Monday, March 23, 2015

Giai đoạn tốt bổ sung canxi cho trẻ


Bố mẹ cần nhớ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ vi chất cần thiết trong những năm đầu đời sẽ là nền tảng tốt cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ về sau.Trẻ cần được bổ sung canxi khi:
Giai đoạn sơ sinh: Nhiều trẻ bị thiếu hụt canxi do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn hay kiêng kem quá mức của người mẹ ngay từ trong thời kì mang thai hay cho bú. Những biểu hiện thông thường dễ nhìn thấy là thóp rộng, chậm liền, đầu to, bú kém, hay trằn trọc, quấy khóc, gồng mình, giật mình, khó ngủ….
Những năm đầu đời: Đây là giai đoạn nền tảng để trẻ đạt được chiều cao tối đa về sau nhưng thông thường trẻ hay gặp các vấn đề về thiếu hụt vi chất, trong đó có canxi, do hệ tiêu hóa kém, do chế độ ăn uống, vận động…Trẻ dễ bị gầy yếu, thấp còi, suy dinh dưỡng hay đe dọa suy dinh dưỡng. Vì không được bổ sung đầy đủ canxi, khiến trẻ ăn uống kém, xương yếu, dễ bị “biến dạng” (gù, vòng kiềng…), răng mọc chậm, dễ bị sâu, mủn…

Trẻ trong độ tuổi phát triển: Giai đoạn dậy thì của trẻ là “thời điểm vàng” để mẹ tăng cường bồi dưỡng, giúp trẻ bứt phá về cả chiều cao và thể lực. Vì vậy, bổ sung canxi giai đoạn này là vô cùng cần thiết.
Bổ sung canxi cho bé như thế nào qua chế độ ăn uống
Phương pháp bổ sung canxi hiệu quả nhất chính là thông qua các loại thực phẩm thiên nhiên đầy đủ dinh dưỡng, và thông qua món ăn bổ dưỡng nhất dành cho các bé là sữa mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc bé kém hấp thụ canxi mà phải bổ sung thêm canxi ngoài.
Canxi có thể được nạp vào cơ thể bằng bữa ăn hàng ngày thông qua một số loại thực phẩm như: các món hải sản gồm tôm, cua, sò, cá… các loại rau gồm rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây… giúp tăng cường sức khỏe xương. Vitamin K trong rau xanh là yếu tố hình thành của osteocalcin, osteocalcin giúp tích tụ canxi vào xương. Tuy nhiên, khó có thể cân đong đo đếm chính xác hàm lượng canxi nạp vào từ những bữa ăn của bé cũng như phải cân bằng các nhóm chất khác trong khẩu phần. Thông thường, bé chỉ nạp khoảng 20% lượng canxi qua thức ăn, còn lại sẽ bài tiết ra ngoài. Vì thế, việc cha mẹ bổ sung canxi ngoài là điều hết sức cần thiết để trẻ phát triển chiều cao.
Bổ sung canxi cho bé như thế nào để hấp thụ tốt?
Uống canxi trong buổi sáng, không uống sau 14h chiều. Nên kết hợp vận động ngoài trời để có sự chuyển hóa tốt nhất.
Uống canxi trong bữa ăn hoặc sau ăn, tuyệt đối không nên uống khi đói. Nếu trẻ dùng kháng sinh nên uống cách ra sau 2 tiếng.
Không uống canxi kèm với sữa, sẽ dẫn đến “tranh chấp” trong quá trình hấp thu canxi.
Mùa đông rất thích hợp để bổ sung canxi cho trẻ, bởi mùa đông ít nắng, trẻ thường bị thiếu hụt canxi.
Các mẹ cũng đừng quên cho con tắm nắng tầm 15-30 phút mỗi ngày để cơ thể bé tạo ra vitamin D, hỗ trợ quá trình hấp thu canxi.
Làm thế nào để tránh dư thừa canxi trong cơ thể
Mẹ sẽ không lo bé bị dư thừa canxi khi đảm bảo những yếu tố sau:
Trẻ thuộc một trong các nhóm cần bổ sung canxi ở trên
Mỗi năm bổ sung 2-3 đợt, mỗi đợt khoảng 3 – 4 tuần, tùy mức độ cần thiết của trẻ
Bổ sung canxi kết hợp với vận động ngoài trời
Hiện nay thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp bổ sung canxi cho trẻ, khiến các bậc cha mẹ không biết nên lựa chọn sản phẩm nào phù hợp cho con mình.

