1. Táo bón là gì?
Táo bón là một vấn đề tiêu hóa thông
thường. Những người bị táo bón thường ít đi tiêu, phân cứng hoặc căng thẳng
trong quá trình đi tiêu. Tần số coi là bình thường cho đi tiêu rất khác nhau,
tuy nhiên nhìn chung có thể bạn đang bị táo bón nếu trong 1 tuần đi ít hơn 3 lần
và đi phân cứng, khô.
Hầu hết các trường hợp táo bón là
tạm thời. Bạn chỉ cần thay đổi lối sống đơn giản như tập thể dục nhiều hơn và
ăn một chế độ ăn uống nhiều chất xơ là có thể khắc phục được chứng táo bón. Hoặc
bạn cũng có thể điều trị táo bón bằng thuốc nhuận tràng có bán tại các nhà thuốc
không cần toa.
2. Các triệu
chứng của táo bón
Không đi tiêu mỗi ngày không có
nghĩa là đang táo bón. Tuy nhiên bạn có thể bị táo bón, nếu bạn gặp 1 số triệu
chứng sau đây:
- Đi tiêu ít hơn
3 lần trong 1 tuần
- Phân cứng
- Khó đi tiêu
Mặc dù táo bón có thể bị khó chịu
nhưng thường không nghiêm trọng và thường là táo bón tạm thời. Tuy nhiên, táo
bón kinh niên có thể dẫn đến biến chứng, do đó nếu các triệu chứng nghiêm trọng
và kéo dài hơn 3 tuần, bạn cần phải đi khám bác sĩ. Một số triệu chứng nghiêm
trọng hơn như:
- Không đi tiêu
xảy ra hơn ba ngày, mặc dù đã khắc phục thay đổi trong chế độ ăn uống và tập thể
dục
- Đau bụng dữ dội
- Máu trong phân
- Táo bón sau
tiêu chảy
- Đau trực tràng
- Phân nhỏ giống
như bút chì
3. Nguyên nhân gây táo bón
Các sản phẩm chất thải của tiêu
hóa (phân) qua đường ruột bằng cách co thắt cơ bắp. Trong ruột già (đại
tràng), hầu hết nước và muối trong hỗn hợp chất thải này được hấp thụ lại bởi
vì nó cần thiết cho nhiều chức năng cơ thể. Tuy nhiên, khi ruột hấp thụ nước
quá nhiều, hoặc nếu cơn co thắt của ruột kết là chậm, phân trở nên cứng và khô
và đi qua ruột già quá chậm. Đây là nguyên nhân gốc rễ của táo bón.
Một số yếu tố có thể gây ra suy
giảm đường ruột dẫn đến táo bón, bao gồm:
- Cơ thể không đủ
lượng nước, mất nước
- Không đủ chất
xơ trong chế độ ăn.
- Không lưu ý
thói quen đi tiêu hoặc nhịn đi tiêu
- Thiếu hoạt động
thể chất
- Hội chứng ruột
kích thích- Thường xuyên sử
dụng hoặc lạm dụng thuốc nhuận tràng
- Vấn đề với đại
tràng và trực tràng, chẳng hạn như tắc nghẽn đường ruột hoặc có túi thừa
- Một số thuốc,
bao gồm các thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu và những người sử dụng để điều trị bệnh
Parkinson, huyết áp cao và trầm cảm
- Rối loạn nội
tiết, chẳng hạn như tuyến giáp kém hoạt động
- Vết nứt hậu
môn và trĩ mà có thể kích thích co thắt cơ thắt hậu môn
- Mất muối qua
nôn mửa hoặc tiêu chảy
- Bị thương tủy
sống, mà có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh dẫn đến ruột
Một số
đối tượng có khả năng mắc táo bón cao:
- Người lớn tuổi
- Người lười vận
động, di chuyển
- Người ngủ ít
- Ăn uống thiếu
chất xơ
- Không uống đủ
nước
- Người thường
xuyên dùng thuốc như thuốc an thần, ma úy, một số thuốc giảm huyết áp…
- Người đang trải
qua hóa trị
- Phụ nữ thường
bị táo bón nhiều hơn nam giới; trẻ em thường bị táo bón nhiều hơn người lớn
- Phụ nữ mang
thai có thể bị táo bón do thay đổi nội tiết tố. Hoặc do áp lực về đường ruột từ
tử cung mở rộng nên gây ra táo bón
4. Điều trị táo bón
Trong hầu hết trường hợp, thay đổi
đơn giản trong chế độ ăn uống và lối sống sẽ giúp giảm triệu chứng và hết táo
bón. Sau đây là một số lưu ý cần hay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống để để
điều trị táo bón:
- Một chế độ ăn nhiều chất xơ: Chọn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như các
loại đậu, ngũ cốc và hoa quả tươi và rau.
Một chế độ ăn uống với ít nhất 20 - 35 gam chất xơ mỗi ngày sẽ giúp hình
thức phân mềm mại và giúp giảm khí đầy hơi. Đồng thời hạn chế ăn các loại thực
phẩm có ít hoặc không có chất xơ, thực phẩm có nhiều chất béo như pho mát, thực
phẩm chế biến sẵn…
- Thường xuyên tập thể dục: Tham
gia vào tập thể dục thường xuyên như đi bộ, đạp xe hay bơi lội để giúp kích
thích chức năng đường ruột. Ít nhất 30 phút tập thể dục hầu hết các ngày trong
tuần được khuyến khích.
- Cung cấp đầy đủ lượng nước
cho cơ thể: Uống thật nhiều nước và các chất lỏng khác sẽ giúp làm mềm
phân. Hạn chế uống cà phê vì uống nhiều cà phê có thể làm trầm trọng thêm các
triệu chứng của táo bón bằng cách gây mất nước.
- Dành thời gian để đi tiêu: Dành
đủ thời gian để cho phép yên tĩnh vào nhà vệ sinh, không nên nhịn đi tiêu
- Thuốc nhuận tràng: Nếu cảm thấy khó chịu và tình hình tồi tệ hơn
bạn có thể tìm đến các loại thuốc nhuận tràng không cần kê toa. Phương sách này
nên được xem xét như 1 phương án cuối cùng vì nếu lạm dụng sẽ trở nên nghiện và
phụ thuộc vào các loại thuốc này.
- Massage: Massage bằng cách
thao tác xoa bóp vào vùng bụng có thể giúp thư giãn các cơ bắp có hỗ trợ bàng
quang và ruột và giúp thúc đẩy hoạt động ruột.
- Sử dụng một số loại dược phẩm sung chất xơ: như sản phẩm TralyInulin
No comments:
Post a Comment