Showing posts with label điều trị táo bón. Show all posts
Showing posts with label điều trị táo bón. Show all posts

Friday, February 7, 2014

Phòng - ngừa táo bón hiệu quả

Tết thường là dịp để mọi người tụ tập họp mặt gặp nhau do đó việc tiệc tùng ăn uống liên miên là không thể tránh khỏi và kèm theo đó là mệt mỏi, tăng cân … vì lúc nào bụng cũng đầy. Vậy nên chúng ta phải có bí quyết để giữ được sức khỏe cho bản thân mà vẫn vui với mọi người.
Những món ngon ngày Tết
Theo đúng văn hóa Việt Nam, chúng ta vẫn nói “Ăn Tết” chứ ít người nói “Nghỉ Tết”, “Chơi Tết”… nên ngày Tết, vấn đề ăn uống rất được quan tâm, món gì cũng phải có, đầy ắp các món ăn giàu đạm, béo... đến các loại rượu, bia, nước ngọt. Những bữa tiệc liên miên, nạp quá nhiều loại thực phẩm trong một ngày, từ tinh bột, đạm, dầu mỡ, chất xơ, bánh kẹo, nước giải khát có gas, rượu… khiến bộ tiêu hóa quá tải.
Bệnh táo bón

Hơn nữa, ngày Tết thường có thói quen gặp đâu ăn đấy, do vậy chúng ta thường không ăn thành bữa, làm thay đổi nhịp tiêu hóa của ngày thường (3 - 4 bữa/ngày). Ăn theo ngày thường, theo chu kỳ sinh học, cứ đến giờ đó là dạ dày làm việc, đường tiêu hóa làm việc. Trong khi đó, ngày Tết ăn rải rác suốt ngày nên dạ dày lúc nào cũng có thức ăn, bụng lúc nào cũng ngang ngang nên hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng dễ mắc bệnh táo bón.

Một giải pháp đơn giản và hiệu quả trong phòng- điều trị táo bón là bạn có thể bổ sung chất xơ dưới dạng thực phẩm. Chất xơ không hòa tan làm tăng thể tích phân thường có trong các loại rau. Chất xơ hòa tan đặc biệt là Inulin có khả năng kết hợp với nước giúp làm mềm phân, đồng thời tăng thể tích của phân, kích thích nhu động ruột, chống táo bón tốt hơn. Do cơ thể không hấp thu chất xơ nên chất xơ không đi vào máu do đó nó rất an toàn đặc biệt với các đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ. Việc sử dụng chất xơ để điều trị táo bón là giải pháp nên được ưu tiên lựa chọn do tính an toàn mà nó mang lại.
Traly Inulin có thành phần chính là Inulin bào chế dưới dạng dung dịch với mùi vị thơm ngon, dạng ống uống chia liều sẵn tiện sử dụng.