Traly High sản phẩm của Công Ty TNHH TM Dược Phẩm Trang Ly; với các thành phần chính là Canxi kết hợp với Vitamin D3 tăng khả năng hấp thu tốt hơn cho cơ thể. Sản phẩm có tác dụng:
-      Bổ sung Calci và vitamin D3 cho trẻ em, giúp xương phát triển chắc khỏe.
-      Hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ em.
Traly High được điều chế dạng dung dịch có mùi vị thơm ngon và được đóng gọi dạng ống uống nên rất dễ dàng khi sử dụng. Sản phẩm dùng tốt cho:
-         Trẻ em lớn hơn 2 tuổi cần bổ sung calci và vitamin D3
-         Trẻ em bị còi xương, chậm lớn, chậm mọc răng.
-         Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển cơ thể.
Để biết thêm chi tiết các bạn có thể xem tại: http://tranglypharma.com/san-pham-danh-cho-tre/traly-high

Friday, March 20, 2015

Tìm lại giấc ngủ vàng


Với mong muốn cháy bỏng tìm lại cảm giấc ngủ tự nhiên, "ngon" và "sâu", hầu hết người mắc chứng mất ngủ đều khao khát tìm được sản phẩm điều trị hiệu quả, dứt điểm lâu dài và an toàn.
Càng lo lắng cho giấc ngủ càng khó có giấc ngủ như mong muốn. Chúng ta đều biết hậu quả của chứng mất ngủ luôn âm ỉ hành hạ cuộc sống người mắc chứng bệnh này. Mức độ nhẹ là sự mệt mỏi, âu lo, cáu gắt, làm việc thiếu tập trung, năng suất kém, giảm trí nhớ… Nặng hơn là vô số hệ quả bào mòn thể lực, thần kinh và dạ dày, gan, tụy.  Đặc biệt với phụ nữ, mất ngủ là nguyên nhân làm nhanh già trước tuổi và sớm xuất hiện vết nhăn, thâm.

