Showing posts with label bù nước và điện giải. Show all posts
Showing posts with label bù nước và điện giải. Show all posts

Friday, May 22, 2015

Giải pháp bù nước cho cơ thể vào mùa hè

Giải pháp bù nước cho cơ thể vào mùa hè
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất nước trong cơ thể, khi cơ thể mất nước nếu không được bù nước kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng kiệt nước thậm chí dẫn tới tử vong.
Vào mùa hè nắng nóng lượng bệnh nhân mắc các bệnh như tiêu chảy, sốt tăng cao đặc biệt là người cao tuổi và trẻ nhỏ do sức đề kháng kém. Nhiều trường hợp trẻ nhỏ phải vào viện cấp cứu do người lớn để trẻ rơi vào tình trạng mất nước khiến trẻ bị suy kiệt thậm chí trụy mạch gây suy kiệt. Do vậy, việc bù nước đúng và đủ cho bệnh nhân trong một số bệnh lý thường gặp ở mùa hè như mất nước, tiêu chảy, sốt cao là vô cùng quan trọng.

Con người không thể sống thiếu nước vì nước là yếu tố thứ 2 quyết định sự sống chỉ sau không khí. Nước chiếm khoảng 60 - 80 % trọng lượng cơ thể đối với người lớn, đối với trẻ sơ sinh có thể lên tới 85 - 95%, đóng vai trò là dung môi hòa tan, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng mà cơ thể đã hấp thu. Nước còn giữ vai trò là chất giúp bôi trơn tạo nên các chuyển động của cơ thể. Bên cạnh đó, nước còn đóng vai trò điều hòa nhiệt độ cho cơ thể.
Trung bình một ngày mỗi người có thể mất 2 -3 lít nước qua tiết mồ hôi, tiểu tiện, đại tiện và trong quá trình hô hấp. Mất nước xảy ra khi mất nhiều chất lỏng hơn đi vào cơ thể và cơ thể không có đủ nước và các chất lỏng khác để thực hiện chức năng bình thường của nó.
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng mất nước trong cơ thể?
Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của con người, có nhiều nguyên nhân dẫn tới mất nước trong cơ thể. Mất nước do ra mồ hôi trong trường hợp hoạt động quá mức như vận động viên… Khi thời tiết rất nắng nóng, nhiệt độ trong cơ thể sẽ tăng lên đột ngột phản xạ cơ thể tự nhiên phải tiết mồ hôi ra để điều hòa.
Khi bị sốt, tất cả chuyển hóa của cơ thể sẽ tăng lên từ đó tiêu hao nhiều năng lượng trong đó tiêu hao cả nước. Cuối giai đoạn sốt người bệnh cũng sẽ ra mồ hôi, mồ hôi trong máu độc cũng gây mất nước.
Khi bị tiêu chảy, nhiều cơ chế của bệnh đã ngăn chặn không cho cơ thể hấp thu nước, bệnh nhân có thể uống nước vào nhưng uống bao nhiêu sẽ bị nôn ra và đi ngoài hết số nước dẫn tới tình trạng kiệt nước.
Trong các nguyên nhân gây mất nước trong cơ thể kể trên, nguyên nhân thường gặp nhất là do ra mồ hôi nhiều, sốt, tiêu chảy dữ dội và nôn nhiều… Bất cứ ai bị tiêu chảy cũng bị mất nước, tuy nhiên trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có bệnh mãn tính có nguy cơ cao nhất, đặc biệt trong những tháng nắng nóng kéo dài.
Các mức độ của mất nước:
- Mức độ nhẹ: Mất nước <5 bi="" c.="" c="" hi="" i="" kh="" l="" n="" ng="" nh="" p="" t="" th="" tr="" u="" v="">- Mức độ trung bình: Mất nước từ 5 – 10% trọng lượng cơ thể với những biểu hiện khát nước, mệt mỏi, nhức đầu, khô miệng, đi tiểu ít.
- Mức độ nặng: Mất nước >10% trọng lượng cơ thể với những biểu hiện kèm theo như sốt li bì, phản xạ chậm, hôn mê, suy tuần hoàn.
Mất nước ở mức độ nặng có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng như cơ thể sẽ bị suy kiệt thậm chí có thể tử vong.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng mất nước trong cơ thể?
         

