Showing posts with label hạn chế đau xương. Show all posts
Showing posts with label hạn chế đau xương. Show all posts

Saturday, August 3, 2013

Lựa chọn thực phẩm cho người bị viêm khớp


Viêm khớp là tình trạng viêm, đau ở các khớp. Điều trị các triệu chứng viêm khớp thường bao gồm thay đổi lối sống, vật lý trị liệu, thuốc và tập thể dục tác động thấp. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng trong việc điều trị cho các bệnh nhân viêm khớp, nó có thể cải thiện hay làm trầm trọng hơn chứng viêm khớp. Sau đây là một vài lưu ý trong chế độ ăn uống hàng ngày dành cho người bị viêm khớp.

1.  Thực phẩm cần tránh

Ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng, đây chính là nguyên nhân làm trầm trọng thêm bệnh viêm khớp. Cân nặng quá mức có thể gây áp lực lên các khớp, gây ra những sự cố cho sụn và mô xương. Bạn có thể giảm cân thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục nhẹ nhàng để giảm đau và giảm những tổn thương khớp. Vì vậy những người bị bệnh viêm khớp cần tránh các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như một số loại thực phẩm sau:
- Một chế độ ăn thuần chay, loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm từ động vật bao gồm cả thịt, cá, sữa và trứng, có thể giảm các triệu chứng viêm điển hình của viêm khớp dạng thấp. Đặc biệt là các loại thịt đỏ, là tác nhân ảnh hưởng lớn nhất đối với viêm khớp vì nó làm tăng axit uric máu, gây đau.
- Hạn chế tất cả các món ăn làm tăng chất mỡ trong máu vì đây sẽ là xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp như: thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm bông…
Ngoài ra tuyệt đối không dùng các đồ uống có cồn như rượu, bia và các đồ uống có chứa nhiều cồn khác; không nên hút thuốc vì chất oxy hóa từ khói thuốc sẽ góp phần làm trầm trọng hơn quá trình thoái hóa khớp.

2.  Những thực phẩm nên dùng 


a. Rong biển
Rong biển – một loại thực phẩm lý tưởng để ngăn chặn hiện tượng viêm tấy trên mặt khớp. Trong rong biển có chứa hàm lượng chất đạm cao hơn cả thịt cá, trứng sữa, đồng thời nó còn chứa nhiều sinh tố, khoáng tố hơn nhiều các thực phẩm gốc động vật. Trong rong biển có chất béo 3 – Omega có tác dụng kép vừa  tương tranh với chất mỡ trong máu vừa nâng cao sức kháng bệnh. Rong biển cũng không gây gánh nặng cho đường tiêu hóa, và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan giải độc như gan, thận, da có thể hoạt động với hiệu năng tối đa.




b. Hải sản
Ăn các loại hải sản như nghêu, sò… Các loại thực phẩm này là nguồn cung ứng chất nhờn cho bao khớp.



c.  Thực phẩm  chứa axit béo omega-3
Nguồn thực phẩm cung cấp axit béo omega - 3 bao gồm cá bơn, cá trích, cá ngừ, cá hồi hồ, cá hồi, cá mòi, cá thu và cá nước lạnh khác. Một số thực phẩm khác như quả óc chó, dầu quả óc chó, dầu đậu nành, dầu hạt cải, hạt lanh và dầu hạt lanh chứa các chất chuyển đổi thành các axit béo omega-3.
Axit béo Omega-3 thiết yếu hỗ trợ chức năng não, sức khỏe tim mạch và tăng cường hệ thống miễn dịch. Thường xuyên tiêu thụ axit béo omega-3 sẽ làm giảm quá trình sản xuất các loại hóa chất gây viêm nhiễm, xưng khuỷu khớp, ức chế các loại enzym làm tăng bệnh. Ngoài ra các loại thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin D làm giảm tấy đỏ và giúp người bệnh dễ chịu hơn.



d.  Hành tỏi
- Hành ta, hành tây, tỏi… có giàu chất quercetin, hydro sunfua có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sự lưu thông máu. Hành tỏi giúp ức chế các hóa chất gây viêm nhiễm rất tốt cho người bị viêm khớp. Trong thành phần của tỏi còn rất giàu kali, các nguyên tố vi lượng, vitamin và i-ốt.
- Để bảo toàn cao nhất những tính năng tuyệt vời của tỏi nên nghiền tỏi trước và để khoảng 15 phút trước khi cho vào nấu (mục đích giúp tạo ra các phản ứng enzym để tăng cường các hợp chất có tác dụng tốt đối với sức khoẻ trong tỏi).


e.  Trái cây giàu Vitamin C
- Vitamin C có tác dụng bảo vệ callagen, một thành phần chính của sụn, nếu thiếu thành phần này sụn sẽ yếu và rủi ro gia tăng bệnh rất cao. Nhưng chú ý là trường hợp mắc bệnh viêm xương khớp thì không nên lạm dụng Vitamin C liều cao (từ 1.500-2.500mg/ngày) kéo dài từ 8 tháng trở lên, để mang lại lợi ích cao nhất nên dùng từ 200-500mg/ngày.
- Cà chua tốt cho người bị thấp khớp nhờ hàm lượng lycopen và chất carotenoit chống ôxy hoá. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với cà chua xanh vì trong thành phần của nó có chứa solanin - một ancaloit tương đối độc. Một cốc nước ép cà chua chín mỗi ngày thực sự rất cần thiết cho việc bảo vệ sụn.
- Tăng cường các loại trái cây như: đu đủ, dứa, chanh, bưởi… vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, 2 hoạt chất có tác dụng kháng viêm.



f.  Chè xanh
Theo rất nhiều nghiên cứu thì chè xanh giàu chất chống ôxi hoá có tác dụng giảm đau cho bệnh thấp khớp, đặc biệt là hợp chất có tên là epigallo catechin - 3 gallate (EGCG) có tác dụng hạn chế đau xương nên giúp cho người bệnh dễ chịu. Mỗi ngày nên uống 3-4 cốc nước chè xanh, nên hạn chế đồ uống giàu caffein.



g. Bắp cải
Loại rau này giống như một chất bôi trơn, làm linh hoạt chuyển động các khớp. Thành phần bắp cải lại giàu vitamin C, K và đặc biệt, ăn nhiều bắp cải giúp da đẹp hơn mà không hề sợ tăng cân vì bắp cải chứa rất ít năng lượng.
Hơn thế, chất sunfua có trong bắp cải do có tác dụng chống nhiễm khuẩn và tăng lượng enzim chống ôxy hoá, đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải độc của gan nên cũng tốt cho người bệnh thấp khớp.



h.  Toàn bộ ngũ cốc
Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp phong phú chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Các lương thực này chứa nhiều carbohydrate phức, mang lại nguồn năng lượng cho người bệnh. Những loại ngũ cốc tốt cho bạn như gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, bắp rang, và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt khác.
Trên đây là những loại thực phẩm nên tránh và nên sử dụng đối với người bị thoái hóa khớp. Ngoài ra mọi người cùng có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung có chứa glucosamin, Chodroitin Boswellia Serrata: có tác dụng chống viêm đau trong bệnh khớp, Curcuma longa là rất cần thiết trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp.