Showing posts with label khó tiêu. Show all posts
Showing posts with label khó tiêu. Show all posts

Thursday, August 22, 2013

Mẹo nhỏ giúp tiêu hóa tốt


1. Uống nước ấm
Hàng ngày bạn hãy uống từng ngụm nhỏ nước ấm vào buổi sáng và ít nhất ba mươi phút trước bữa ăn. Hoặc bạn có thể thay thế bằng nước chanh pha loãng. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ axit dư thừa, làm sạch hệ thống tiêu hóa và tăng cường sản xuất dịch vị trong dạ dày.
2. Ăn theo thứ tự
Khi ăn uống, hãy ăn đúng giờ bắt đầu bữa ăn với những thứ dễ tiêu và từ từ di chuyển về phía thực phẩm khó tiêu hơn. Bạn nên bắt đầu bữa ăn với trái cây hoặc nước trái cây và kết thúc bằng thịt gia cầm hoặc thịt đỏ. Bằng cách này bạn sẽ tránh được việc ăn quá nhiều, giúp hệ tiêu hóa “dễ thở” hơn.
3. Tư thế ngồi ăn
Chọn một chỗ ngồi với tư thế thật thoải mái sẽ giúp bạn có được cảm giác tốt khi dùng bữa ăn đồng thời cũng làm cho thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.
4. Uống nhiều nước
Đây là một phương pháp tốt nhất để điều trị vấn đề tiêu hóa. Uống 8-10 ly nước mỗi ngày sẽ làm sạch đường tiêu hóa của bạn.
5. Massage
Để tăng cường tiêu hóa, bạn hãy thực hiện vài động tác tự xoa bóp bụng với một số loại tinh dầu hoặc tập các bài thể dục dành cho vùng bụng. Thực hành hàng ngày sẽ giúp kích thích sự trao đổi chất, máu lưu thông tốt hơn và cải thiện hệ tiêu hóa của bạn trong thời gian dài.
6. Ăn chậm, nhai kỹ
Ăn chậm và nhai kỹ sẽ khiến cơ thể sản xuất ra amylase, loại enzyme giúp hệ tiêu hóa của bạn thêm khỏe mạnh.
7. Kết bạn với chất xơ và  thực phẩm giàu vitamin C
Thêm vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm giàu chất xơ như quả anh đào, nho, ớt chuông, ngũ cốc, các loại hạt… sẽ giúp bạn dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, các thực phẩm giàu vitamin C như bông cải xanh, cà chua, trái kiwi, dâu tây… sẽ giúp các chất thải được tống ra khỏi cơ thể nhanh và dễ dàng hơn.
8. Chọn thịt nạc, tránh đồ ăn nhiều chất béo
Thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ mất thời gian dài để tiêu hóa, do đó chúng có thể gây ra táo bón và các vấn đề tiêu hóa. Do vậy bạn nên hạn chế chọn thịt mỡ mà hãy chọn thịt nạc và thịt gia cầm không da.
9. Thêm gia vị vào đồ ăn
Thêm các loại gia vị khác nhau như gừng, hạt tiêu đen hoặc rau mùi vào các món ăn sẽ giúp tăng thêm hương vị cho thực phẩm và giúp tất cả các vấn đề tiêu hóa của bạn được cải thiện đáng kể.
10. Giải tỏa căng thẳng
Căng thẳng có thể là lý do gây ra sự khó tiêu, do đó bạn hãy giải tỏa căng thẳng bằng cách đi bộ nhẹ nhàng, thực hành bài tập thở và thiền định.
11. Ăn sữa chua
Bạn nên ăn một hộp sữa chua ít chất béo hoặc các chế phẩm sinh học mỗi ngày. Sữa chua giàu probiotic – vi khuẩn giữ cho cơ thể khỏe mạnh, phá vỡ lactose, ngăn chặn hội chứng ruột kích thích và tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của ruột.
12. Tránh ăn tối muộn
Hệ thống tiêu hóa của chúng ta có xu hướng chậm lại vào buổi tối. Do đó, tránh những bữa ăn đêm sẽ giúp bạn có một dạ dày khỏe mạnh.
(Sưu tầm)

Wednesday, August 21, 2013

Thực phẩm cho hệ tiêu hóa

Đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, táo bón… là những dấu hiệu báo động của một hệ tiêu hóa không tốt. Để đẩy lùi tình trạng đó, bạn nên bổ sung nhiều chất xơ, ăn sữa chua hằng ngày và hạn chế những loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa trong thực đơn hàng ngày của mình.

Thực phẩm bạn nên hạn chế trong thực đơn hằng ngày:





- Các món rán: ở nhiệt độ cao, chất béo trong dầu mỡ sẽ kết hợp với thực phẩm tạo thành các chất khó tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu. Đối với những người mắc bệnh về đường ruột, việc thường xuyên ăn đồ ăn chiên, rán sẽ làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.