                   
Sủi Traly Oresol sản phẩm của Công TY TNHH TM Dược Phẩm Trang Ly; với các thành phần Glucose khan, Natri clorid, Kali clorid, Vitamin B2, Vitamin B6. Sản phẩm có tác dụng:
Giúp bù nước và điện giải, bổ sung các vitamin dùng trong các trường hợp mất nước do bị bệnh tiêu chảy, nôn mửa, sốt nóng, say rượu, mất nhiều mồ hôi do lao động nặng, chơi thể thao nhằm  phòng ngừa nguy cơ bị trụy tim mạch.
Sủi Traly Oresol được điều chế dạng viên nén sủi nên rất dễ dàng và thuận tiện khi sử dụng, sản phẩm còn có hai mùi vị cam và chanh nên rất phù hợp với từng sở thích của mỗi người.
Sản phẩm dùng tốt cho:
- Dùng trong các trường hợp: Người bị mất nước do bị bệnh tiêu chảy, nôn mửa, sốt nóng, say rượu, say tàu xe …
- Dùng trong các trường hợp: Người bị mất nhiều mồ hôi do lao động ngoài trời, chơi các môn thể thao.
Để biết thêm chi tiết các bạn có thể xem tại: http://tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/vien-sui-traly-oresol-vi-cam


Saturday, January 31, 2015

Thực phẩm bù nước khi trẻ bị bệnh tiêu chảy


Trẻ bị tiêu chảy cấp dễ dẫn đến mất nước, cơ thể mệt mỏi. Bạn có thể cho trẻ uống các loại nước sau khi trẻ bị tiêu chảy.
Nước Oresol: Trẻ dưới 2 tuổi: 50-100ml; Trẻ từ 2-10 tuổi: 100-200ml; Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: Uống theo nhu cầu.
Nước cháo muối: Một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ lọc qua rá lấy nước cho trẻ uống dần.
Nước gạo rang muối: 50g gạo (một vốc tay) đem rang vàng, cho 6 bát ăn cơm nước đem nấu nhừ lọc qua rá, cho 1 thìa cà phê muối ăn cho trẻ uống dần.
Nước chuối, nước hồng xiêm: Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội + 1 thìa cà phê gạt ngang muối ăn cho trẻ uống dần.
Súp cà rốt muối: Cà rốt 500g, muối ăn một thìa cà phê gạt ngang, 8 thìa cà phê đường. Cà rốt nấu nhừ chà qua rá hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhừ, cho một nhúm muối đun sôi lại cho trẻ uống dần.
Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: Gạo (bột gạo), khoai tây; Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu tương; Cà rốt, hồng xiêm, chuối.
Bù nước nhanh chóng với Viên sủi Traly Oresol vị Cam, Chanh
     

Đối với trẻ mắc bệnh tiêu chảy, bù nước nhanh chóng cho bé là vô cùng cần thiết. Sản phẩm Viên sủi Traly Oresol của Công ty Dược phẩm Trang Ly là sự kết hợp các loại muối và Vitamin B2, B6 có tác dụng bù nước, cân bằng điện giải cho bé khi mắc bệnh tiêu chảy. Với mỗi viên sủi pha vào trong 100ml nước bù được lượng nước đã mất khi đi ngoài, giúp trẻ nhanh hồi phục.
Thông tin chi tiết sản phẩm: http://tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/vien-sui-traly-oresol-vi-cam

Monday, May 26, 2014

5 nguyên nhân không ngờ gây bệnh tiêu chảy

Đôi lúc bạn bị tiêu chảy mà không rõ tại sao. Dưới đây là một số nguyên nhân bạn ít ngờ tới có thể gây kích thích ruột khiến bạn bị tiêu chảy.

