Friday, September 20, 2013

Một số biện pháp phòng ngừa và điều trị chứng thiểu năng tuần hoàn máu não






1.  Những yếu tố dẫn đến rối loạn tuần hoàn não
-  Các bệnh mạn tính là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra chứng bệnh này, như các bệnh tăng huyết áp, xơ cứng mạch não, tình trạng lắng đọng mỡ, đường trong máu, các bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, suy thận mạn…
-  Sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, thời sinh học cũng là một yếu tố nguy cơ của rối loạn tuần hoàn não. Nghiên cứu của một số bác sĩ thần kinh học ở Việt Nam cho thấy tai biến mạch máu não phát triển vào tháng 8, tháng 12 và tháng 1 tại Cần Thơ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long; ở Hà Nội thấy tai biến mạch máu não xảy ra vào tháng 2, 3 và 10, 11 (liên quan đến mùa lạnh, gió mùa đông bắc). Về thời sinh học, con người có 2 thời khắc dễ gặp rủi ro về tuần hoàn não nhất là vào thời điểm từ 4-5 giờ sáng và 5-6 giờ chiều.
-  Các yếu tố xã hội: Đó là thói quen, tập quán sinh hoạt, kiến thức phổ thông và bệnh tật. Hiện nay có nhiều người không biết số đo huyết áp của mình, nhiều người rất thờ ơ với hiện tượng đau đầu, mỏi chi. Tình trạng dùng rượu, bia, nghiện thuốc lá là điều kiện thuận lợi cho chứng rối loạn tuần hoàn não. Xu hướng thừa cân, béo phì, ít vận động làm gia tăng bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch tác động xấu đến rối loạn tuần hoàn não. Những người dưới 40 tuổi cũng có thể bị mắc bệnh do stress từ áp lực công việc, xã hội nặng nề.
2.  Biện pháp phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não
-  Khi nghi ngờ bị thiểu năng tuần hoàn não (có đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…), cần đi khám bệnh ngay và rất nên khám bệnh định kỳ.
-  Trong cuộc sống hàng ngày cần có chế độ ăn uống hợp lý như ăn nhiều rau, quả, cá (mỗi tuần nên ăn vài ba bữa cá), hạn chế ăn nhiều thịt, không nên ăn mỡ động vật.
-  Nên hạn chế đến mức tối đa uống rượu, bia.
-  Nên bỏ thuốc lá hoặc thuốc lào.
-  Tập thể dục đều đặn để ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân vì các bệnh này gián tiếp làm xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
-  Không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng về và mùa lạnh, nên mặc ấm, nơi nằm ngủ tránh gió lùa.
-  Mùa đông mỗi lúc thức dậy, nhất là lúc nửa đêm và gần sáng cần nằm tĩnh dưỡng một lúc mới ngồi dậy, tránh lạnh đột ngột bởi tránh tình trạng mạch máu co lại đột ngột làm não thiếu máu đột xuất, rất dễ gây tai biến mạch máu não.
3. Điều trị bệnh
Vì các biểu hiện không đầy đủ, chỉ thoáng qua, nên thiểu năng tuần hoàn não có khi dễ bị nhầm là suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình. Vì vậy, khi nghi ngờ bị thiểu năng tuần hoàn não (có đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…), cần điều trị ngay và rất nên kiểm tra bệnh định kỳ.
-  Khi đã được xác định bị thiểu năng tuần hoàn não, cần tuân theo những lời tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình, nhất là chế độ ăn, tập luyện, dùng thuốc. Đồng thời cũng cần phải cho những thành viên trong gia đình biết về bệnh của mình để được giúp đỡ, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi trong chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi và dùng thuốc.
-  Điều trị bệnh có hiệu quả phải tìm nguyên nhân để điều trị tận gốc, kết hợp với điều trị triệu chứng. Nếu huyết áp thường xuyên thấp hơn bình thường nên dùng các thuốc nâng huyết áp (heptamyl) hoặc uống trà gừng, trà sâm hằng ngày vào buổi sáng.
-  Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa triệu chứng chóng mặt, tùy cơ chế bệnh sinh, có thể với bệnh nhân này hiệu quả với thuốc này nhưng lại ít hiệu quả với bệnh nhân khác. Các thuốc có cả dạng tiêm và uống như tanganil; thuốc dạng uống đơn thuần như sibelium; beta serc; dedalon...
-  Các thuốc cải thiện tuần hoàn não tác động trên nhiều cơ chế khác nhau như giãn mạch não như stugeron hoặc tăng cung cấp ôxy não như duxil hoặc tăng lưu thông mạch máu như pyracetam... Một số thuốc nguồn gốc Đông y cũng được sử dụng có hiệu  quả như Hoạt huyết dưỡng não, Traly Brain... Tuy nhiên để điều trị bệnh có hiệu quả và an toàn cần phải được khám bệnh kê đơn tại các cơ sở y tế chuyên khoa, tránh tình trạng người dân thấy triệu chứng giống nhau là tự ý mua thuốc dùng. Thuốc có thể chỉ định được cho bệnh nhân này nhưng với người bệnh khác lại là chống chỉ định. Càng không thể chỉ dựa vào đọc tác dụng của thuốc mà dùng ngay cho bản thân, điều này rất nguy hiểm.

