Kali clorid), Traly Oresol còn bổ sung các vitamin ( vitamin B2, B6) cho các trường hợp mât nước do bị bệnh tiêu chảy, nôn mửa, sốt nóng, say rượu, mất nhiều mồ hôi do lao động nặng, chơi thể thao nhằm phòng ngừa nguy cơ bị trụy tim mạch do mất nước.
Cách dùng: Cho 1 viên vào 100ml nước đun sôi để nguội.
Trẻ 2- 10 tuổi uống 100- 200ml/ ngày. Từ 10 tuổi trở nên uống theo nhu cầu hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần lưu ý dịch đã pha chỉ dùng trong 24 giờ.
Chi tiết xem tại: tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/sui-traly-orezol-chanh

Saturday, July 12, 2014

8 thực phẩm dần phá hoại não

Chất ngọt nhân tạo thường được tìm thấy trong đồ uống đóng chai có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là bộ não.
Chất lượng các loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cơ thể và bộ não. Việc tiêu thụ thực phẩm sau đây với một lượng dư thừa có thể làm giảm chức năng của não. Nên xem xét kỹ và cân nhắc trước khi dùng để giữ cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, trí não thông minh
Chất bảo quản, thuốc nhuộm và chất phụ gia khác rất nguy hiểm cho não bộ. Ảnh: doxiderol.
Chất bảo quản, thuốc nhuộm và chất phụ gia khác rất nguy hiểm cho não bộ. Ảnh: doxiderol.
1. Thực phẩm ngọt
Thức ăn ngọt chứa quá nhiều đường có thể gây tổn hại sức khỏe. Ngoài việc thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào ung thư, đường còn có ảnh hưởng xấu dẫn đến giảm chức năng não và trí nhớ.
2. Thực phẩm chiên xào
Ăn thức ăn chiên xào với lượng dư thừa cũng có thể gây hại cho sức khỏe của bộ não. Những thực phẩm này có chứa các loại dầu và chất béo, dần tích tụ trong các mạch máu, từ đó hạn chế việc cung cấp máu cho não và có thể dẫn đến giảm chức năng não.
3. Thực phẩm đóng hộp
Hàm lượng các chất bảo quản, phẩm màu và hóa chất trong thực phẩm đóng hộp rất nguy hiểm nếu nó được đưa vào cơ thể. Những chất này được khoa học chứng minh là nguyên nhân chính của sự suy giảm chức năng não.
4. Thức ăn nhanh
Hàm lượng cao các chất béo, muối, chất bảo quản và đường được thêm vào trong đồ ăn vặt... có khả năng gây hại cho não. Những chất phụ gia này có khả năng gây biến đổi hóa học trong não và dẫn đến rối loạn não, gây ra lo âu và trầm cảm.
5. Thực phẩm có hàm lượng muối cao
Muối rất hữu ích để thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên ăn quá nhiều muối có khả năng gây biến chứng sức khỏe, có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ.
6. Thịt chế biến sẵn
Protein rất cần thiết cho cơ bắp và hỗ trợ chức năng của các tế bào trong cơ thể. Mặc dù chứa rất ít protein, lại có hàm lượng cao các chất bảo quản và chất phụ gia có tác động xấu đến não, nhưng thịt chế biến sẵn lại trở thành một trong những thực phẩm được tiêu thụ khá phổ biến.
7. Rượu
Nếu sử dụng với hàm lượng vượt quá mức cho phép, rượu có thể gây nguy hiểm cho não bộ, gây mất trí nhớ, căng thẳng, trầm cảm và các biến chứng bệnh về thần kinh khác.
8. Chất ngọt nhân tạo
Chất ngọt nhân tạo thường được tìm thấy trong đồ uống đóng chai có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là bộ não. Một trong những bệnh thường thấy là sự suy giảm chức năng nhận thức của não. Vì vậy, nên tránh càng xa càng tốt các loại thực phẩm có thành phần bao gồm đường hóa học.

Wednesday, July 9, 2014

Cách phân biệt các loại bệnh khớp

Viêm khớp dạng thấp, gút, thoái hóa khớp đều có triệu chứng giống nhau là đau khớp. Có cách nào để phân biệt chúng?
Mặc dù có cùng triệu chứng là đau khớp tuy nhiên có thể thông qua biểu hiện và thời điểm đau khớp, nơi có triệu chứng đau khớp của từng loại chúng ta có thể nhận bệnh đau khớp thuộc dạng nào để có cách điều trị tương ứng.
1.Viêm khớp dạng thấp: cứng khớp buổi sáng, đau đối xứng
Đây là bệnh tự miễn, nghĩa là tế bào miễn dịch giúp chống vi khuẩn và dọn dẹp tế bào chết tấn công các mô lành ở khớp. Nguy cơ gây bệnh ngoài virus, vi khuẩn, thì yếu tố di truyền cũng được ghi nhận làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. 

