Showing posts with label tránh mất nước. Show all posts
Showing posts with label tránh mất nước. Show all posts

Friday, July 18, 2014

Bù nước, điện giải lúc nào là thích hợp?

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều trường hợp bị mất nước, điện giải nhưng chúng ta lại không quan tâm bù lại đúng lúc, hoặc cũng có trường hợp có bù nước, điện giải nhưng pha sai nồng độ dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Vậy bù nước, điện giải lúc nào là thích hợp và bù như thế nào là câu hỏi mà chắc hẳn rất nhiều người đang thắc mắc.
Cần lưu ý các trường hợp mất nước sau để bù nước, điện giải kịp thời:
 - Tiêu chảy, sốt cao: tình trạng mất nước bắt đầu ngay từ lần đầu đi phân lỏng. Khi mất dịch dưới 5% trọng lượng cơ thể sẽ dẫn đến một số dấu hiệu như: khát, nhịp tim nhanh, da nhăn, mắt trũng, hạ huyết áp, giảm niệu hoặc vô niệu, trạng thái lơ mơ hoặc hôn mê nhanh. Nếu lượng nước mất bằng khoảng 10% trọng lượng cơ thể, người bệnh có thể bị sốc và nặng hơn, dẫn đến tử vong.
Vì vậy, đối với người bệnh bị tiêu chảy, việc cần làm ngay là bù nước và các chất điện giải. ORS (oresol) là loại thuốc dùng để bù nước điện giải trong các trường hợp tiêu chảy cấp từ nhẹ đến vừa.

 - Bệnh sởi: biểu hiện đặc trưng là sốt, phát ban… có thể dẫn đến nhiều biến chứng trong đó có tiêu chảy. Vì vậy trong phác đồ điều trị sởi của Bộ Y tế, một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị là bù nước, điện giải qua đường uống (chỉ truyền dịch duy trì khi người bệnh nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải).
Không uống ORS cho các trường hợp nào?
Ở người bệnh vô niệu hoặc giảm niệu kéo dài không dùng đường uống mà phải dùng đường tiêm nước và điện giải một cách chính xác; tuy nhiên, giảm niệu nhất thời chính là đặc trưng của mất nước do tiêu chảy, nên vẫn bù nước bằng đường uống được, mất nước nặng kèm triệu chứng sốc (bù nước bằng đường uống sẽ quá chậm, cần phải bù nhanh bằng đường tiêm tĩnh mạch), tiêu chảy nặng (người bệnh có thể không uống được đủ nước để bù lượng nước bị mất liên tục), nôn nhiều và kéo dài, tắc ruột, liệt ruột,…
Vậy việc dùng dung dịch ORS để bù nước và điện giải thế nào cho đúng? Hiện nay trên thị trường nhiều chế phẩm Oresol ở hai dạng chính là gói cốm pha uống và viên nén sủi bọt. Cần hòa tan các gói hoặc viên thuốc trong nước theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn của từng loại chế phẩm. Không được pha ước chừng, đại khái khiến dung dịch có thể bị đặc hoặc loãng đều không có lợi cho cơ thể mà còn gây hại.
Công ty TNHH Thương mại dược phẩm Trang Ly xin giới thiệu hai sản phẩm mới nhất của công ty là Traly Oresol vị Cam và vị Chanh.
tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/sui-traly-orezol-chanh

http://tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/sui-traly-oresol-cam

Traly Oresol được bào chế dạng viên sủi đóng vỉ, hộp 3 vỉ × 4 viên rất tiện cho người sử dụng. Ngoài công dụng bù nước và điện giải ( do có thành phần Glucose, Natri clorid, Kali clorid), Traly Oresol còn bổ sung các vitamin ( vitamin B2, B6) cho các trường hợp mât nước do bị bệnh tiêu chảy, nôn mửa, sốt nóng, say rượu, mất nhiều mồ hôi do lao động nặng, chơi thể thao nhằm phòng ngừa nguy cơ bị trụy tim mạch do mất nước.
Cách dùng: Cho 1 viên vào 100ml nước đun sôi để nguội.
Trẻ 2- 10 tuổi uống 100- 200ml/ ngày. Từ 10 tuổi trở nên uống theo nhu cầu hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần lưu ý dịch đã pha chỉ dùng trong 24 giờ.
Chi tiết xem tại: tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/sui-traly-orezol-chanh

Monday, May 26, 2014

5 nguyên nhân không ngờ gây bệnh tiêu chảy

Đôi lúc bạn bị tiêu chảy mà không rõ tại sao. Dưới đây là một số nguyên nhân bạn ít ngờ tới có thể gây kích thích ruột khiến bạn bị tiêu chảy.