SKĐS

Wednesday, September 18, 2013

Công dụng của bạch quả




1. Cây bạch quả
Cây bạch quả có tên khoa học là ginkgo biloba, là một loại cây đã có hàng triệu năm nay, được coi là loài xưa nhất còn sống sót trên trái đất và hiện nay được trồng nhiều nơi trên thế giới. Bạch quả đã được ghi trong sách thuốc cổ truyền Trung Hoa từ 2.800 năm trước Công nguyên, có nguồn gốc từ tỉnh Triết Giang. Từ năm 1995, Việt Nam đã nhập hạt bạch quả từ Nhật Bản và Pháp về trồng ở Sapa, nhưng cây sinh trưởng rất chậm. Bộ phận được dùng làm thuốc của bạch quả là lá phơi hay sấy khô. Hiện nay, bạch quả được bào chế dưới dạng uống, viên nén và thuốc tiêm.
Bạch quả là cây to, cao 20-30m, tán lá sum suê. Thân hình trụ, phân cành nhiều, gần như mọc vòng. Lá mọc so le, thường tụ ở một mấu, hình quạt, gốc thuôn nhọn, đầu hình cung, lõm giữa chia phiến thành hai thùy rộng, hai mặt nhẵn. Gân lá rất sít nhau, tỏa từ gốc lá thành hình quạt, cuống lá dài hơn phiến. Hóa đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa cái đều mọc ở kẽ lá, có cuống dài. Quả hạch hình trứng, thịt màu vàng.
2. Công dụng của bạch quả
Kết quả nghiên cứu cho biết, lá bạch quả có nhiều tác dụng khác nhau khi dùng điều trị bệnh ở người. Các chất chiết ra từ lá bạch quả chứa các flavonoit-glicozit và các terpenoit (ginkgolitbilobalit) và được sử dụng trong dược phẩm. Chúng có nhiều tính chất được coi là tăng độ minh mẫn, và được sử dụng chủ yếu như là các chất làm tăng trí nhớ và sự chú ý, cũng như là tác nhân chống chóng mặt.
Các nhà khoa học châu Âu khi nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng của lá bạch quả cũng đã phát hiện được các hoạt chất có tác dụng bổ não, chống lão hóa, giúp cho người cao tuổi khôi phục trí nhớ, trị chứng ngủ gật, kém trí nhớ, hay cáu gắt của người cao tuổi. Hai hoạt chất ginkgolide B và sesquiterpene bilobalide trong chiết suất bạch quả làm tăng tuần hoàn trong não, tăng sức chịu đựng của mô khi thiếu oxy được coi như là một chất bảo vệ thần kinh, chống oxy hóa, chống gốc tự do, ổn định màng và ngăn cản yếu tố kích hoạt tiểu cầu.
Ngoài công dụng trong bệnh mạch máu não, sa sút trí tuệ, bồi bổ trí nhớ, bạch quả còn được dùng trong chỉ định chống ù tai và có hiệu nghiệm cho bệnh rối loạn tình dục vì dùng thuốc, trị khó chịu khi leo núi cao, giảm phản ứng dễ bị lạnh, giúp khá hơn bệnh thoái hóa điểm vàng trong mắt, suyễn và thiếu giảm oxy trong máu, trong mô. Y học cổ truyền phương Đông còn dùng quả bạch quả làm thuốc tiêu đờm, chữa hen, trị khí hư, tiêu độc, sát trùng.
Tại Việt Nam, nhiều bài thuốc được nghiên cứu với mục đích giúp tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện tình trạng giảm trí nhớ, tập trung, đau đầu. Trong đó có sản phẩm Traly Brain của Công ty TNHH Thương mại dược phẩm Trang Ly với thành phần chiết xuất từ bạch quả giúp tăng cường tuần hoàn máu não, tăng khả năng tập trung, tăng trí nhớ. Hỗ trợ điều trị đau đầu, hoa mắt chóng mặt, rối loạn tiền đình, di chứng do tai biến mạch máu não. Chống stress, oxy hóa não và giảm các vấn đề về trí nhớ liên quan đến tuổi tác như chứng mất trí và bệnh alzheimer. Sản phẩm thích hợp dùng cho nhứng người bị thiểu năng tuần hoàn máu não, người cao tuổi, người làm việc trí óc nhiều, hay bị căng thẳng mệt mỏi.

Chi tiết thông tin xem tại đây Traly Brain

Monday, September 16, 2013

Một số biểu hiện của người mắc chứng thiểu năng tuần hoàn máu não


1.  Thiểu năng tuần hoàn máu não là gì?
Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng thiếu máu cung cấp cho não, bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi phổ biến nhất ở người lao động trí óc và người cao tuổi. Nguyên nhân chính là do xơ vữa các động mạch nuôi não, co cứng các cơ vùng cổ gáy cũng gây cản trở máu lưu thông lên não….
Thiểu năng tuần hoàn não có thể diễn tiến lâu ngày, hoặc có biến chứng nặng nề là gây nên bệnh cảnh  đột qụy, nhồi máu não, xuất huyết não, bệnh nhân có thể bị liệt nửa người hoặc tử vong do suy hô hấp, suy tuần hoàn vì thân não bị nhồi máu, hoại tử cấp tính, phù não, nhún não.





2.  Các nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não

  •  Xơ mỡ động mạch làm hẹp lòng ống để chứa máu và vận chuyển (nguyên nhân chính chiếm 60 – 80%).
  •  Dị dạng bẩm sinh hay u, sùi, bóc tách thành mạch làm hẹp lòng mạch.
  •  Các cục máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu.
  • Thoái hóa, vôi hóa đốt sống cổ làm đè ép vào mạch máu vốn đi chui trong lòng chúng.
  • Các chèn ép từ bên ngoài vào thành động mạch…

3.  Tỷ lệ mắc bệnh
Thường gặp nơi người trung niên và có tuổi, đặc biệt ở những người lao động trí óc, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.
Tỷ lệ mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não rất cao, theo thống kê khoảng 2/3 người đứng tuổi đều mắc chứng bệnh này. Trong các tai biến mạch máu não nguyên nhân do thiểu năng tuần hoàn não chiếm 9-25% tổng số các tai biến mạch máu não.
4.  Các biểu hiện của người mắc chứng thiểu năng tuần hoàn máu não
Dấu hiệu sớm mà bệnh nhân thường nhận thấy ban đầu là cảm giác mơ hồ rằng mình có thay đổi từ thể chất đến tinh thần, người trông có vẻ già hơn, dáng đi chậm chạp, kém hoạt bát, tính tình thay đổi dần, những điều thích thú quan tâm trước đây, nay thấy nhạt nhẽo, hay nghiền ngẫm sự đời, ưa nơi yên tĩnh.
Các triệu chứng của bệnh gợi ý lúc đầu thường xuất hiện thoáng qua, sau tiến triển, hay tái phát. Các tổn thương có thể lan toả rải rác hoặc có khi khu trú. Các triệu chứng đó là:
-  Nhức đầu: Là triệu chứng hay gặp (chiếm 90%) đồng thời cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất. Nhức đầu lan tỏa khắp đầu, có cảm giác căng nặng trong đầu, nhất là mỗi khi phải suy nghĩ nhiều. Đau sau gáy, vùng chẩm, đôi khi đau âm ỉ hoặc từng cơn lan lên nửa bên đầu. Người bệnh thường có thói quen xoa trán, vuốt hoặc gãi đầu, có người bóp trán, đấm nhẹ vào trán.
-  Chóng mặt (gặp 87% trường hợp) hoặc có cảm giác hơi loạng choạng khi đi hoặc đứng, bập bềnh như say sóng. Có người cảm thấy hoa mắt, tối sầm mặt lại nhất là khi chuyển tư thế nằm sang tư thế đứng đột ngột. Điển hình là cơn chóng mặt, thấy mọi vật như chao đảo quay chung quanh mình. Hiện tượng này xảy ra mỗi khi thay đổi tư thế làm cho bệnh nhân phải nằm nhắm mắt nằm im, hễ cử động là chóng mặt, buồn nôn. Các cơn chóng mặt kiểu này có thể chỉ ngắn vài phút, có khi dài đến vài ngày.
-  Dị cảmLà những cảm giác không thật, bất thường do bệnh nhân tự cảm thấy. Ví dụ như cảm giác tê tê, bì bì ở đầu ngón, cảm giác kiến bò. Có bệnh nhân xuất hiện cảm giác đau dọc các xương sườn, đau ở cổ theo hai đường ở phía gáy, cảm giác lạnh ở dọc xương sống. Có cảm giác như có tiếng ve kêu, cối xay lúa trong tai, tiếng này tồn tại cả ban ngày lẫn ban đêm, có khi ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt, giấc ngủ và sức khỏe người bệnh.
-  Rối loạn về giấc ngủ: Rất hay gặp và có đặc điểm là dai dẳng, khó chịu, khó chữa. Biểu hiện rất đa dạng; một số người biểu hiện chính là mất ngủ, ở người khác lại là rối loạn nhịp ngủ, lúc tối ngủ được, nửa đêm trằn trọc không ngủ, gần sáng lại ngủ. Đêm không ngủ được, ngày lại ngủ gà ngủ gật.
-  Rối loạn về sự chú ý: Bệnh nhân rất khó truyền sự chú ý từ vật này sang vật khác. Dần dần họ bị suy nhược cả cơ thể lẫn tinh thần. Những kích thích từ ngoài trước đây thu nhận một cách dễ dàng và nhanh chóng thì nay chậm chạp và khó khăn, đòi hỏi một sự tập trung chú ý lớn. Bệnh nhân trở nên đãng trí, đang nghĩ chuyện này lại nhảy sang chuyện kia; đang nói về vấn đề này lại nhảy sang vấn đề khác một cách bất ngờ. Khả năng tập trung tư tưởng rất kém.
-  Rối loạn về cảm xúc: Trong người luôn cảm thấy bồn chồn, không hoàn toàn làm chủ được mình với những lý do rất vụn vặt chẳng đâu vào đâu, bệnh nhân cũng phản ứng mạnh mẽ. Bản thân bệnh nhân cũng cảm thấy phản ứng như vậy là không đúng nhưng không kìm chế được, dần dần trở thành người trái tính, trái nết. Ngoài ra, còn hay mủi lòng, dễ tủi thân, than vãn, ca cẩm hết việc này đến việc khác.
-  Thay đổi nhân cáchỞ những người trước kia nông nổi, nóng tính nay trở nên hay gây gổ, sinh sự. Người trước kia hiền lành an phận nay trở thành đa sầu đa cảm, tự ti... Trước kia thận trọng đúng mức, nay trở nên tủn mủn, đa nghi, trước kia căn cơ, tiết kiệm, nay trở nên hà tiện, bủn xỉn, chi li.

Trên đây là một số biểu hiện mà bệnh nhân và người thân có thể nhận biết được. Khi có các triệu chứng trên, người bệnh nên đến bệnh viện khám sớm để được làm các xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán căn nguyên để điều trị có hiệu quả.

Traly Brain - Tăng cường tuần hoàn máu não

Friday, August 30, 2013

Một số dấu hiệu nhận biết khi cơ thể thiếu Canxi


1. Ở trẻ em
- Đêm ngủ hay giật mình,quấy khóc, bẳn gắt, ra mồ hôi trộm, rụng tóc
- Thóp lâu liền, chậm biết đi (sau tháng thứ 13 mới bắt đầu học đi)
- Chậm mọc răng (sau tháng thứ 10 mới mọc răng), răng mọc không đều, thưa, răng hình răng cưa
- Trí lực phát triển chậm, chậm biết nói
- Chán ăn, đầu vuông, chiều cao phát triển kém
- Hay bị viêm nhiễm đường hô hấp do miễn dịch kém
- Tóc thưa, sức khỏe kém, dễ bị cảm
- Móng tay trắng hay nổi hạt gạo
2. Ở thiếu niên
- Chùn chân, chuột rút, hoạt động thể dục kém, dễ mệt mỏi, dễ cáu bẳn, kém tập trung
- Hay sâu răng, răng phát triển kém, men răng xấu
- Kén ăn, biếng ăn
- Chiều cao thấp hơn với lứa tuổi
- Dễ cảm cúm, dễ bị dị ứng
3. Phụ nữ mang thai
- Hay bị chuột rút ở bắp chân, mỏi chân đau lưng, đau khớp xương, phù nề, huyết  áp cao thời kỳ thai nghén.
- Nhiều trường hợp gây co giật do hạ canxi huyết.
- Răng lung lay, tay chân không sức lực
- Chóng mặt, thiếu máu
4. Trung niên và người già
- Đau lưng, đau cổ, đau gót chân, mỏi chân, hay bị chuột rút bắp chân, loãng xương, gai xương, gãy xương
- Mơ nhiều, mất ngủ, buồn bực, dễ cáu giận
- Ngứa da, chán ăn, loét đường tiêu hóa, táo bón
- Răng lung lay và rụng
- Gù lưng, chiều cao giảm
- Đôi khi thiếu hụt canxi kết hợp bị các bệnh khác như: cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, sỏi và u bướu.
Khi xuất hiện những hiện tượng như trên, nếu bổ sung kịp thời canxi cho cơ thể thì những triệu chứng đó sẽ được cải thiện nhanh chóng. 

Thursday, August 29, 2013

Canxi và sự phát triển của trẻ


Canxi là một trong những thành phần quan trọng nhất của cơ thể chúng ta đặc biệt đối với trẻ em. Can xi giúp phát triển chiều cao, xương và răng, tăng cường hệ miễn dịch và sự phát triển của cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần chú ý cung cấp đủ lượng canxi cho sự phát triển của trẻ trong chế độ ăn uống hàng ngày.




Theo thống kê, xương và răng của một đứa trẻ có tới 99% canxi, 1% còn lại là trong máu. Chính vì vậy canxi là thành phần không thế thiếu trong sự phát triển toàn diện của trẻ ngay từ lúc chào đời. Nếu không có canxi, các cơ sẽ không  hoạt động nhanh nhẹn, máu không đông, việc hấp thụ các khoáng chất kém. Trẻ em dưới ba tuổi cần 800 mg canxi mỗi ngày, các bà mẹ cần chú ý để bổ sung canxi cho trẻ đầy đủ tránh trường hợp trẻ bị và các bệnh liên quan khác.
Hơn nữa, trẻ em cần phải được bổ sung canxi trong suốt quá trình phát triển của chúng từ giai đoạn còn nằm trong bụng mẹ đến trưởng thành. Đặc biệt là khi lớn lên ở tuổi dậy thì canxi lại càng thiếu yếu hơn để phát triển chiều cao.
Canxi là nguyên tố cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ bên ngoài. Vì vậy các bà mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn uống  hằng ngày các sản phẩm có chứa nhiều canxi như pho mát, kem và sữa chua… Các loại rau xanh như bông cải xanh, cải xoăn vì chúng rất giàu vitamin D – hấp thụ canxi, rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
1.  Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu canxi
- Trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc, khi ngủ hay giật mình. Mỗi lần như vậy, trẻ có những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc kéo dài và có thể nhiều giờ hoặc suốt đêm. Càng dỗ, càng ru, càng cho bú, trẻ càng khóc nhiều, có thể ngưng thở trong cơn khóc.
- Ra nhiều mồ hôi, nhất là khi ngủ.
- Tóc rụng thành đường hình vành khăn sau gáy.
- Hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa…
- Trẻ bị còi xương nặng do thiếu canxi thì thóp chậm liền, đầu bẹt, lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát
- Chậm mọc răng, chậm phát triển kỹ năng vận động
- Trẻ lớn hơn thường có những biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn, gầy yếu, chóng mặt…
- Những trường hợp nặng có thể ngưng thở và thở nhanh, có các cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim.
2.   Nguyên nhân khiến trẻ thiếu Canxi
- Trẻ sơ sinh ít hoặc không được tắm nắng nên thiếu vitamin D gây nguy cơ tụt canxi trong máu
- Do bé thiểu năng tuyến giáp trạng gây thiếu canxi kéo dài
- Do chế độ dinh dưỡng của bé chưa hợp lý, thiếu các thực phẩm bổ sung Canxi
- Do mẹ mắc chứng tiểu đường, nhiễm độc thai nghén…
- Do bé bị ngạt, bị thiếu oxy trong máu trong quá trình sinh.
3.   Phòng và điều trị tình trạng trẻ thiếu canxi
- Nhiều trường hợp thiếu canxi nhẹ, bác sĩ có thể cho trẻ uống canxi, kết hợp với vitamin D hàng ngày cho đến khi nào lượng canxi trong cơ thể trẻ ở mức cân bằng.
- Các bà mẹ có con nhỏ cần bảo đảm nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ để chủ động phòng ngừa bệnh còi xương và chứng hạ canxi máu do còi xương.
- Nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày (trước 9h sáng) để tăng cường hấp thu canxi thông qua quá trình tổng hợp vitamin D.  Đồng thời cho trẻ uống vitamin D mỗi ngày.
- Bữa ăn hàng ngày của mẹ cũng cần có thêm những thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, sữa, rau muống, rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, vừng, đậu tương… khi mang thai hoặc cho con bú.
- Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, cần ưu tiên những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và canxi. Cho trẻ ăn thêm dầu, mỡ, uống nước hoa quả tươi và ăn thêm quả chín.
- Phòng ở của trẻ cần thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng.
- Cho trẻ uống sữa hàng ngày để bổ sung Canxi và các khoáng chất cần thiết

Traly High

Tuesday, August 27, 2013

Trẻ thiếu Canxi

Canxi là khoáng chất có nhiều nhất trong cơ thể, với 99% tập trung ở xương và răng. Số lượng còn lại, tuy chỉ là 1%, hiện diện trong chất lỏng và mô tế bào mềm, nhưng cũng có nhiệm vụ rất quan trọng.




Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) lượng canxi cần cho mọi lứa tuổi như sau:
- Dưới 6 tháng tuổi: 300 mg/ngày
- Từ 7 - 12 tháng tuổi: 400 mg/ngày
- Từ 1 - 3 tuổi: 500 mg/ngày
- Từ 4 - 6 tuổi: 600 mg/ngày
- Từ 7 - 9 tuổi: 700 mg/ngày
Khi thiếu canxi, trẻ thường có những biểu hiện:
- Quấy khóc, ngủ không ngon giấc, hay giật mình khi ngủ, có thể gặp tình trạng ngưng thở trong cơn khóc.
- Rụng tóc hình vành khăn.
- Ra mồ hôi nhiều, đặc biệt trong khi ngủ.
- Thường có những cơn co thắt thanh quản, gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa…
- Trường hợp trẻ còi xương do thiếu canxi nặng có thể gặp: thóp liền chậm, đầu bẹt, lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát, chậm mọc răng, chậm đi…
- Trẻ lớn hơn khi thiếu canxi thường mệt mỏi, biếng ăn, gầy yếu, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, ngủ không ngon giấc…
Để đảm bảo cung cấp đầy đủ canxi cho con, bố mẹ nên chú ý tới khẩu phần ăn khoa học, hợp lý. Sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại rau lá màu xanh đậm, hải sản… là những nguồn cung cấp canxi tự nhiên. Đồng thời cũng nên chú ý cho trẻ tắm nắng, vận động dưới nắng để tăng cường hấp thu canxi
Trẻ em là đối tượng mà được gia đình và xã hội quan tâm đặc biệt. Do vậy, để giúp trẻ phát triển toàn diện và đặc biệt là phòng ngừa còi xương, Công ty TNHH thương mại dược phẩm Trang Ly đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Traly High. Sản phẩm bổ sung Canxi và Vitamin D3 được bào chế dưới dạng dung dịch đóng trong ống nhựa sử dụng rất tiện dụng cho trẻ em. Bố mẹ có thể cho bé uống trực tiếp, pha với nước hoặc sữa cho bé và lưu ý để hiệu quả tốt nhất chỉ nên cho bé uống buổi sáng hoặc trưa, không nên uống trong bữa ăn, dùng tốt nhất là sau khi ăn sáng 1h.
Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Để biết thêm chi tiết có thể tham khảo tại website: tranglypharma.com

Saturday, August 24, 2013

Vai trò của Canxi đối với con người





1.     Đối với xương
Khác với các khoáng chất vi lượng khác có chức năng tham gia vào các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể nên cơ thể dùng với lượng nhỏ và không tích lũy, nếu cung cấp thừa thì cơ thể sẽ đào thải. Ở đây Canxi không chỉ tham gia vào các phản ứng chuyển hóa mà nó còn tham gia quan trọng vào cấu trúc của cơ thể, cụ thể là xương, do vậy chúng được tích lũy rất nhiều để phát triển bộ xương giúp đứa trẻ lớn lên thành người lớn. Nhu cầu canxi tăng theo sự phát triển của cơ thể, tuổi dậy thì là lúc cơ thể cần nhiều canxi nhất để phát triển khung xương.
Nếu trẻ em khi thiếu canxi thì xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng, răng không đều, răng bị dị hình, chất lượng răng kém và bị sâu răng. Hàng ngày nếu ăn uống không cung cấp đủ lượng canxi để duy trì nồng độ canxi trong máu thì cơ thể phải vay canxi trong xương để bổ sung cho máu, dần dần lượng canxi trong xương bị thất thoát đi rất nhiều gây nên xốp xương, đây là nguyên nhân chủ yếu của bệnh loãng xương.
2.     Canxi trong máu
a.  Đối với hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch giúp bảo vệ con người khỏi nhiễm bệnh, đồng thời phát sinh phản ứng miễn dịch với một số bệnh đã mắc. Canxi đóng vai trò chỉ huy của quá trình phản ứng miễn dịch. Bạch cầu là thành viên quan trọng nhất trong hệ miễn dịch. Khi vi khuẩn độc tố gây bệnh, dị vật và vật chất dị thường sản sinh trong cơ thể (như tế bào ung thư..) xâm nhập cơ thể, thông tin đó truyền cho bạch cầu, bạch cầu lập tức di chuyển đến những bộ phận nhiễm bệnh, bao vây và tiêu diệt vi khuẩn và độc tố gây bệnh. Canxi chính là nguyên tố phát hiện sớm những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, đóng vai trò như một sứ giả thông tin. Canxi còn giữ vai trò kích hoạt năng lực di chuyển và năng lực bao vây, tiêu diệt vi khuẩn, và độc tố gây bệnh của bạch cầu.
Một trong những nguyên nhân quan trọng sinh ra bệnh ung thư là do chức năng của bạch cầu kém đi, chúng không nhận biết được tế bào ung thư và không có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Do chức năng miễn dịch mất cân bằng mà cơ thể bị tổn hại, sinh bệnh như viêm thận, viêm tiểu cầu thận, viêm khớp, ban đỏ, cơ năng tuyến giáp hoạt động quá mức. Đối với những bệnh do công năng hệ miễn dịch giảm sút, trên cơ sở chữa trị bệnh nguyên phát, ta cần bổ sung canxi để điều chỉnh cân bằng khả năng miễn dịch cho cơ thể sẽ đẩy lùi bệnh tật nhanh chóng.
b.  Canxi đối với hệ thần kinh
Canxi có vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh. Khi cơ thể thiếu canxi thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm. Ví dụ như:
- Trẻ em thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.
- Người già thiếu canxi thường có biểu hiện thần kinh suy nhược và năng lực điều tiết thần kinh bị suy giảm như: hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường. Có nhiều người thần kinh suy nhược sau khi dùng dinh dưỡng canxi đều có giấc ngủ ngon, sức chịu đựng được tăng cường.         
c.  Canxi đối với hệ cơ bắp
Canxi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp. Thiếu canxi kéo dài thì khả năng đàn hồi của cơ bắp kém. Cụ thể:
- Thiều canxi biểu hiện ở cơ tim co bóp kém, chức năng chuyền máu yếu, khi lao động, vận động, lên gác sẽ cảm thấy tinh thần hồi hộp, thở dốc, vã nhiều mồ hôi.
- Thiếu canxi biểu hiện ở cơ trơn là chức năng tiêu hóa kém, chán ăn, đầy bụng, táo bón hoặc ỉa lỏng, sản phụ sau khi sinh nở tử cung co chậm và yếu, khó đẻ, đẻ non…người già đái dầm.
- Thiếu canxi biểu hiện ở cơ bắp là: yếu sức, tuổi trung niên thường cảm thấy tay chân mỏi mệt rã rời, thể lực suy nhược.
d.  Canxi với những tác dụng khác
- Canxi tham gia vào quá trình làm đông máu, giảm thiểu máu thấm ra ngoài mao mạch.
- Canxi có tác dụng bổ trợ điều trị đối với một số chứng bệnh xuất huyết và những bệnh dị ứng
- Canxi có tác dụng kích hoạt Enzim nên có tác dụng giảm mỡ máu và giảm béo đối với chứng béo phì và hỗ trợ enzim phân giải protit
- Canxi còn làm cho tế bào kết dính với nhau, hàng tỷ tế bào trong cơ thể kết dính với nhau mà cấu trúc nên tim, gan, tỳ, phổi, thận…đó là tác dụng của ion canxi hỗ trợ quá trình kết dính đó. Nếu trong dịch thể thiếu ion canxi thì tế bào kém khả năng kết dính, tổ chức khí quan sẽ kém hoàn chỉnh, từ đó công năng của các khí quan sẽ bị suy giảm. Đó là một nguyên nhân quan trọng khiến loài người sớm bị lão hóa. Những người kiên trì thường xuyên dùng canxi đều cảm thấy sức khỏe dồi dào, da dẻ mịn màng, hồng hào, tư duy của họ nhanh nhậy hơn, họ có phần trẻ trung hơn so với những người cùng trang lứa.
- Canxi có tác dụng bảo vệ đường hô hấp. Những người mắc bệnh phế quản mãn tính hoặc mắc bệnh phổi nếu thường xuyên dùng canxi sẽ sớm đẩy lùi được bệnh (ở đường hô hấp của con người có một lớp tế bào lông, lớp tế bào lông đó chuyển động một chiều từ dưới lên (đẩy lên) để làm sạch đường hô hấp, ion canxi  có tác dụng làm cho chuyển động đó trở nên khỏe khoắn hơn, cho nên ta nói ion canxi có tác dụng bảo vệ đường hô hấp.