- Thực phẩm cay: đồ cay có chứa một chất kích thích, sau khi vào dạ dày, chất này có thể làm "tê liệt" hoạt động tiết dịch và men tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ trở nên khó khăn hơn. Những người mắc các bệnh như: viêm loét dạ dày, phù nề, viêm thực quản nên tránh xa loại thực phẩm này vì chúng có thể gây chảy máu.
- Thức ăn giàu tinh bột: các loại ngũ cốc, lúa mạch hay một số loại thực phẩm giàu tinh bột sẽ thành "gánh nặng" của hệ tiêu hoá nếu lượng nạp vào quá nhiều. Hàm lượng tinh bột khi không được cơ thể hấp thụ hết sẽ tích tụ tại dạ dày, gây nên cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
- Thực phẩm có vị chua: Dạ dày có chứa sẵn axit và các men tiêu hóa. Việc ăn nhiều thực phẩm có vị chua, nhất là vào lúc đói có thể làm lượng axit trong dạ dày tăng lên đột ngột, gây cảm giác đau cồn ruột và sau đó là trướng bụng nếu ăn no (do dịch vị không đủ vì đã bị tiết ra quá nhiều trước đó).

Thực phẩm nên ăn hằng ngày:

- Các loại rau xanh giàu chất xơ:
Chất xơ chứa nhiều trong rau củ, trái cây, ngũ cốc còn nguyên cám, các loại đậu. Nếu bị táo bón hoặc muốn phòng ngừa bệnh này, bạn cần bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn vì nó giúp bài xuất dễ dàng chất thải ra ngoài. Tất cả các loại rau có lá màu xanh đều hiệu quả cho táo bón. Chúng có tính kiềm là chủ yếu nên giúp trung hòa các axit được tạo ra khi ăn đường, trứng, thịt và các chất dịch cơ thể. Nhờ đó, nó duy trì được tính kiềm yếu cho đường ruột, giúp loại bỏ máu độc. Các loại rau điển hình là các loại rau lá củ cải, rau bina, cải xoăn, cải bắp, cà rốt, súp lơ…
Hơn nữa, chế độ ăn uống nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa hoặc điều trị các bệnh khác nhau của hệ tiêu hóa như bệnh chi nang ruột non, bệnh trĩ…
Chất xơ còn có ích trong việc làm giảm cholesterol toàn phần, đặc biệt là cholesterol xấu, giúp kiểm soát cân nặng cơ thể và làm đường huyết tăng chậm sau bữa ăn. Bình thường, mỗi người Việt Nam cần tối thiểu 20-30 gam chất xơ mỗi ngày, tương đương với 300 gam rau xanh và 100 gam quả tươi.





- Thực phẩm giàu kẽm:
Được coi là dưỡng chất rất cần thiết cho sự tái tạo của tế bào miễn dịch, những thực phẩm giàu kẽm giúp giảm tần suất và độ trầm trọng của bệnh tiêu chảy và nhiễm trùng. Bạn có thể ăn thật nhiều thực phẩm chứa kẽm bằng cách bổ sung đa dạng vào thực đơn hằng ngày như: sò, củ cải, cùi dừa già, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng, khoai lang, đậu phộng…





- Thực phẩm giàu Vitamin A
Thực phẩm giàu vitamin A được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm như gan động vật, cá thu, cá trích, cà rốt, súp rau, rau bina, xà lách, nước cam, khoai tây và món rau trộn…
Đây là nhóm thực phẩm giúp tăng cường chức năng bảo vệ đường ruột, duy trì việc sản xuất các dịch tiết, chống ô-xy hóa tăng các đáp ứng miễn dịch.
- Thực phẩm giàu Protein
Trong thịt nạc (đã loại bỏ da) có tổng hàm lượng chất béo thấp, tỷ lệ acid béo không sinh cholesterol cao hơn acid béo bão hoà nên cơ thể dễ hấp thụ và tiêu hóa dễ dàng, giảm thiểu những khó chịu cho quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, thịt nạc nếu được tiêu thụ với liều lượng cân đối có thể đưa vào chế độ ăn kiêng giảm cholesterol hoặc giúp tăng cường và bồi dưỡng cho sức khoẻ tim mạch.





- Sữa chua chứa Probiotics:
Một số loại sữa chua được bổ sung men vi sinh sống Probiotics giúp cung cấp hàng tỷ lợi khuẩn cho đường ruột, giúp bảo vệ, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa chống lại những ảnh hưởng từ chế độ ăn uống không khoa học và ăn những thực phẩm không lành mạnh. Bên cạnh đó, Probiotics trong sữa chua còn tạo ra hàng rào bảo vệ, ngăn không cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào máu và các bộ phận khác trong cơ thể; giúp phân hủy lactose trong sữa thành glucose và galactose - hai loại đường giúp cơ thể dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng, lại ít gây dị ứng, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và hỗ trợ hệ miễn dịch.
- Nước:
Nước rất cần thiết để giúp hệ tiêu hóa làm việc đúng cách. Uống nước trong hoặc sau bữa ăn cũng như đều đặn trong ngày có thể giúp cải thiện tiêu hóa vì nó làm thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong hệ tiêu hóa. Ngoài ra, một số vitamin và khoáng chất trong thực phẩm chỉ hòa tan trong nước, do đó uống đủ nước sẽ giúp cơ thể hấp thụ các loại vitamin và khoáng chất hiệu quả nhất.