Biểu hiện chính của bệnh là:
- Đau, cứng khớp, làm hạn chế sự vận động của khớp.  Thông thường xảy ra vào sáng sớm sau khi ngủ dậy, kéo dài từ một-hai giờ, đôi khi cả ngày.
- Có hiện tượng sưng khớp có tính đối xứng, nghĩa là khớp tay này sưng, khớp tay kia cũng sưng tương tự.
- Ngoài ra còn có các biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy sút, ăn không ngon, khô mắt và miệng, nốt cứng mọc bên dưới da bàn tay hoặc khuỷu tay, nhịp thở ngắn lại hoặc đau ngực.
Bệnh thường gây viêm nhiều khớp một lúc, triệu chứng đau tiến triển dần, thường gặp ở các khớp nhỏ bàn tay (cổ tay, khớp liên đốt gần bàn tay, khớp bàn - ngón tay), phối hợp với các khớp khuỷu, gối, cổ chân. Các khớp ít gặp như: khớp háng, cột sống, khớp vai, khớp ức đòn, nếu có viêm các khớp này cũng thường xảy ra ở giai đoạn muộn.
2. Viêm khớp do thoái hóa: đau khi vận động, giảm đau khi nghỉ ngơi
Nguyên nhân: do tổn thương phần sụn, đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm tại chỗ và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ở điểm nối giữa hai đầu xương.

Triệu chứng: cứng khớp do thoái hóa chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, không quá 15 phút. Vị trí thường gặp là ở cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gối, bàn tay và khớp háng.
Khớp có thể sưng và đau, nhưng khác với khớp viêm có biểu hiện đau liên tục, đau trong thoái hóa khớp gắn liền với vận động và giảm khi nghỉ ngơi, có cảm giác lạo xạo khi cử động khớp. Bệnh gắn liền với tình trạng béo phì, thừa cân và người lớn tuổi.  
3. Gút: đau giữa đêm, đau một bên
Nguyên nhân: do rối loạn chuyển hóa axit uric, làm tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn đến lắng đọng tinh thể urat trong khớp và một số mô ngoài khớp như tổ chức dưới da, thận, gây viêm khớp, sỏi niệu. Bệnh phổ biến ở nam giới tuổi từ 30 - 50, có thói quen uống nhiều bia rượu, béo phì. Phụ nữ ít mắc bệnh gút, nếu có thường là những người sau mãn kinh.

Biểu hiện: có cơn đau cấp thường xuất hiện đột ngột về đêm.
- Vị trí bắt đầu thường ở các khớp chi dưới, đặc biệt ngón trỏ bàn chân, cơn đau ngày càng dữ dội, va chạm nhẹ cũng đau, đêm đau hơn ngày.
- Nơi đau sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, thường đau một bên khớp (không có sự đối xứng).
Đợt viêm kéo dài khoảng vài ngày, sau đó tự khỏi. Nhưng nếu không điều trị và phòng ngừa, bệnh sẽ tái diễn, thời gian giữa các đợt sưng đau khớp thay đổi nhưng sẽ rút ngắn dần, trong khi thời gian đau lại kéo dài ra, không còn tự khỏi như những đợt đau đầu tiên. Giai đoạn muộn, hiện tượng viêm có thể biểu hiện ở nhiều khớp, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi, đặc biệt quanh các khớp, được gọi là nốt tophi. Trong đợt cấp, có thể kèm theo dấu hiệu sốt cao, lạnh run, buồn nôn và nôn.
Khác với viêm khớp dạng thấp, bệnh gút liên quan đến chế độ ăn. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là bệnh thường xuất hiện sau một bữa ăn với nhiều chất đạm, protein như thịt chó, tiết canh, phủ tạng động vật, hải sản kèm uống nhiều bia, rượu. Thay đổi trong ăn uống sẽ làm giảm mức độ nặng và khởi phát của các đợt gút cấp.
Tin liên quan:
 Làm sao để phòng ngừa và điều trị viêm khớp
Giải pháp điều trị bệnh khớp