Showing posts with label traly vitamins. Show all posts
Showing posts with label traly vitamins. Show all posts
Tuesday, April 14, 2015
Trẻ lười ăn, biếng ăn
Biếng ăn là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, với các biểu hiện trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt.
Ngoài ra, trẻ lười ăn, biếng ăn thường không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn đó có phản ứng buồn nôn hoặc bố, mẹ cho ăn không chịu ăn nhưng người khác cho ăn lại ăn…
Những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn
Nguyên nhân đầu tiên phải nói tới là do thiếu ăn. Người mẹ khi mang thai thiếu ăn (thiếu sắt, canxi, kẽm, các vitamin…), dẫn tới trẻ bị thiếu ăn và suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Kết quả là trẻ sinh non tháng, thiếu cân dẫn tới lười bú mẹ ngay từ những tháng đầu sau khi sinh. Những trẻ sinh thường, đủ cân có thể lười bú mẹ, bỏ bú mẹ hoặc đang ăn sữa ngoài bình thường tự nhiên giảm lượng ăn hoặc bỏ hẳn sữa ngoài. Với trẻ lớn hơn cũng xảy ra tình trạng như vậy. Dẫn tới tình trạng này cũng do thiếu ăn (khẩu phần ăn không cân đối, thiếu chất) nên thiếu vitamin D, vitamin C, vitamin nhóm B, magiê, đặc biệt là tình trạng thiếu canxi.
Biếng ăn ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân và cần phải xác định đúng
Nguyên nhân thứ hai là do trẻ ốm, mắc các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virút hệ hô hấp, hệ tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột…). Khi trẻ bị nhiễm khuẩn thì hàm lượng các vitamin và các chất khoáng bị mất đi rất lớn, nhất là vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, magiê, B6, sắt, kẽm, can xi… làm cho trẻ biếng ăn. Hơn nữa, trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột cùng với các tổn thương thực thể tại hệ tiêu hóa, nên trẻ bị trướng bụng, khó tiêu, càng dễ biếng ăn.
Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn không cân đối có nhiều tinh bột cũng làm cho trẻ biếng ăn. Thường một đôi tuần đầu mới ăn bổ sung thì trẻ ăn rất ngon miệng, sau đó trẻ ăn kém dần do nhu cầu vitamin nhóm B (nhất là vitamin B1), magiê bị thiếu hụt.
Một số nguyên nhân khác nữa như: trẻ mọc răng, viêm loét vùng miệng, ăn không có giờ giấc, ăn quà vặt hoặc ăn bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn. Thức ăn không hợp khẩu vị cũng làm cho trẻ biếng ăn.
Cuối cùng, một số trẻ biếng ăn do nguyên nhân tâm lý (gọi là biếng ăn tâm lý). Khi trẻ bị ốm, mọc răng… trẻ dễ bị biếng ăn. Chưa kịp ăn ngon miệng trở lại thì bị người lớn thúc ép ăn, hoặc là trẻ mải chơi trong khi người lớn thúc ép về mặt thời gian cho nên trong các bữa ăn trẻ bị quát mắng, thậm chí bị đánh làm cho các cháu sợ bữa ăn, chỉ cần nghe hoặc nhìn thấy bát bột, bát cơm là trẻ quay đi, trẻ lớn hơn thì chạy trốn, nhiều cháu cứ hễ thấy bát bột là khóc, buồn nôn. Một số cháu không ăn để “chống đối” cha mẹ.
Cần làm gì khi trẻ biếng ăn?
Để giúp cho trẻ ăn ngon miệng trở lại, cha mẹ các cháu cần phải kiên nhẫn và phối hợp với các bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ nhi loại bỏ nguyên nhân gây biếng ăn.
Nên có một chế độ dinh dưỡng và thuốc dành riêng cho trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân.
Phòng chống bệnh còi xương, bệnh thiếu máu do thiếu sắt ngay từ tháng tuổi thứ 2, liên tục cho đến ít nhất 5 tuổi.
Trong thời gian điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cần phải bổ sung đầy đủ các vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B và các chất khoáng như: magiê, kẽm..
Đặc biệt là không được lạm dụng kháng sinh.
Giảm đau trong quá trình trẻ mọc răng hoặc viêm loét vùng miệng. Thường thường người lớn ít quan tâm đến vấn đề đau khi trẻ mọc răng mà cho đó là điều bình thường, nhưng thực ra khi mọc răng trẻ rất đau, đau phát sốt và không dám ăn vì sợ đau.
Tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn và luôn thay đổi món ăn, cách chế biến để cho trẻ ăn ngon miệng. Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá sớm. Khi trẻ được 6 tháng tuổi mới nên cho trẻ ăn bổ sung. Không nên vì mong con nhanh tăng cân mà ép trẻ ăn quá nhiều.
Để giải quyết tình trạng biếng ăn bệnh lý, cần phải có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng về chế độ ăn cụ thể, phù hợp với từng trẻ, và điều quan trọng là trong bữa ăn phải tạo ra một không khí vui vẻ thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng.
Traly Vitamins sản phẩm mới của Công Ty TNHH TM Dược Phẩm Trang Ly; với các thành phần là: Vitamin A, Vitamin D2, Vitamin C, Vitamin B6, Vitamin PP, Lysine HCl.
Sản phẩm có tác dụng: Hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng giúp ngăn ngừa nhiệt miệng, giúp ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng và giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn ngay cả trong điều kiện thường xuyên ít tiếp xúc với ánh nắng, ánh sáng tự nhiên. Traly Vitamins được điều chế dạng dung dịch, có mùi vị thơm ngon nên rất dễ dàng khi sử dụng. Sản phẩm dùng tốt cho:
- Dùng cho trẻ em > 1 tuổi biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng.
- Người hay mắc các bệnh do thay đổi thời tiết, nhiệt miệng, bệnh về mắt như: quáng gà, khô mắt, cận thị.
- Người cao tuổi.
Để biết thêm chi tiết các bạn có thể xem tại: http://tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/traly-vitamins
Friday, March 20, 2015
Những lời khuyên khi bổ sung vitamin cho trẻ
Theo trang webmd – một trang web có uy tín cao về sức khỏe – nhiều chuyên gia khẳng định các bé không nhất thiết phải uống bổ sung vitamin và tốt nhất là vitamin nên được đưa vào cơ thể theo con đường tự nhiên bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai hay sữa chua (các bé ngoài 3 tuổi nên dùng các sản phẩm ít béo).
- Thật nhiều trái cây tươi và các loại rau xanh.
- Chất đạm động vật từ thịt gà, cá, thịt heo, trứng.
- Tinh bột từ gạo, bánh mỳ…
Trong trường hợp nào trẻ cần bổ sung vitamin
Các loại thực phẩm tươi là nguồn cung cấp vitamin hoàn hảo nhất. Chế độ dinh dưỡng tốt bắt đầu từ một thực đơn phong phú, đa dạng các loại thực phẩm. Tuy vậy nếu bé nhà bạn thuộc một trong những nhóm trẻ dưới đây, hãy nghĩ đến việc bổ sung vitamin hàng ngày cho bé:
- Bé không thường xuyên được ăn những bữa ăn phong phú và đầy đủ các nhóm thực phẩm.
- Bé ăn quá ít, quá kén ăn.
- Bé tham gia nhiều những hoạt động thể chất cường độ cao hay chơi các môn thể thao tốn nhiều sức như đá bóng, tập võ...
- Bé ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ hộp.
- Bé theo chế độ ăn chay (cần bổ sung kẽm) hay các bé không dùng chế phẩm từ sữa (cần bổ sung canxi).
- Bé uống quá nhiều đồ uống có gas cũng có thể dẫn tới thiếu hụt vitamin và chất khoáng.
Bổ sung vitamin nào cho bé?
- Vitamin A: hỗ trợ sự phát triển của bé; tốt cho xương, da, mắt và hệ miễn dịch. Nguồn vitamin A tự nhiên đến từ sữa, phô mai, trứng và các loại rau quả có màu vàng-cam như cà rốt, bí đỏ…
- Vitamin nhóm B: B2, B3, B6, B12 góp phần quan trọng trong việc chuyển hóa và sản sinh năng lượng, hỗ trợ hệ thống tuần hoàn và thần kinh hoạt động tốt. Nguồn vitamin nhóm B tự nhiên có trong các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu và hạt.
- Vitamin C: hỗ trợ cho làn da, cơ bắp và các mô liên kết. Nguồn vitamin C tự nhiên có trong các loại trái cây họ cam chanh, cà chua và cả một số loại rau xanh như bông cải xanh chẳng hạn!
- Vitamin D: giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, cho xương và răng khỏe mạnh. Nguồn vitamin D tốt nhất không đến từ đồ ăn mà đến từ ánh nắng mặt trời; ngoài ra lòng đỏ trứng, dầu cá và các chế phẩm từ sữa cũng có chứa vitamin D.
Cách bổ sung vitamin hiệu quả?