Friday, August 23, 2013

Nguyên nhân gây táo bón và cách phòng ngừa, điều trị táo bón




1.   Táo bón là gì?
Táo bón là một vấn đề tiêu hóa thông thường. Những người bị táo bón thường ít đi tiêu, phân cứng hoặc căng thẳng trong quá trình đi tiêu. Tần số coi là bình thường cho đi tiêu rất khác nhau, tuy nhiên nhìn chung có thể bạn đang bị táo bón nếu trong 1 tuần đi ít hơn 3 lần và đi phân cứng, khô.
Hầu hết các trường hợp táo bón là tạm thời. Bạn chỉ cần thay đổi lối sống đơn giản như tập thể dục nhiều hơn và ăn một chế độ ăn uống nhiều chất xơ là có thể khắc phục được chứng táo bón. Hoặc bạn cũng có thể điều trị táo bón bằng thuốc nhuận tràng có bán tại các nhà thuốc không cần toa.
2.   Các triệu chứng của táo bón
Không đi tiêu mỗi ngày không có nghĩa là đang táo bón. Tuy nhiên bạn có thể bị táo bón, nếu bạn gặp 1 số triệu chứng sau đây:
- Đi tiêu ít hơn 3 lần trong 1 tuần
- Phân cứng
- Khó đi tiêu
Mặc dù táo bón có thể bị khó chịu nhưng thường không nghiêm trọng và thường là táo bón tạm thời. Tuy nhiên, táo bón kinh niên có thể dẫn đến biến chứng, do đó nếu các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài hơn 3 tuần, bạn cần phải đi khám bác sĩ. Một số triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
- Không đi tiêu xảy ra hơn ba ngày, mặc dù đã khắc phục thay đổi trong chế độ ăn uống và tập thể dục
- Đau bụng dữ dội
- Máu trong phân
- Táo bón sau tiêu chảy
- Đau trực tràng
- Phân nhỏ giống như bút chì
3.   Nguyên nhân gây táo bón
Các sản phẩm chất thải của tiêu hóa (phân) qua đường ruột  bằng cách co thắt cơ bắp. Trong ruột già (đại tràng), hầu hết nước và muối trong hỗn hợp chất thải này được hấp thụ lại bởi vì nó cần thiết cho nhiều chức năng cơ thể. Tuy nhiên, khi ruột hấp thụ nước quá nhiều, hoặc nếu cơn co thắt của ruột kết là chậm, phân trở nên cứng và khô và đi qua ruột già quá chậm. Đây là nguyên nhân gốc rễ của táo bón.
Một số yếu tố có thể gây ra suy giảm đường ruột dẫn đến táo bón, bao gồm:
- Cơ thể không đủ lượng nước, mất nước
- Không đủ chất xơ trong chế độ ăn.
- Không lưu ý thói quen đi tiêu hoặc nhịn đi tiêu
- Thiếu hoạt động thể chất
- Hội chứng ruột kích thích- Thường xuyên sử dụng hoặc lạm dụng thuốc nhuận tràng
- Vấn đề với đại tràng và trực tràng, chẳng hạn như tắc nghẽn đường ruột hoặc có túi thừa
- Một số thuốc, bao gồm các thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu và những người sử dụng để điều trị bệnh Parkinson, huyết áp cao và trầm cảm
- Rối loạn nội tiết, chẳng hạn như tuyến giáp kém hoạt động
- Vết nứt hậu môn và trĩ mà có thể kích thích co thắt cơ thắt hậu môn
- Mất muối qua nôn mửa hoặc tiêu chảy
- Bị thương tủy sống, mà có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh dẫn đến ruột
Một số đối tượng có khả năng mắc táo bón cao:
- Người lớn tuổi
- Người lười vận động, di chuyển
- Người ngủ ít
- Ăn uống thiếu chất xơ
- Không uống đủ nước
- Người thường xuyên dùng thuốc như thuốc an thần, ma úy, một số thuốc giảm huyết áp…
- Người đang trải qua hóa trị
- Phụ nữ thường bị táo bón nhiều hơn nam giới; trẻ em thường bị táo bón nhiều hơn người lớn
- Phụ nữ mang thai có thể bị táo bón do thay đổi nội tiết tố. Hoặc do áp lực về đường ruột từ tử cung mở rộng nên gây ra táo bón
4.    Điều trị táo bón
Trong hầu hết trường hợp, thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống và lối sống sẽ giúp giảm triệu chứng và hết táo bón. Sau đây là một số lưu ý cần hay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống để để điều trị táo bón:
- Một chế độ ăn nhiều chất xơ: Chọn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như các loại đậu, ngũ cốc và hoa quả tươi và rau. Một chế độ ăn uống với ít nhất 20 - 35 gam chất xơ mỗi ngày sẽ giúp hình thức phân mềm mại và giúp giảm khí đầy hơi. Đồng thời hạn chế ăn các loại thực phẩm có ít hoặc không có chất xơ, thực phẩm có nhiều chất béo như pho mát, thực phẩm chế biến sẵn…
- Thường xuyên tập thể dục: Tham gia vào tập thể dục thường xuyên như đi bộ, đạp xe hay bơi lội để giúp kích thích chức năng đường ruột. Ít nhất 30 phút tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần được khuyến khích.
- Cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể: Uống thật nhiều nước và các chất lỏng khác sẽ giúp làm mềm phân. Hạn chế uống cà phê vì uống nhiều cà phê có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của táo bón bằng cách gây mất nước.
- Dành thời gian để đi tiêu: Dành đủ thời gian để cho phép yên tĩnh vào nhà vệ sinh, không nên nhịn đi tiêu
Thuốc nhuận tràng: Nếu cảm thấy khó chịu và tình hình tồi tệ hơn bạn có thể tìm đến các loại thuốc nhuận tràng không cần kê toa. Phương sách này nên được xem xét như 1 phương án cuối cùng vì nếu lạm dụng sẽ trở nên nghiện và phụ thuộc vào các loại thuốc này.
- Massage: Massage bằng cách thao tác xoa bóp vào vùng bụng có thể giúp thư giãn các cơ bắp có hỗ trợ bàng quang và ruột và giúp thúc đẩy hoạt động ruột.
- Sử dụng một số loại dược phẩm sung chất xơ: như sản phẩm TralyInulin

Wednesday, August 21, 2013

Thực phẩm cho hệ tiêu hóa

Đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, táo bón… là những dấu hiệu báo động của một hệ tiêu hóa không tốt. Để đẩy lùi tình trạng đó, bạn nên bổ sung nhiều chất xơ, ăn sữa chua hằng ngày và hạn chế những loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa trong thực đơn hàng ngày của mình.