1. Ăn nhiều chất ngọt nhân tạo
Chất ngọt nhân tạo được tìm thấy trong nhiều sản phẩm không đường gồm kẹo cao su, kẹo, thuốc ho, đồ uống thể thao, nước ép trái cây và mứt. Khi các chất làm ngọt này được tiêu hóa, nó sẽ hút nước vào đường ruột và có thể gây tiêu chảy.
Hãy kiểm tra nhãn mác về thành phần và loại bỏ các sản phẩm chứa chất làm ngọt để tránh tiêu chảy.
2. Tập luyện cường độ cao
Các bài tập nâng tạ nặng và chạy hoặc đi xe đạp quãng đường dài đôi khi có thể đem đến cho bạn những hậu quả không mong muốn. Khi tập luyện với cường độ cao, bạn đã chuyển máu ra khỏi đường tiêu hóa và tới các cơ, điều này có thể gây đau bụng và tiêu chảy, đôi khi đi ngoài phân lẫn máu.
Bạn không cần phải lo lắng nếu tình trạng này xảy ra không thường xuyên. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, hãy khám bác sĩ để xem bạn có mắc bệnh khác như hội chứng ruột kích thích hoặc quá căng thẳng trong khi luyện tập hay không.
3. Nhiễm Giardia
Một số người bị tiêu chảy nhẹ trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng và không biết nguyên nhân là do mình đã nhiễm ký sinh trùng. Giardia là loại ký sinh trùng ruột phổ biến, thường có trong nước ngọt. Vì vậy, nếu gần đây bạn đi cắm trại, bơi trong hồ nước ngọt hoặc uống nước chưa lọc, bạn có thể bị nhiễm giardia.
Các dấu hiệu khác cho thấy triệu chứng tiêu chảy của bạn là do ký sinh trùng: phân có mùi hôi, mùi trứng hoặc lưu huỳnh. Hãy làm xét nghiệm giardia. Kháng sinh có thể giúp loại bỏ chúng, nhưng……..
4. Dùng thuốc kháng sinh
Đôi khi thuốc kháng sinh cũng có thể là thủ phạm gây tiêu chảy. Nếu bạn đang dùng kháng sinh để điều trị viêm mũi, các vấn đề răng miệng hoặc bất cứ nguyên nhân nào khác, kháng sinh làm thay đổi khuẩn chí trong ruột và có thể gây mất cân bằng giữa vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu, ảnh hưởng tới quá trình xử lý thức ăn của cơ thể. Nếu bạn bị tiêu chảy trong khi uống kháng sinh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc ngừng sử dụng thuốc. Hạn chế sữa chua có probiotic trong khi sử dụng kháng sinh có thể giúp giữ cân bằng.
Một trong những loại nhiễm trùng nguy hiểm nhất xảy ra sau một đợt dùng kháng sinh là nhiễm Clostridium difficile (C. diff). Loại vi khuẩn này tồn tại tự nhiên trong ruột nhưng các thuốc có thể gây quá phát dẫn tới tiêu chảy nặng, thường phân có màu xanh của tảo biển kèm theo sốt. Bạn hãy khám bác sĩ ngay lập tức nếu thấy các triệu chứng này.
5. Uống nhiều bia rượu
Có những lúc bạn uống quá nhiều bia hoặc rượu. Lượng carbonhydrate trong các loại đồ uống này là rất cao và lên men trong ruột, có thể gây đầy hơi, đi tiêu lỏng. Ngoài ra, rượu gây kích thích lên đường ruột, vốn làm cho các cơ trong ruột đẩy mọi thứ ra một cách nhanh chóng. Hãy uống nhiều nước trong ngày hôm sau để bù dịch và tránh mất nước.
Traly Oresol – Bổ sung nước, vitamin cho người bệnh tiêu chảy
Oresol dạng bột pha với nước uống bù nước và điện giải, bổ sung các vitamin dùng trong các trường hợp mất nước do bị bệnh tiêu chảy, nôn mửa, mất nhiều mồ hôi do lao động nặng, chơi thể thao..