Nếu bạn quyết định cho trẻ dùng vitamin bổ sung, hãy tham khảo bí quyết nhỏ dưới đây để việc bổ sung vitamin hiệu quả và an toàn hơn nhé!
- Vitamin cũng như thuốc, dù ở bất kỳ dạng nào cũng cần được cất kỹ, tránh xa tầm với của trẻ để đề phòng việc trẻ coi vitamin như kẹo hay siro và ăn/ uống quá liều gây nguy hiểm.
- Để dụ bé ăn nhiều hơn, không ít bậc cha mẹ lấy các món tráng miệng nhiều chất béo như kem, bánh, kẹo… làm “phần thưởng” khi bé ăn hết khẩu phần của mình. Thay vì các món tráng miệng đó, bạn hãy dùng những ống vitamin để thưởng cho bé sau bữa ăn nhé! Việc này không những giúp bé thích uống vitamin hơn mà lại giúp bé hấp thu vitamin tốt hơn, bởi nhiều loại vitamin chỉ có thể được cơ thể hấp thu sau bữa ăn.
- Nếu bé dạng dùng bất cứ loại thuốc trị bệnh nào khác, bạn nhớ hỏi bác sĩ về loại vitamin bạn muốn cho con uống, việc này giúp bạn tránh khỏi vấn đề vitamin làm giảm hay làm tăng vọt tác dụng của thuốc – cả hai điều này đều khá nguy hại cho sức khỏe của bé.
- Nếu bé không chịu dùng vitamin dạng viên, bạn có thể tìm kiếm các loại vitamin dạng nước khá phổ biến trên thị trường và được các bé yêu thích hơn.
Traly Vitamins sản phẩm của Công Ty TNHH TM Dược Phẩm Trang Ly; với thành phần chính là Vitamin A, Vitamin D2, Vitamin C, Vitamin B6, Vitamin PP, Lysine HCl. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng giúp ngăn ngừa nhiệt miệng, giúp ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng và giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn ngay cả trong điều kiện thường xuyên ít tiếp xúc với ánh nắng, ánh sáng tự nhiên. Sản phẩm được điều chế dạng dung dịch, có mùi vị thơm ngon và được đóng gói ở dạng ống uống nên rất an toàn và thuận tiện khi sử dụng cho trẻ. Traly Vitamins dùng tốt cho:
- Trẻ em > 1 tuổi biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng.
- Người hay mắc các bệnh do thay đổi thời tiết, nhiệt miệng, bệnh về mắt như: quáng gà, khô mắt, cận thị.
- Người cao tuổi.
Để biết thêm chi tiết các bạn có thể xem tại: http://tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/traly-vitamins
Thursday, January 29, 2015
Giải quyết nhiệt miệng cho trẻ
1. Bệnh nhiệt miệng:
Nhiệt miệng là gọi theo dân gian, thực chất đó là bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là loét áp-tơ (aphthous ulcer). Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng nóng và thường gặp ở trẻ nhỏ.
Biểu hiện của bệnh là trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to, hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống, sinh hoạt. Nếu không có biến chứng, vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.
2, Giải pháp dân gian chữa nhiệt miệng cho trẻ
Cách chữa nhiệt miệng cho bé an toàn và hiệu quả luôn là điều được các bậc phụ huynh quan tâm, lo lắng. Lý do là bởi các chuyên gia cho rằng, cách chữa nhiệt miệng bằng thuốc kháng sinh thường là chưa cần thiết và đôi khi không phù hợp với cơ thể trẻ. Các bậc cha mẹ có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng những mẹo dân gian nhanh chóng mà hiệu quả.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng nước củ cải:
Củ cải cạo vỏ, rửa sạch. Sau đó xắt miếng rồi cho vào cối xay nhuyễn ra vắt lấy nước. Hòa thêm một ít nước sôi vào và để súc miệng, ngày 3 lần, chỉ cần dùng trong 2 ngày là khỏi nhiệt miệng.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng rau ngót, mật ong:
Các bậc cha mẹ có thể trị nhiệt miệng cho con trẻ bằng rau ngót và mật ong. Lấy rau ngót đem rửa sạch sau đó giã nát ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Mật ong có tác dụng kháng viêm rất tốt đấy. Nếu bị nhiệt thì dùng bông chấm vào chỗ sưng đau, lở loét. Làm như vậy 2-3 lần/ngày, vết loét sẽ dịu hẳn và không còn cảm thấy đau nữa.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng nước khế:
Lấy khoảng 2-3 quả khế rửa sạch và giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi nước nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa chọn loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt. Giã nát 2 - 3 quả khế, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng hạt rau mùi:
Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.
Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng cà chua sống:
Nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp nhiệt miệng như thế này. Hoặc cha mẹ có thể cho bé ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.
Ngoài ra các bậc phụ huynh có thể sử dụng một số loại thuốc dân gian như cỏ mực (nhọ nồi), húng chó, cùi dừa, bột sắn dây, vỏ dưa hấu,… để trị nhiệt miệng cho bé. Đây đều là những thứ thuốc dễ kiếm, giá rẻ mà an toàn cho bé yêu.
3, Traly Vitamins – Giải pháp ngăn ngừa nhiệt miệng cho trẻ
Kết hợp các Vitamin A, Vitamin D2, Vitamin C, Vitamin B6, Vitamin PP và Lysine, Traly Vitamins là giải pháp ngăn ngừa nhiệt miệng cho trẻ. Được điều chế dưới dạng ống uống với mùi vị thơm ngon, các bậc phụ huynh không phải lo lắng bé yêu không chịu uống nữa. Sản phẩm dùng được với trẻ trên 1 tuổi. Ngoài ngăn ngừa nhiệt miệng, Traly Vitamins còn giúp bé tăng cường khả năng chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng để phát triển tốt hơn.
Thông tin chi tiết sản phẩm xem tại: http://tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/traly-vitamins
Nhiệt miệng là gọi theo dân gian, thực chất đó là bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là loét áp-tơ (aphthous ulcer). Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng nóng và thường gặp ở trẻ nhỏ.
Biểu hiện của bệnh là trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to, hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống, sinh hoạt. Nếu không có biến chứng, vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.
2, Giải pháp dân gian chữa nhiệt miệng cho trẻ
Cách chữa nhiệt miệng cho bé an toàn và hiệu quả luôn là điều được các bậc phụ huynh quan tâm, lo lắng. Lý do là bởi các chuyên gia cho rằng, cách chữa nhiệt miệng bằng thuốc kháng sinh thường là chưa cần thiết và đôi khi không phù hợp với cơ thể trẻ. Các bậc cha mẹ có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng những mẹo dân gian nhanh chóng mà hiệu quả.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng nước củ cải:
Củ cải cạo vỏ, rửa sạch. Sau đó xắt miếng rồi cho vào cối xay nhuyễn ra vắt lấy nước. Hòa thêm một ít nước sôi vào và để súc miệng, ngày 3 lần, chỉ cần dùng trong 2 ngày là khỏi nhiệt miệng.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng rau ngót, mật ong:
Các bậc cha mẹ có thể trị nhiệt miệng cho con trẻ bằng rau ngót và mật ong. Lấy rau ngót đem rửa sạch sau đó giã nát ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Mật ong có tác dụng kháng viêm rất tốt đấy. Nếu bị nhiệt thì dùng bông chấm vào chỗ sưng đau, lở loét. Làm như vậy 2-3 lần/ngày, vết loét sẽ dịu hẳn và không còn cảm thấy đau nữa.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng nước khế:
Lấy khoảng 2-3 quả khế rửa sạch và giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi nước nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa chọn loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt. Giã nát 2 - 3 quả khế, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng hạt rau mùi:
Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.
Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng cà chua sống:
Nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp nhiệt miệng như thế này. Hoặc cha mẹ có thể cho bé ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.
Ngoài ra các bậc phụ huynh có thể sử dụng một số loại thuốc dân gian như cỏ mực (nhọ nồi), húng chó, cùi dừa, bột sắn dây, vỏ dưa hấu,… để trị nhiệt miệng cho bé. Đây đều là những thứ thuốc dễ kiếm, giá rẻ mà an toàn cho bé yêu.
3, Traly Vitamins – Giải pháp ngăn ngừa nhiệt miệng cho trẻ
Kết hợp các Vitamin A, Vitamin D2, Vitamin C, Vitamin B6, Vitamin PP và Lysine, Traly Vitamins là giải pháp ngăn ngừa nhiệt miệng cho trẻ. Được điều chế dưới dạng ống uống với mùi vị thơm ngon, các bậc phụ huynh không phải lo lắng bé yêu không chịu uống nữa. Sản phẩm dùng được với trẻ trên 1 tuổi. Ngoài ngăn ngừa nhiệt miệng, Traly Vitamins còn giúp bé tăng cường khả năng chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng để phát triển tốt hơn.
Thông tin chi tiết sản phẩm xem tại: http://tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/traly-vitamins
Subscribe to:
Posts (Atom)