Thực phẩm bạn nên hạn chế trong thực đơn hằng ngày:





- Các món rán: ở nhiệt độ cao, chất béo trong dầu mỡ sẽ kết hợp với thực phẩm tạo thành các chất khó tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu. Đối với những người mắc bệnh về đường ruột, việc thường xuyên ăn đồ ăn chiên, rán sẽ làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.





- Thực phẩm cay: đồ cay có chứa một chất kích thích, sau khi vào dạ dày, chất này có thể làm "tê liệt" hoạt động tiết dịch và men tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ trở nên khó khăn hơn. Những người mắc các bệnh như: viêm loét dạ dày, phù nề, viêm thực quản nên tránh xa loại thực phẩm này vì chúng có thể gây chảy máu.
- Thức ăn giàu tinh bột: các loại ngũ cốc, lúa mạch hay một số loại thực phẩm giàu tinh bột sẽ thành "gánh nặng" của hệ tiêu hoá nếu lượng nạp vào quá nhiều. Hàm lượng tinh bột khi không được cơ thể hấp thụ hết sẽ tích tụ tại dạ dày, gây nên cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
- Thực phẩm có vị chua: Dạ dày có chứa sẵn axit và các men tiêu hóa. Việc ăn nhiều thực phẩm có vị chua, nhất là vào lúc đói có thể làm lượng axit trong dạ dày tăng lên đột ngột, gây cảm giác đau cồn ruột và sau đó là trướng bụng nếu ăn no (do dịch vị không đủ vì đã bị tiết ra quá nhiều trước đó).

Thực phẩm nên ăn hằng ngày:

- Các loại rau xanh giàu chất xơ:
Chất xơ chứa nhiều trong rau củ, trái cây, ngũ cốc còn nguyên cám, các loại đậu. Nếu bị táo bón hoặc muốn phòng ngừa bệnh này, bạn cần bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn vì nó giúp bài xuất dễ dàng chất thải ra ngoài. Tất cả các loại rau có lá màu xanh đều hiệu quả cho táo bón. Chúng có tính kiềm là chủ yếu nên giúp trung hòa các axit được tạo ra khi ăn đường, trứng, thịt và các chất dịch cơ thể. Nhờ đó, nó duy trì được tính kiềm yếu cho đường ruột, giúp loại bỏ máu độc. Các loại rau điển hình là các loại rau lá củ cải, rau bina, cải xoăn, cải bắp, cà rốt, súp lơ…
Hơn nữa, chế độ ăn uống nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa hoặc điều trị các bệnh khác nhau của hệ tiêu hóa như bệnh chi nang ruột non, bệnh trĩ…
Chất xơ còn có ích trong việc làm giảm cholesterol toàn phần, đặc biệt là cholesterol xấu, giúp kiểm soát cân nặng cơ thể và làm đường huyết tăng chậm sau bữa ăn. Bình thường, mỗi người Việt Nam cần tối thiểu 20-30 gam chất xơ mỗi ngày, tương đương với 300 gam rau xanh và 100 gam quả tươi.





- Thực phẩm giàu kẽm:
Được coi là dưỡng chất rất cần thiết cho sự tái tạo của tế bào miễn dịch, những thực phẩm giàu kẽm giúp giảm tần suất và độ trầm trọng của bệnh tiêu chảy và nhiễm trùng. Bạn có thể ăn thật nhiều thực phẩm chứa kẽm bằng cách bổ sung đa dạng vào thực đơn hằng ngày như: sò, củ cải, cùi dừa già, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng, khoai lang, đậu phộng…