Mất ngủ hiện nay trong y khoa không đơn thuần là 1 loại bệnh mà còn là trạng thái do stress, áp lực công việc gây ra. Trong cuộc sống hiện đại – đặc biệt là ở đô thị, không chỉ người già, trung niên, phụ nữ mãn kinh mới gặp phải mà đối tượng rất trẻ (23 - 30 tuổi) cũng thường xuyên phải đối mặt với chúng.
Tác hại khi sử dụng thuốc ngủ để cải thiện giấc ngủ:
Theo kết quả nghiên cứu 20% số bệnh nhân mất ngủ sử dụng trở nên phụ thuộc thuốc, 50% số bệnh nhân xuất hiện những rối loạn tồi tệ hơn trước khi dùng.
Việc lạm dụng thuốc ngủ càng kéo dài, gây nhiều khó khăn trong điều trị, bởi thuốc ngủ có chức năng như một chất gây nghiện. Một khi đã “nghiện” thuốc (phụ thuộc vào thuốc), bệnh nhân rất khó bỏ, thiếu thuốc sẽ thấy nhức đầu, mệt mỏi rã rời, không thể tập trung. Ngoài ra, thuốc ngủ ức chế lên hệ hô hấp nên người bị các bệnh về huyết áp, hô hấp cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc ngủ.
“Thuốc ngủ có thể giúp ta đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn nhưng ta phải trả một cái giá là chuốc lấy cảm giác ngây ngất, bải hoải, trì trệ, mơ màng, nửa tỉnh nửa mê và khó lòng nhớ những sự việc vừa mới xẩy ra.”
Điều trị mất ngủ thế nào?
Tìm đến thuốc ngủ là 1 giải pháp, nhưng đó là giải pháp tạm thời, và giấc ngủ có được là "giấc ngủ nhân tạo"- Giấc ngủ nhân tạo không mang đến giấc ngủ thực sự mà  chúng ta cần. Lựa chọn thuốc ngủ để điều trị là phương án cuối cùng, ta có thể sử dụng trong vài ba đêm, cùng lắm là 1 tuần...còn về lâu về dài chúng ta nên điều trị đến nơi đến chốn.
Cái chúng ta cần là 1 giấc ngủ thực sự, giấc ngủ hoàn toàn tự nhiên- giấc ngủ chớp mắt đều và sâu, khoa học chứng minh những giấc ngủ sâu giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng ban ngày, giúp chúng ta thư thái và " làm mới" hoàn toàn.
Giải pháp tối ưu nhất về lâu về dài là tìm lại giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dược tự nhiên kết hợp với vận động thể thao, dưỡng sinh...Trị mất ngủ cần sự kiên trì, không thể một sớm một chiều chấm dứt ngay sau nhiều tháng, nhiều năm mất ngủ. Và chúng tôi biết, đây là lựa chọn tốt nhất đối với những người mất ngủ thường xuyên, lâu dài  muốn có giấc ngủ không cần thuốc, "ngon" và "sâu". Thiết nghĩ,  không tự nhiên dân gian lại đặt cho loại cây này là LẠC TIÊN  ( ăn được ngủ được là TIÊN ! )
Theo danh sách xếp hạng thảo dược, giới thiệu cho người mắc chứng bệnh mất ngủ thường xuyên, mất ngủ thời gian dài, Lạc Tiên là dược liệu rất quý – đứng đầu danh sách. Nó còn được ví von là “phương thuốc an thần kỳ diệu” và được dùng bào chế thuốc tân dược ở Châu Âu, Mỹ…và Đông Y.

Hiện tại Công Ty TNHH TM Dược Phẩm Trang Ly mới đưa ra thị trường sản phẩm Trà An Thần Traly; với thành phần chính là Lạc Tiên kết hợp với Vông nem, Bình vôi, Liên tâm, Long nhãn, Cỏ ngọt. Sản phẩm có tác dụng giúp an thần, dễ ngủ, hỗ trợ các trường hợp mất ngủ, hồi hộp, lo lắng, suy nhược thần kinh. Trà An Thần Traly được đóng gói trong túi lọc nên rất thuận tiện khi sử dụng. Sản phẩm dùng tốt cho người mất ngủ, hồi hộp, lo lắng, suy nhược thần kinh. Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa nhâm nhi tách trà cùng người thân và bạn bè vừa có tác dụng tốt cho sức khỏe. Để biết thêm chi tiết các bạn xem tại: http://tranglypharma.com/tra-tui-loc/tpcn-tra-an-than-traly

Vì sao cần bổ sung sắt cho bà bầu


Theo các nghiên cứu cho thấy, việc các bà bầu xác định được vai trò của sắt với sức khỏe bà bầu đúng đắn, sẽ tránh được rất nhiều nguy cơ không hay xảy ra trong quá trình mang thai. Ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, các bà bầu còn có thể bổ sung sắt cho cơ thể bằng cách uống viên sắt ngay từ lúc mới bắt đầu mang thai, trong suốt thai kỳ và sau khi sinh một tháng.
Vai trò của chất sắt đối với bà bầu
Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin, chất có vai trò chính trong việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% so với bình thường., vì vậy bạn cần nhiều chất sắt để tăng cường hemoglobin hơn nữa.
Sắt giúp duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Sắt bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn vì sắt cũng là thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, sắt giúp biến đổi beta caroten thành vitamin A, giúp tạo ra collagen (chất này gắn kết các mô cơ thể lại với nhau).
Bà bầu bổ sung đầy đủ sắt sẽ giảm mệt mỏi trong quá trình mang thai.