1. Ăn nhiều chất ngọt nhân tạo
Chất ngọt nhân tạo được tìm thấy trong nhiều sản phẩm không đường gồm kẹo cao su, kẹo, thuốc ho, đồ uống thể thao, nước ép trái cây và mứt. Khi các chất làm ngọt này được tiêu hóa, nó sẽ hút nước vào đường ruột và có thể gây tiêu chảy.
Hãy kiểm tra nhãn mác về thành phần và loại bỏ các sản phẩm chứa chất làm ngọt để tránh tiêu chảy.
2. Tập luyện cường độ cao
Các bài tập nâng tạ nặng và chạy hoặc đi xe đạp quãng đường dài đôi khi có thể đem đến cho bạn những hậu quả không mong muốn. Khi tập luyện với cường độ cao, bạn đã chuyển máu ra khỏi đường tiêu hóa và tới các cơ, điều này có thể gây đau bụng và tiêu chảy, đôi khi đi ngoài phân lẫn máu.
Bạn không cần phải lo lắng nếu tình trạng này xảy ra không thường xuyên. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, hãy khám bác sĩ để xem bạn có mắc bệnh khác như hội chứng ruột kích thích hoặc quá căng thẳng trong khi luyện tập hay không.
3. Nhiễm Giardia
Một số người bị tiêu chảy nhẹ trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng và không biết nguyên nhân là do mình đã nhiễm ký sinh trùng. Giardia là loại ký sinh trùng ruột phổ biến, thường có trong nước ngọt. Vì vậy, nếu gần đây bạn đi cắm trại, bơi trong hồ nước ngọt hoặc uống nước chưa lọc, bạn có thể bị nhiễm giardia.
Các dấu hiệu khác cho thấy triệu chứng tiêu chảy của bạn là do ký sinh trùng: phân có mùi hôi, mùi trứng hoặc lưu huỳnh. Hãy làm xét nghiệm giardia. Kháng sinh có thể giúp loại bỏ chúng, nhưng……..
4. Dùng thuốc kháng sinh
Đôi khi thuốc kháng sinh cũng có thể là thủ phạm gây tiêu chảy. Nếu bạn đang dùng kháng sinh để điều trị viêm mũi, các vấn đề răng miệng hoặc bất cứ nguyên nhân nào khác, kháng sinh làm thay đổi khuẩn chí trong ruột và có thể gây mất cân bằng giữa vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu, ảnh hưởng tới quá trình xử lý thức ăn của cơ thể. Nếu bạn bị tiêu chảy trong khi uống kháng sinh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc ngừng sử dụng thuốc. Hạn chế sữa chua có probiotic trong khi sử dụng kháng sinh có thể giúp giữ cân bằng.
Một trong những loại nhiễm trùng nguy hiểm nhất xảy ra sau một đợt dùng kháng sinh là nhiễm Clostridium difficile (C. diff). Loại vi khuẩn này tồn tại tự nhiên trong ruột nhưng các thuốc có thể gây quá phát dẫn tới tiêu chảy nặng, thường phân có màu xanh của tảo biển kèm theo sốt. Bạn hãy khám bác sĩ ngay lập tức nếu thấy các triệu chứng này.
5. Uống nhiều bia rượu
Có những lúc bạn uống quá nhiều bia hoặc rượu. Lượng carbonhydrate trong các loại đồ uống này là rất cao và lên men trong ruột, có thể gây đầy hơi, đi tiêu lỏng. Ngoài ra, rượu gây kích thích lên đường ruột, vốn làm cho các cơ trong ruột đẩy mọi thứ ra một cách nhanh chóng. Hãy uống nhiều nước trong ngày hôm sau để bù dịch và tránh mất nước.
Traly Oresol – Bổ sung nước, vitamin cho người bệnh tiêu chảy
Oresol dạng bột pha với nước uống bù nước và điện giải, bổ sung các vitamin dùng trong các trường hợp mất nước do bị bệnh tiêu chảy, nôn mửa, mất nhiều mồ hôi do lao động nặng, chơi thể thao..