Monday, March 25, 2013

Cách xử lí khi bị thương nhẹ

 Khi bị thương nhẹ, hoặc gặp chút sự cố nho nhỏ không phải ai cũng có thể xử lí êm đẹp để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Trong cuộc sống, những tai nạn, những sự cố ngoài ý muốn luôn luôn có khả năng xảy ra quanh ta, chính vì thế phải nắm bắt được cách sơ cứu cơ bản đối với từng trường hợp để bảo vệ bản thân được tốt nhất ở mọi lúc mọi nơi.
 Sau đây là một số tổng hợp các vết thương, sự cố nhỏ mà con người hay gặp phải và cách xử lí kịp thời đối với các vết thương đó:

- Đứt tay:
 Các chị em phụ nữ thường xuyên bếp núc thì không tránh khỏi có những lúc vôi vã thái thái, xắt xắt, cắt, gọt mà bị đứt tay. Trong trường hợp đứt nhẹ thì dùng nước rửa sạch vết thương, giữ cho vết thương khô ráo, dùng miếng gạc hoặc urgo băng vết thương vào rồi mới tiếp tục nấu nướng. Tránh để vết thương hở miệng mà tiếp tục nội trợ vì như thế vết đứt tay sẽ lâu lành hơn.
 Nếu bị đứt tay nặng, hoặc bị cái gì đâm vào thì nên đưa vị trí vết thương lên cao hơn tim, dùng miếng vải sạch quấn vào ngăn không cho máu từ vết thương trào ra, rồi đưa người bị thương đi bệnh viện để cầm máu và tiêm vắc xin đề phòng uốn ván.

- Hóc xương:
 Khi bị hóc xương cá, xương gà nếu xương cá, xương gà nhỏ, người bị hóc có thể làm theo các kinh nghiệm dân gian như: nuốt cục cơm, uống nước nhiều, ăn giấm .. để xương trôi xuống dạ dày. Tuy nhiên nếu làm như thế 2-3 lần mà không được thì nên đi bệnh viện để lấy ra, đừng nên tự ý làm tiếp các phương pháp đó hoặc móc họng mà dễ làm cho người ta bị hóc sâu hơn.
 Mới đầu khi phát hiện bị hóc thì nên nghiên đầu ra sau, để cho cơ thể thấp hơn phần vai sau đó nhờ người vỗ vào lưng để có lực văng được vật bị hóc ra khỏi cổ họng.


- Bong gân: 
  Khi bị ngã bong gân, nếu không bị đau nhức thì chứng tỏ không bị gãy xương. Tuy nhiên, đối với trường hợp còn lại, bị đau nhức, đi khập khiễng thì chứng tỏ bệnh nhân đã bị gãy xương. Lúc đấy nên tìm thanh nẹp hoặc vật gì cứng để cố định vết thương, chỗ đau và kịp thời gọi xe cấp cứu. Tránh xoa xoa bóp bóp quanh vết thương để đỡ đau nhức vì động tác này có thể làm cho vết thương thêm nặng hơn. 



No comments:

Post a Comment