Thiếu sắt trong thời kỳ mang thai gây hậu quả gì?
Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, việc thiếu sắt còn dễ gây ra sảy thai hoặc thai bị chết lưu. Đến những giai đoạn sau, thiếu sắt có thể dẫn đến hiện tượng đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai. Bà mẹ thiếu máu do thiếu sắt trong giai đoạn sinh nở có thể sẽ bị băng huyết sau khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng.Nếu thiếu sắt khi mang thai, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và có khi còn ngất xỉu.
Hàm lượng sắt cần thiết mỗi ngày cho bà bầu là bao nhiêu?
Nhu cầu sắt đối với một người bình thường là 12-15 mg mỗi ngày, với phụ nữ mang thai thì cần gấp rưỡi lượng sắt này.
Tuy nhiên, bạn không cần đặt mục tiêu đạt được lượng sắt như vậy mỗi ngày, thay vào đó, bạn cần ăn và chia trung bình cho cả tuần hoặc một vài ngày.
CÁCH BỔ SUNG SẮT CHO BÀ BẦU
Có 2 cách cho chị em để bổ sung sắt khi mang thai đó là qua dinh dưỡng hàng ngày và qua viên (dung dịch) bổ sung
-Bổ sung sắt bằng dinh dưỡng
Sử dụng các loại thực phẩm ăn hàng ngày có chứa nhiều sắt như thị bò, ngũ cốc, khoai tây, súp ngêu…
-Bổ sung sắt bằng các thực phẩm bổ sung
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung viên sắt đặc biệt là dạng viên uống. Những loại sản phẩm này thường có mùi tanh nên rất khó uống, hơn nữa chúng thường gây ra hiện tượng táo bón nếu dùng lâu ngày. Vì thế bà bầu nên lựa chọn những sản phẩm tốt hơn ít tác dụng phụ hơn.

Traly Iron sản phẩm của Công Ty TNHH TM Dược Phẩm Trang Ly; với thành phần chính là Sắt III kết hợp với Lysin, Taurin, Vitamin B12, Vitamin B1, Vitamin B2. Sản phẩm có tác dụng:
- Bổ sung sắt, vitamin và các acid amin giúp phòng ngừa và hỗ trợ trong các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt, mất máu do chấn thương, rong kinh, sau phẫu thuật.
- Bổ sung sắt cho phụ nữ đang mang thai, phụ nữ có dự định mang thai.
Traly Iron với thành phần chính là Sắt III được điều chế dạng dung dịch nên tăng khả năng hấp thu tốt hơn cho cơ thể, hơn nữa sản phẩm có mùi vị thơm ngon nên rất dễ dàng khi sử dụng. Sản phẩm dùng tốt cho người bị thiếu máu do thiếu sắt, trẻ em bị thiếu sắt, phụ nữ, người mất máu do chấn thương, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ có dự định mang thai. Để biết thêm chi tiết các bạn có thể xem tại: http://tranglypharma.com/san-pham-danh-cho-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu/traly-iron

Những lời khuyên khi bổ sung vitamin cho trẻ


Theo trang webmd – một trang web có uy tín cao về sức khỏe – nhiều chuyên gia khẳng định các bé không nhất thiết phải uống bổ sung vitamin và tốt  nhất là vitamin nên được đưa vào cơ thể theo con đường tự nhiên bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai hay sữa chua (các bé ngoài 3 tuổi nên dùng các sản phẩm ít béo).
- Thật nhiều trái cây tươi và các loại rau xanh.
- Chất đạm động vật từ thịt gà, cá, thịt  heo, trứng.
- Tinh bột từ gạo, bánh mỳ…
Trong trường hợp nào trẻ cần bổ sung vitamin

Các loại thực phẩm tươi là nguồn cung cấp vitamin hoàn hảo nhất. Chế độ dinh dưỡng tốt bắt đầu từ một thực đơn phong phú, đa dạng các loại thực phẩm. Tuy vậy nếu bé nhà bạn thuộc một trong những nhóm trẻ dưới đây, hãy nghĩ đến việc bổ sung vitamin hàng ngày cho bé:
- Bé không thường xuyên được ăn những bữa ăn phong phú và đầy đủ các nhóm thực phẩm.
- Bé ăn quá ít, quá kén ăn.
- Bé tham gia nhiều những hoạt động thể chất cường độ cao hay chơi các môn thể thao tốn nhiều sức như đá bóng, tập võ...
- Bé ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ hộp.
- Bé theo chế độ ăn chay (cần bổ sung kẽm) hay các bé không dùng chế phẩm từ sữa (cần bổ sung canxi).
- Bé uống quá nhiều đồ uống có gas cũng có thể dẫn tới thiếu hụt vitamin và chất khoáng.
Bổ sung vitamin nào cho bé?
- Vitamin A: hỗ trợ sự phát triển của bé; tốt cho xương, da, mắt và hệ miễn dịch. Nguồn vitamin A tự nhiên đến từ sữa, phô mai, trứng và các loại rau quả có màu vàng-cam như cà rốt, bí đỏ…
- Vitamin nhóm B: B2, B3, B6, B12 góp phần quan trọng trong việc chuyển hóa và sản sinh năng lượng, hỗ trợ hệ thống tuần hoàn và thần kinh hoạt động tốt. Nguồn vitamin nhóm B tự nhiên có trong các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu và hạt.
- Vitamin C: hỗ trợ cho làn da, cơ bắp và các mô liên kết. Nguồn vitamin C tự nhiên có trong các loại trái cây họ cam chanh, cà chua và cả một số loại rau xanh như bông cải xanh chẳng hạn!
- Vitamin D: giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, cho xương và răng khỏe mạnh. Nguồn vitamin D tốt nhất không đến từ đồ ăn mà đến từ ánh nắng mặt trời; ngoài ra lòng đỏ trứng, dầu cá và các chế phẩm từ sữa cũng có chứa vitamin D.
Cách bổ sung vitamin hiệu quả?
Nếu bạn quyết định cho trẻ dùng vitamin bổ sung, hãy tham khảo bí quyết nhỏ dưới đây để việc bổ sung vitamin hiệu quả và an toàn hơn nhé!
 - Vitamin cũng như thuốc, dù ở bất kỳ dạng nào cũng cần được cất kỹ, tránh xa tầm với của trẻ để đề phòng việc trẻ coi vitamin như kẹo hay siro và ăn/ uống quá liều gây nguy hiểm.
- Để dụ bé ăn nhiều hơn, không ít bậc cha mẹ lấy các món tráng miệng nhiều chất béo như kem, bánh, kẹo… làm “phần thưởng” khi bé ăn hết khẩu phần của mình. Thay vì các món tráng miệng đó, bạn hãy dùng những ống vitamin để thưởng cho bé sau bữa ăn nhé! Việc này không những giúp bé thích uống vitamin hơn mà lại giúp bé hấp thu vitamin tốt hơn, bởi nhiều loại vitamin chỉ có thể được cơ thể hấp thu sau bữa ăn.
- Nếu bé dạng dùng bất cứ loại thuốc trị bệnh nào khác, bạn nhớ hỏi bác sĩ về loại vitamin bạn muốn cho con uống, việc  này giúp bạn tránh khỏi vấn đề vitamin làm giảm hay làm tăng vọt tác dụng của thuốc – cả hai điều này đều khá nguy hại cho sức khỏe của bé.
- Nếu bé không chịu dùng vitamin dạng viên, bạn có thể tìm kiếm các loại vitamin dạng nước khá phổ biến trên thị trường và được các bé yêu thích hơn.

Traly Vitamins sản phẩm của Công Ty TNHH TM Dược Phẩm Trang Ly; với thành phần chính là Vitamin A, Vitamin D2, Vitamin C, Vitamin B6, Vitamin PP, Lysine HCl. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng giúp ngăn ngừa nhiệt miệng, giúp ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng và giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn ngay cả trong điều kiện thường xuyên ít tiếp xúc với ánh nắng, ánh sáng tự nhiên. Sản phẩm được điều chế dạng dung dịch, có mùi vị thơm ngon và được đóng gói ở dạng ống uống nên rất an toàn và thuận tiện khi sử dụng cho trẻ. Traly Vitamins dùng tốt cho:
- Trẻ em > 1 tuổi biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng.
- Người hay mắc các bệnh do thay đổi thời tiết, nhiệt miệng, bệnh về mắt như: quáng gà, khô mắt, cận thị.
- Người cao tuổi.
Để biết thêm chi tiết các bạn có thể xem tại: http://tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/traly-vitamins

Saturday, January 31, 2015

Thực phẩm bù nước khi trẻ bị bệnh tiêu chảy


Trẻ bị tiêu chảy cấp dễ dẫn đến mất nước, cơ thể mệt mỏi. Bạn có thể cho trẻ uống các loại nước sau khi trẻ bị tiêu chảy.
Nước Oresol: Trẻ dưới 2 tuổi: 50-100ml; Trẻ từ 2-10 tuổi: 100-200ml; Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: Uống theo nhu cầu.
Nước cháo muối: Một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ lọc qua rá lấy nước cho trẻ uống dần.
Nước gạo rang muối: 50g gạo (một vốc tay) đem rang vàng, cho 6 bát ăn cơm nước đem nấu nhừ lọc qua rá, cho 1 thìa cà phê muối ăn cho trẻ uống dần.
Nước chuối, nước hồng xiêm: Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội + 1 thìa cà phê gạt ngang muối ăn cho trẻ uống dần.
Súp cà rốt muối: Cà rốt 500g, muối ăn một thìa cà phê gạt ngang, 8 thìa cà phê đường. Cà rốt nấu nhừ chà qua rá hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhừ, cho một nhúm muối đun sôi lại cho trẻ uống dần.
Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: Gạo (bột gạo), khoai tây; Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu tương; Cà rốt, hồng xiêm, chuối.
Bù nước nhanh chóng với Viên sủi Traly Oresol vị Cam, Chanh
     

Đối với trẻ mắc bệnh tiêu chảy, bù nước nhanh chóng cho bé là vô cùng cần thiết. Sản phẩm Viên sủi Traly Oresol của Công ty Dược phẩm Trang Ly là sự kết hợp các loại muối và Vitamin B2, B6 có tác dụng bù nước, cân bằng điện giải cho bé khi mắc bệnh tiêu chảy. Với mỗi viên sủi pha vào trong 100ml nước bù được lượng nước đã mất khi đi ngoài, giúp trẻ nhanh hồi phục.
Thông tin chi tiết sản phẩm: http://tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/vien-sui-traly-oresol-vi-cam

Thursday, January 29, 2015

Giải quyết nhiệt miệng cho trẻ


1. Bệnh nhiệt miệng:
Nhiệt miệng là gọi theo dân gian, thực chất đó là bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là loét áp-tơ (aphthous ulcer). Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng nóng và thường gặp ở trẻ nhỏ.
Biểu hiện của bệnh là trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to, hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống, sinh hoạt. Nếu không có biến chứng, vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.
2, Giải pháp dân gian chữa nhiệt miệng cho trẻ
Cách chữa nhiệt miệng cho bé an toàn và hiệu quả luôn là điều được các bậc phụ huynh quan tâm, lo lắng. Lý do là bởi các chuyên gia cho rằng, cách chữa nhiệt miệng bằng thuốc kháng sinh  thường là chưa cần thiết và đôi khi không phù hợp với cơ thể trẻ. Các bậc cha mẹ có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng những mẹo dân gian nhanh chóng mà hiệu quả.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng nước củ cải:
Củ cải cạo vỏ, rửa sạch. Sau đó xắt miếng rồi cho vào cối xay nhuyễn ra vắt lấy nước. Hòa thêm một ít nước sôi vào và để súc miệng, ngày 3 lần, chỉ cần dùng trong 2 ngày là khỏi nhiệt miệng.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng rau ngót, mật ong:

Các bậc cha mẹ có thể trị nhiệt miệng cho con trẻ bằng rau ngót và mật ong. Lấy rau ngót đem rửa sạch sau đó giã nát ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Mật ong có tác dụng kháng viêm rất tốt đấy. Nếu bị nhiệt thì dùng bông chấm vào chỗ sưng đau, lở loét. Làm như vậy 2-3 lần/ngày, vết loét sẽ dịu hẳn và không còn cảm thấy đau nữa.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng nước khế:
Lấy khoảng 2-3 quả khế rửa sạch và giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi nước nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa chọn loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt. Giã nát 2 - 3 quả khế, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng hạt rau mùi:
Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.
Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng cà chua sống:
Nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp nhiệt miệng như thế này. Hoặc cha mẹ có thể cho bé ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.
Ngoài ra các bậc phụ huynh có thể sử dụng một số loại thuốc dân gian như cỏ mực (nhọ nồi), húng chó, cùi dừa, bột sắn dây, vỏ dưa hấu,… để trị nhiệt miệng cho bé. Đây đều là những thứ thuốc dễ kiếm, giá rẻ mà an toàn cho bé yêu.
3, Traly Vitamins – Giải pháp ngăn ngừa nhiệt miệng cho trẻ
 
Kết hợp các Vitamin A, Vitamin D2, Vitamin C, Vitamin B6, Vitamin PP và Lysine, Traly Vitamins là giải pháp ngăn ngừa nhiệt miệng cho trẻ. Được điều chế dưới dạng ống uống với mùi vị thơm ngon, các bậc phụ huynh không phải lo lắng bé yêu không chịu uống nữa. Sản phẩm dùng được với trẻ trên 1 tuổi. Ngoài ngăn ngừa nhiệt miệng, Traly Vitamins còn giúp bé tăng cường khả năng chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng để phát triển tốt hơn.
Thông tin chi tiết sản phẩm xem tại: http://tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/traly-vitamins

Friday, January 9, 2015

Cách khắc phục chứng táo bón sau sinh thế nào

Hỏi: Bạn tôi mới sinh con vài tuần, từ khi mang thai tới nay luôn bị táo bón. Xin hỏi cách khắc phục chứng táo bón như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Đào Thị Nhiên (Hà Nội)
Trả lời: 
Táo bón sau sinh thường do nhiều nguyên nhân gây táo bón trong thời gian mang thai gây ra như: do thai nhi gây chèn ép tới ruột, do sự thay đổi của hormon, do thai phụ đã ăn nhiều thức ăn chứa chất sắt nên bị thừa sắt, do thai phụ tăng cân nhanh, ít vận động...
Cách khắc phục chứng táo bón ở phụ nữ mang thai và sau sinh gồm: thực hiện chế độ ăn uống đủ 4 nhóm chất: đạm, đường, béo, rau và trái cây. Không nên ăn nhiều thức ăn khô như cá, thịt kho tiêu... mà phải ăn canh, rau, hoa quả giàu chất xơ thêm vào các bữa ăn. Uống nhiều nước và sữa loại ít chất béo, không đường. Nên tập thể dục đều đặn, dùng nịt bụng vì sau khi sinh tử cung nhỏ lại, ổ bụng lỏng lẻo, áp lực trên các quai ruột giảm gây táo bón. Ăn thêm các loại thức ăn như sữa chua, nước hoa quả có vị chua tự nhiên như nước bưởi, nước cam... hay các loại canh chua cũng rất có ích trong việc phòng tránh táo bón. Mỗi ngày cần đi ngoài một lần vào một giờ cố định, ví dụ 6 – 7 giờ sáng.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung chất xơ thông qua sản phẩm Traly Inulin. Với thành phần chất xơ hòa tan 1000mg, Traly Inulin giúp hỗ trợ người bị táo bón rất hiệu quả. Sản phẩm được điều chế dạng ống uống 10ml có thể uống trực tiếp, pha với nước hoặc với sữa. Đặc biệt, Traly Inulin lành tính, do đó bạn của bạn có thể sử dụng mà không lo ảnh hưởng tới sữa cho con bú.

Thông tin chi tiết sản phẩm bạn có thể xem tại: http://tranglypharma.com/tieu-hoa-gan-mat/traly-inulin