- Thực phẩm giàu Vitamin A
Thực phẩm giàu vitamin A được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm như gan động vật, cá thu, cá trích, cà rốt, súp rau, rau bina, xà lách, nước cam, khoai tây và món rau trộn…
Đây là nhóm thực phẩm giúp tăng cường chức năng bảo vệ đường ruột, duy trì việc sản xuất các dịch tiết, chống ô-xy hóa tăng các đáp ứng miễn dịch.
- Thực phẩm giàu Protein
Trong thịt nạc (đã loại bỏ da) có tổng hàm lượng chất béo thấp, tỷ lệ acid béo không sinh cholesterol cao hơn acid béo bão hoà nên cơ thể dễ hấp thụ và tiêu hóa dễ dàng, giảm thiểu những khó chịu cho quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, thịt nạc nếu được tiêu thụ với liều lượng cân đối có thể đưa vào chế độ ăn kiêng giảm cholesterol hoặc giúp tăng cường và bồi dưỡng cho sức khoẻ tim mạch.





- Sữa chua chứa Probiotics:
Một số loại sữa chua được bổ sung men vi sinh sống Probiotics giúp cung cấp hàng tỷ lợi khuẩn cho đường ruột, giúp bảo vệ, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa chống lại những ảnh hưởng từ chế độ ăn uống không khoa học và ăn những thực phẩm không lành mạnh. Bên cạnh đó, Probiotics trong sữa chua còn tạo ra hàng rào bảo vệ, ngăn không cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào máu và các bộ phận khác trong cơ thể; giúp phân hủy lactose trong sữa thành glucose và galactose - hai loại đường giúp cơ thể dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng, lại ít gây dị ứng, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và hỗ trợ hệ miễn dịch.
- Nước:
Nước rất cần thiết để giúp hệ tiêu hóa làm việc đúng cách. Uống nước trong hoặc sau bữa ăn cũng như đều đặn trong ngày có thể giúp cải thiện tiêu hóa vì nó làm thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong hệ tiêu hóa. Ngoài ra, một số vitamin và khoáng chất trong thực phẩm chỉ hòa tan trong nước, do đó uống đủ nước sẽ giúp cơ thể hấp thụ các loại vitamin và khoáng chất hiệu quả nhất.

Monday, August 19, 2013

Vai trò của chất xơ

Chất xơ là các polysacclarides không tiêu hóa được khi ăn, bao gồm các chất như cellulose, pectin, lignin, inulin... có trong các loại thức ăn thực vật là rau, củ, quả. Tùy theo độ phân tán trong nước mà chất xơ được chia thành 2 loại là chất xơ không hòa tan (có trong cám gạo, cám lúa mì, cám bắp, hoa quả và rau, củ, hạt quả, đậu khô…) và chất xơ hòa tan (có trong các loại trái cây, rau, củ, cám yến mạch, lúa mạch, đậu khô, đậu Hà Lan, sữa đậu nành và các sản phẩm khác của đậu nành)
Từ đó, chất xơ được xem là thức ăn thô. Nó là phần không tiêu hóa được của thực phẩm từ thực vật. Vì lý do này mà trước kia, người ta xem chất xơ là một chất không có giá trị dinh dưỡng, nhưng ngày nay các chuyên gia đã chú ý đến vai trò của nó nhiều hơn trong khẩu phần ăn của con người. Và các nghiên cứu khoa học đều cho thấy, ăn chất xơ nhiều rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là chất xơ hòa tan.
Một chế độ ăn giàu chất xơ có tác dụng phòng ngừa nhiều loại bệnh tật và tăng cường sức khỏe, nhưng khẩu phần ăn bình thường thường không đủ hàm lượng chất xơ như khuyến cáo là 20-25g. Do đó, các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard khuyên nên ăn trái cây, củ quả nguyên hạt thay vì gọt vỏ, xay xát kỹ, tăng cường các thành phần ngũ cốc trong bữa ăn… để tăng lượng chất xơ.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại và những bữa ăn công nghiệp và đặc biệt trên đối tượng như trẻ nhỏ, thì việc bổ sung đủ hàm lượng chất xơ rất khó thực hiện đều đặn. Do đó, công ty TNHH thương mại dược phẩm Trang Ly đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Traly Inulin – chứa 1g inulin là 1 chất xơ hòa tan trong mỗi ống dung dịch nên hấp thu tốt hơn và phù hợp với người già, trẻ em. Sản phẩm có vị ngọt dễ chịu, có thể uống trực tiếp, pha loãng với nước, cháo, sữa nên rất dễ dàng sử dụng cho trẻ em.





Để biết thêm chi tiết, có thể tham khảo tại website: tranglypharma.com