Friday, March 29, 2013

Phòng ngừa và điều trị chân tay miệng

Nguồn: http://mebebuma.blogspot.com/2013/03/phong-ngua-va-ieu-tri-chan-tay-mieng.html

 

1) Biện pháp điều trị bệnh chân tay miệng

Nguyên tắc:

Điều trị triệu chứng: Theo dõi sát, phát hiện sớm các triệu chứng của biến chứng để cho trẻ nhập viện.
Điều trị tại nhà: chỉ điều trị tại nhà những trẻ bị bệnh tay chân miệng độ I.
- Hạ sốt, giảm đau: dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng/ mỗi 4 – 6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38 độ trở lên.
- Vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng.
- Nghỉ ngơi.
- Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.
- Đặc biệt nên sử dụng kèm thêm thực phẩm chức năng Traly Zin có các thành phần như vitamin B1, B2, B6, vitamin PP, kẽm để hỗ trợ điều trị được tốt hơn, giúp trẻ nhanh chóng lành bệnh.
- Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm.
- Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 7 ngày đầu của bệnh.
Theo dõi các dấu hiệu nặng: khi có một trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 39 độ C, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.

 

2) Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệng

- Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Như vậy, những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường, ...
- Ngoài ra nên sử dụng các thực phẩm chức năng  Traly Zin dạng siro, hoặc dạng cốm hoà vào nước cho bé dễ uống, bổ sung dinh dưỡng cho bé, hoặc Lifepem; Farzincol ( chứa kẽm ); Rutin-C ( Chứa vitamin C );
- Bênh cạnh đó các mẹ có thể dùng 100 - 200g rau dấp cá (giã nát, chế nước sôi vào để ấm tắm cho bệnh nhân (không tắm lại bằng nước lã), xong dùng củ nghệ giã nát lấy nước cốt thoa lên các vết lở loét. 
Dùng rau dấp cá hoặc gel nha đam xay sinh tố cho trẻ uống. Dùng liên tục 5 - 7 ngày. Lưu ý, không dùng lá sầu đâu (sầu đông) lá 2 lần kép vì có độc nguy hiểm.
- Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Cần chú ý muỗng (thìa) dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn. Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 – 5 ngày) nên cho bé ăn trở lại bình thường, không kiêng khem.

 

3) Biện pháp phòng ngừa

- Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, sau khi mặc, thay tả, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh.
- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn.
- Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.
- Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ bằng các loại thực phẩm chức năng khác như Traly Zin, Sữa non 100% Pure Colostrum, Thymo Kid...vv...để giúp trẻ phát triển được toàn diện hơn, tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, hô hấp, chân tay miệng ở trẻ.

No comments:

Post a Comment