Showing posts with label phong benh chan tay mieng. Show all posts
Showing posts with label phong benh chan tay mieng. Show all posts

Monday, March 18, 2013

Biết và chưa biết về bệnh chân tay miệng


Bệnh chân tay miệng là một bệnh cấp tính được lây từ người sang người, dễ lây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Hai tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie VR A16 và Entero VR 71.

Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Hầu hết các ca bệnh đều tự khỏi, chỉ có tỷ lệ nhỏ các trường hợp biến chứng nặng và thường do EV71 gây ra.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
Giai đoạn khởi phát bệnh từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Tiếp đến là giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như loét miệng. Trong miệng trẻ xuất hiện vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt. Trẻ cũng nổi ban phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. Ngoài ra, trẻ có thể sốt nhẹ, nôn... Đặc biệt với những trẻ  sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng nguy hiểm như biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa: nước bọt, phỏng nước, phân của trẻ bị nhiễm bệnh, dịch tiết mũi họng… tiếp xúc đồ chơi, sàn nhà, bàn ghế … bị nhiễm virus.
Để phòng bệnh chân tay miệng cho trẻ cần thực hiện 3 sạch: ăn sạch, ở sạch, bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. Rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh vật dụng ăn uống, đồ chơi và dụng cụ tiếp xúc hằng ngày sạch sẽ…Đặc biệt không để trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Khi trẻ có dấu hiệu sốt, có nốt phỏng ở bàn chân, bàn tay, niêm mạc cần cho trẻ nghỉ học và đến khám ở cơ sở y tế gần nhất.
Khi chăm sóc trẻ tại nhà, nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao kéo dài, li bì, bỏ ăn, uống hoặc tình trạng của trẻ xấu đi cần đưa trẻ tới ngay trẻ bệnh viện.
Hiện nay, bệnh chưa có vacxin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp nhằm mục đích giải quyết triệu chứng và những biến chứng của bệnh: hạ sốt, bù nước điện giải, vệ sinh vòm miệng, dùng thêm vitamin C, kẽm… cho trẻ khi bị sốt và loét miệng.
Traly Zin là sự kết hợp của Kẽm hàm lượng cao, các vitamin nhóm B(B1, B2, B6, PP) và acid folic với hàm lượng phù hợp. Không chỉ được sử dụng cho bé biếng ăn, suy dinh dưỡng, Traly Zin có tác dụng giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh chân tay miệng ở trẻ.
Hãy để Traly Zin cùng bạn “Bảo vệ con yêu khôn lớn”
Sản phẩm được phân phối tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.