Showing posts with label cân nặng. Show all posts
Showing posts with label cân nặng. Show all posts

Friday, May 10, 2013

Hiểu biết sai lầm về trẻ còi xương



Một số bà mẹ đôi khi có những hiểu biết sai lầm về trẻ còi xương dẫn đến việc con mình bị còi xương mà không biết.

Theo khảo sát thực tế tại Phòng khám Dinh dưỡng thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, thì đa số phụ huynh mang con tới khám tư vấn đều gặp phải các vấn đề liên quan đến suy dinh dưỡng, còi xương như:
+  Không xây dựng được chế độ ăn hợp lý cho con, 
+ Không biết cách chế biến thực ăn, 
+ Lúng túng trong việc chuyển bé từ thời kỳ ăn sữa sang ăn dặm… 
từ đó dẫn đến tình trạng bé không chịu ăn, lên cân chậm, phát triển chiều cao chậm

Những câu hỏi các bà mẹ đặt ra hầu hết đều xoay quanh việc con kém ăn, lên cân chậm:
 
Chị Quỳnh Mai, 26 tuổi, Vinh, Nghệ An hỏi: “Con tôi thường ăn không tiêu, hay nôn trớ, rối loạn tiêu hóa, kém ăn và lên cân chậm. Tôi nên làm gì để bé thoát khỏi tình trạng này?”.
 
Hay chị Minh Phương (24 tuổi, ở Hoàng Mai) lo lắng: “Con gái tôi được 16 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 7,5kg và cao 70cm. Điều đáng ngại hơn nữa là dù tôi có dỗ dành đủ kiểu, đổi món liên tục nhưng con bé vẫn không chịu ăn. Đã 2 tháng liền mà bé không hề tăng cân, khi ngủ bé rất hay giật mình và ra nhiều mồ hôi hột. Theo bác sĩ liệu con tôi có bị còi xương không?”…


Trong khi đó, những phụ huynh có con đủ cân, thừa cân lại nghĩ rằng con mình không thể bị còi xương. Điều này chưa hẳn đã đúng khi các phụ huynh không biết cân bằng việc cung cấp các nguồn năng lượng và vitamin cùng khoáng chất.

Chị Phương Chi (32 tuổi, Đống Đa) khá lo lắng về tình trạng thừa cân của con mình khi bé vừa tròn 8 tháng tuổi, nặng tới 10kg mà chưa mọc răng. Phản ánh lại chế độ ăn uống của con với bác sĩ, chị cho biết: “Bé dù thừa cân nhưng tôi lại yên tâm vì như vậy cháu sẽ khỏe mạnh và không bị mắc chứng còi xương như những em bé bị suy dinh dưỡng khác”. Tuy nhiên, sau khi được bác sĩ khám và tư vấn dinh dưỡng, chị Phương té ngửa vì con trai chị không những thừa cân mà còn mắc chứng còi xương nghiêm trọng.

 


Lý giải cho điều này, bác sĩ Lê Thị Giáng Hương, Phòng khám Dinh dưỡng, cho biết: “Các bà mẹ hiện nay thường lầm tưởng, trẻ đủ cân, thừa cân là không bị còi xương nhưng họ không biết còi xương xuất hiện ở cả hai thể: suy dinh dưỡng còi xương và còi xương bụ bẫm
+ Ở thể suy dinh dưỡng còi xương, các bé bị thiếu cả về năng lượng và vitamin cũng như khoáng chất còn ở thể bụ bẫm, 
+ Ở thể còi xương bụ bẫm: các bé phát triển quá nhanh về cân nặng dẫn đến hệ xương không phát triển kịp do đó gây nên còi xương. Nguyên nhân của tình trạng này là do các bà mẹ chỉ chú trọng đến việc cho bé ăn thức ăn bổ dưỡng nhằm tăng năng lượng mà không chú ý tới việc cung cấp đủ vitamin và khoáng chất”.

Tìm hiểu thêm:

Wednesday, May 8, 2013

Chăm sóc trẻ còi xương

Chăm sóc trẻ còi xương luôn khiến các bậc làm cha làm mẹ trăn trở. Dù chăm sóc con đầy đủ với chế độ ăn hợp lí mà trẻ vẫn chậm lớn, ít tăng cân, biếng ăn, phát triển chiều cao, cân nặng chậm hơn so với trẻ đồng trang lứa. Vậy nên khi chăm sóc trẻ bạn nên lưu ý:

+ Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10-15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa lý liệu pháp các bệnh viện.
Bởi vì dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phốtpho. Ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.

+ Cho trẻ uống vitamin D 4000 Ul/ngày trong 4-8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000-10.000 Ul/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 Ul/ống, 3 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên.

+ Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có bổ sung dinh dưỡng như: 
- Canxi B1-2-6 từ 1-2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1-2 thìa cà phê/ngày.
- Hoặc các sản phẩm chức năng có bổ sung các thành phần dinh dưỡng, vitamin cho bé như: Traly Zin, Siro, cốm Zin ...vv..để trẻ ăn ngon miệng hơn, phát triển tốt hơn về chiều cao, cân nặng.

+ Chế độ ăn uống:
- Cho trẻ bú mẹ.
- Ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: Sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương.
- Cho thêm dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: Vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương