Showing posts with label loãng xương. Show all posts
Showing posts with label loãng xương. Show all posts

Wednesday, December 11, 2013

Canxium - Giải pháp ngăn ngừa loãng xương


1.  Loãng xương
Loãng xương là một bệnh toàn thể dẫn đến sự giảm khối lượng xương kết hợp với sự hư biến cấu trúc xương, tăng tính dễ gãy của xương và nguy cơ gãy xương.
Theo WHO 1994, loãng xương được định nghĩa dựa trên mật độ chất khoáng của xương (BMD - Bonne Mineral Density) theo chỉ số T (Tscore) như sau: Tscore của một cá thể là chỉ số mật độ xương (BMD) của cá thể đó so với BMD của nhóm người trẻ tuổi làm chứng. Trên cơ sở đó, có các giá trị của BMD như sau:
- BMD bình thường: Tscore >- 1 (Tức là BMD của đối tượng không dưới 1 độ lệch chuẩn (ecart-type) so với giá trị trung bình của người lớn trẻ tuổi)
- Thiểu xương: Tscore -2,5 đến -1 (Khi BMD đạt từ: -2,5 đến -1 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người lớn trẻ tuổi)
- Loãng xương: Tscore < -2,5 (Khi BMD dưới ngưỡng cố định là -2,5 một độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người lớn trẻ tuổi, tại bất kỳ vị trí nào của xương)
- Loãng xương nặng: Tscore < -2,5 và có một hoặc nhiều gãy xương.

2.  Một số yếu tố tham gia vào cơ chế của loãng xương
- Yếu tố cơ học: bất động kéo dài > 6 tháng, hoặc các nhà du hành vũ trụ khi ở trạng thái không trọng lượng.
- Yếu tố di truyền: da đen ít bị loãng xương hơn người da trắng; người gầy và cao hay bị loãng xương hơn; một số người loãng xương có tính gia đình.
- Yếu tố chuyển hoá: thiếu calci hoặc vitamin D và khả năng giảm tạo 1-25 dihydroxyvitamin D ở người lớn tuổi là vấn đề đang được tranh cãi.
- Yếu tố hormon: tăng tiết hormon cận giáp hoặc corticoid vỏ thượng thận có thể dẫn loãng xương, giảm tiết oestrogen đóng vai trò quan trọng trong loãng xương: sau mãn kinh, các trường hợp cắt buồng trứng trước 45 tuổi, mãn kinh sớm (thời gian có kinh dưới 35 năm)...
- Do thuốc: sử dụng corticoid, heparin kéo dài.
- Các yếu tố khác: hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ít hoạt động thể lực, chế độ ăn ít calci (dưới 800mg/ngày), trước 20 tuổi, thiếu vitamin D...
- Loãng xương nam giới có nhiều yếu tố tham gia: thiếu vitamin D vừa phải, giảm testosteron máu ngoại vi, giảm prolactin máu.
3.  Cơ chế mất xương theo tuổi
-  Do sự giảm hoạt động của tạo cốt bào dẫn đến giảm sự tạo xương.
-  Do sự giảm hấp thụ calci ở cả hai giới, là kết quả của sự giảm calci
-  Trong chế độ ăn và giảm tổng hợp vitamin D tại da, sự sai lạc tổng hợp 1-25 (OH)2 cholecalciferon do giảm hoạt động của 1 - alpha hydroxylase tại thận. Sau đó là tăng tiết hormon cận giáp trạng (cường cận giáp trạng thứ phát) mà ta đã biết là đóng vai trò làm thiểu năng xương.
4.  Phòng chống loãng xương
 Ngoài các vấn đề về lối sống (chế độ ăn uống, hoạt động thể lực, bỏ rượu và thuốc lá) còn có các bài tập chức năng để đảm bảo tư thế cột sống; cần bổ sung các yếu tố cần thiết. Dù trường hợp nào thì việc chọn lựa thuốc cũng phải dựa trên các hiểu biết sau:
Calcium: chỉ làm tăng thể tích xương ở vỏ xương.
Vitamin D: trong tự nhiên, vitamin D tồn tại dưới hai dạng: vitamin D2 (ergocalciferol) có nguồn gốc thực vật và vitamin Da (cholecalciferol) có nguồn gốc động vật. Để có hoạt tính, chúng phải được chuyển hoá trong cơ thể và chịu nhiều tác động. Chúng có đặc tính như là một hormon thực sự, trên xương vitamin D làm tăng tiêu xương của huỷ cốt bào và cần thiết cho sự xuất hiện của diện khoáng hoá. Chúng còn tăng hấp thụ calci và phospho tại ruột, do đó có vai trò quan trọng trong điều trị và dự phòng loãng xương. Nhu cầu hàng ngày ở người lớn là 100 UI, trẻ em và sơ sinh là 400 - 800UI.
Thông thường bổ sung calci (1 gam/ngày). Người lớn tuổi khả năng hấp thụ vitamin D giảm, nên thường phải bổ sung VITAMIN D3 với liều 800 UI/ngày. Kết hợp calci và vitamin D có thể làm giảm 30% tỷ lệ gẫy xương (cả đốt sống và cổ xương đùi) ở bệnh nhân lớn tuổi và làm giảm lượng PTH lưu hành.
Công ty TNHH TM Dược Phẩm Trang Ly đã có sản phẩm: Canxium

 
Thành phần cấu tạo:
Calci carbonate…………………..315mg
Vitamin D3………………………..110IU
Công dụng:
Bổ sung vitamin D3 và canxi cần thiết cho cơ thể.
Giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương cho người cao tuổi.
Đối tượng sử dụng: Dùng cho người bị loãng xương hoặc uống để phòng ngừa loãng xương.
Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 – 2 viên.
Chi tiết xin tham khảo tại: http://tranglypharma.com/xuong-khop/canxium

Saturday, August 24, 2013

Vai trò của Canxi đối với con người





1.     Đối với xương
Khác với các khoáng chất vi lượng khác có chức năng tham gia vào các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể nên cơ thể dùng với lượng nhỏ và không tích lũy, nếu cung cấp thừa thì cơ thể sẽ đào thải. Ở đây Canxi không chỉ tham gia vào các phản ứng chuyển hóa mà nó còn tham gia quan trọng vào cấu trúc của cơ thể, cụ thể là xương, do vậy chúng được tích lũy rất nhiều để phát triển bộ xương giúp đứa trẻ lớn lên thành người lớn. Nhu cầu canxi tăng theo sự phát triển của cơ thể, tuổi dậy thì là lúc cơ thể cần nhiều canxi nhất để phát triển khung xương.
Nếu trẻ em khi thiếu canxi thì xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng, răng không đều, răng bị dị hình, chất lượng răng kém và bị sâu răng. Hàng ngày nếu ăn uống không cung cấp đủ lượng canxi để duy trì nồng độ canxi trong máu thì cơ thể phải vay canxi trong xương để bổ sung cho máu, dần dần lượng canxi trong xương bị thất thoát đi rất nhiều gây nên xốp xương, đây là nguyên nhân chủ yếu của bệnh loãng xương.
2.     Canxi trong máu
a.  Đối với hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch giúp bảo vệ con người khỏi nhiễm bệnh, đồng thời phát sinh phản ứng miễn dịch với một số bệnh đã mắc. Canxi đóng vai trò chỉ huy của quá trình phản ứng miễn dịch. Bạch cầu là thành viên quan trọng nhất trong hệ miễn dịch. Khi vi khuẩn độc tố gây bệnh, dị vật và vật chất dị thường sản sinh trong cơ thể (như tế bào ung thư..) xâm nhập cơ thể, thông tin đó truyền cho bạch cầu, bạch cầu lập tức di chuyển đến những bộ phận nhiễm bệnh, bao vây và tiêu diệt vi khuẩn và độc tố gây bệnh. Canxi chính là nguyên tố phát hiện sớm những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, đóng vai trò như một sứ giả thông tin. Canxi còn giữ vai trò kích hoạt năng lực di chuyển và năng lực bao vây, tiêu diệt vi khuẩn, và độc tố gây bệnh của bạch cầu.
Một trong những nguyên nhân quan trọng sinh ra bệnh ung thư là do chức năng của bạch cầu kém đi, chúng không nhận biết được tế bào ung thư và không có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Do chức năng miễn dịch mất cân bằng mà cơ thể bị tổn hại, sinh bệnh như viêm thận, viêm tiểu cầu thận, viêm khớp, ban đỏ, cơ năng tuyến giáp hoạt động quá mức. Đối với những bệnh do công năng hệ miễn dịch giảm sút, trên cơ sở chữa trị bệnh nguyên phát, ta cần bổ sung canxi để điều chỉnh cân bằng khả năng miễn dịch cho cơ thể sẽ đẩy lùi bệnh tật nhanh chóng.
b.  Canxi đối với hệ thần kinh
Canxi có vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh. Khi cơ thể thiếu canxi thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm. Ví dụ như:
- Trẻ em thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.
- Người già thiếu canxi thường có biểu hiện thần kinh suy nhược và năng lực điều tiết thần kinh bị suy giảm như: hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường. Có nhiều người thần kinh suy nhược sau khi dùng dinh dưỡng canxi đều có giấc ngủ ngon, sức chịu đựng được tăng cường.         
c.  Canxi đối với hệ cơ bắp
Canxi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp. Thiếu canxi kéo dài thì khả năng đàn hồi của cơ bắp kém. Cụ thể:
- Thiều canxi biểu hiện ở cơ tim co bóp kém, chức năng chuyền máu yếu, khi lao động, vận động, lên gác sẽ cảm thấy tinh thần hồi hộp, thở dốc, vã nhiều mồ hôi.
- Thiếu canxi biểu hiện ở cơ trơn là chức năng tiêu hóa kém, chán ăn, đầy bụng, táo bón hoặc ỉa lỏng, sản phụ sau khi sinh nở tử cung co chậm và yếu, khó đẻ, đẻ non…người già đái dầm.
- Thiếu canxi biểu hiện ở cơ bắp là: yếu sức, tuổi trung niên thường cảm thấy tay chân mỏi mệt rã rời, thể lực suy nhược.
d.  Canxi với những tác dụng khác
- Canxi tham gia vào quá trình làm đông máu, giảm thiểu máu thấm ra ngoài mao mạch.
- Canxi có tác dụng bổ trợ điều trị đối với một số chứng bệnh xuất huyết và những bệnh dị ứng
- Canxi có tác dụng kích hoạt Enzim nên có tác dụng giảm mỡ máu và giảm béo đối với chứng béo phì và hỗ trợ enzim phân giải protit
- Canxi còn làm cho tế bào kết dính với nhau, hàng tỷ tế bào trong cơ thể kết dính với nhau mà cấu trúc nên tim, gan, tỳ, phổi, thận…đó là tác dụng của ion canxi hỗ trợ quá trình kết dính đó. Nếu trong dịch thể thiếu ion canxi thì tế bào kém khả năng kết dính, tổ chức khí quan sẽ kém hoàn chỉnh, từ đó công năng của các khí quan sẽ bị suy giảm. Đó là một nguyên nhân quan trọng khiến loài người sớm bị lão hóa. Những người kiên trì thường xuyên dùng canxi đều cảm thấy sức khỏe dồi dào, da dẻ mịn màng, hồng hào, tư duy của họ nhanh nhậy hơn, họ có phần trẻ trung hơn so với những người cùng trang lứa.
- Canxi có tác dụng bảo vệ đường hô hấp. Những người mắc bệnh phế quản mãn tính hoặc mắc bệnh phổi nếu thường xuyên dùng canxi sẽ sớm đẩy lùi được bệnh (ở đường hô hấp của con người có một lớp tế bào lông, lớp tế bào lông đó chuyển động một chiều từ dưới lên (đẩy lên) để làm sạch đường hô hấp, ion canxi  có tác dụng làm cho chuyển động đó trở nên khỏe khoắn hơn, cho nên ta nói ion canxi có tác dụng bảo vệ đường hô hấp.