Trẻ
em sức đề kháng còn non yếu. Do vậy đối với khí hậu Việt Nam đặc biết
là khí hậu ngoài Bắc khi chuyển mùa dễ khiến trẻ mắc các bệnh về đường
hô hấp sốt, ho, viêm họng, sổ mũi,… Đều là những bệnh thông thường nên
nhiều bậc cha mẹ đã lơ là chăm sóc con cái dẫn đến bệnh lặp lại nhiều
lần làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khiến bé chậm lên cân, suy dinh
dưỡng so với bạn bè cùng trang lứa. Con ốm không buồn chơi với bạn, ăn
uống khiến cha mẹ lo lắng, mệt mỏi, stress.
Nguyên nhân là do sức đề kháng của trẻ khi còn nhỏ chưa hoàn thiện.Trẻ nhận được các kháng thể của mẹ từ khi còn trong bào thai và sau đó là qua nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, các kháng thể từ mẹ truyền sang con này chỉ tồn tại trong vài tháng đầu sau sinh và giảm nhanh chóng sau đó khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các vi trùng, vi rút và các nguyên nhân khác. Nhất là các trẻ không bú mẹ, hoặc bú mẹ không hoàn toàn. Để tăng cường hệ miễn dịch cho bé, cần:
- Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bé bú đến 18 tháng bên cạnh các chế độ ăn uống khác để tăng sức đề kháng cho cơ thể của trẻ.
- Tiêm phòng đầy đủ các bệnh cho bé.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, các vật dụng và đồ chơi của trẻ. Cha mẹ, người giữ trẻ luôn giữ vệ sinh khi tiếp xúc, chơi đùa, cho bé ăn, ...
- Không cho bé tiếp xúc với trẻ đang bị ốm, người bệnh, các nơi có dịch bệnh, ...
- Cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển của bé, mỗi giai đoạn để điều chỉnh hợp lý.
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng nhiều hình thức, như bổ sung các vitamin thiên nhiên từ rau củ quả, bổ sung cho bé một số khoáng chất thiết yếu theo từng trường hợp ở trẻ.
Sản phẩm Thymokid của Công ty Dược Trang Ly với thành phần chính là Thymomodulin – chiết suất từ ức của bê non, giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, với hàm lượng Lysine, vitamin B1, B2, B5, B6 và kẽm: giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt chất dinh dưỡng, giúp phát triển cơ thể khỏe mạnh.
Có Thymokid bé khỏe cả nhà thêm vui.
Thông tin chi tiết sản phẩm xem tại: http://tranglypharma.com/san-pham-danh-cho-tre/siro-thymokid-ong-uong
Monday, December 1, 2014
Saturday, November 29, 2014
Bia dễ gây bệnh gút hơn rượu
Tác động của các loại đồ uống có cồn đối với lượng axit uric trong máu là rất khác nhau. Do đó, nguy cơ mắc bệnh gout khi uống các đồ uống này cũng không giống nhau. Trên thực tế, dân nghiền bia có nguy cơ bị bệnh gout cao hơn dân nghiền rượu.
Các
nhà khoa học thuộc Đại học Sức khỏe cộng đồng Harvard tại Boston (Mỹ)
đã tìm hiểu mối liên quan giữa việc uống bia, rượu mạnh và rượu vang với
nồng độ axit uric trong máu trên 14.809 người có độ tuổi thấp nhất là
20.
Uống nhiều rượu bia có thể gây bệnh Gout |
Kết quả cho thấy nồng độ axit uric trong máu ở
những người thường xuyên uống bia là lớn nhất, sau đó là những người
uống nhiều rượu mạnh. Trong khi đó, các chuyên gia không nhận thấy mối
liên quan giữa việc uống rượu vang và nồng độ axit uric.
Kết quả này là như nhau ở cả nam và nữ, cũng như đối với mọi mức trọng lượng.
Bệnh
gút là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu. Nồng
độ axit uric trong máu càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Chính vì
vậy, việc uống các đồ uống có cồn khác nhau gây nguy cơ mắc bệnh khác
nhau, tiến sĩ Hyon K. Choi và Gary Curhan tại Đại học Sức khỏe cộng đồng
Harvard, thành viên của nhóm nghiên cứu, khẳng định.
Tin liên quan: http://tranglypharma.com/xuong-khop/traly-gout
Thursday, November 27, 2014
Bổ sung sắt như thế nào cho phụ nữ mang thai?
1. Vai trò của sắt với phụ nữ mang thai
Thiếu sắt dẫn đến nhiều nguy cơ không tốt đối với sức khỏe cả mẹ và con (sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng…)
Ngược lại, thừa sắt cũng mang lại hậu quả không kém phần nghiêm trọng do sắt khó đào thải nên nếu bổ sung quá liều lượng cần thiết sẽ tích lũy trong cơ thể. Thừa sắt là nguyên nhân của của nhiều bệnh tật.
2. Thời điểm cần bổ sung sắt
Ngay khi phát hiện thiếu sắt (kể cả trước khi mang thai). Do đó điều quan trọng là phát hiện sớm thiếu sắt. Triệu chứng thiếu sắt: da xanh, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu.
- Xét nghiệm máu là cách tốt nhất để xác định các mẹ có thiếu sắt không. Xét nghiệm máu từ thời điểm có ý định mang thai để bổ sung kịp thời. Sau đó định kì xét nghiệm máu để xem tình trạng cải thiện thế nào, thiếu, thừa ra sao để điều chỉnh phù hợp.
- Nếu không có điều kiện xét nghiệm máu: Bắt đầu bổ sung từ tháng thứ 4 đến hết thai kì, vì nhu cầu sắt của mẹ chưa tăng trong 3 tháng đầu.
3. Nhu cầu sắt với phụ nữ mang thai
Trung bình là 27mg (sắt nguyên tố) mỗi ngày cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên nhu cầu sắt phụ thuộc vào thể trạng từng người, chế độ ăn uống, và còn thay đổi trong suốt thai kì.
4. Bổ sung sắt như thế nào
- Thông qua chế độ ăn uống: đây là cách an toàn nhất, nhưng thường không đủ khi xảy ra thiếu máu do thiếu sắt
- Uống sữa bầu: luôn có nhưng thường liều thấp.
- Sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung sắt
5. Thuốc bổ sung sắt loại nào tốt?
Khi dùng thuốc hay thực phẩm chức năng để bổ sung sắt các bà mẹ rất dễ gặp phải một trong những ảnh hưởng không mong muốn như vị tanh khó uống, thay đổi màu men răng,rối loạn tiêu hóa mà điển hình là táo bón, ngộ độc sắt.
Hiện nay trên thị trường hầu hết các chế phẩm dùng sắt tồn tại ở trạng thái ion hóa nên không khắc phục được những nhược điểm trên. Theo nghiên cứu, Sắt được sử dụng dưới dạng phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose là dạng sắt không ion hóa sẽ hạn chế được hầu hết các tác dụng phụ như gây rối loạn tiêu hóa, táo bón, vị không tanh khó uống, đổi màu men răng và ngộ độc sắt nhưng hiệu quả lại rất cao.
Traly Iron bổ sung sắt dưới dạng phức hợp sắt III, được điều chế dạng ống uống nên rất thuận tiện, an toàn khi sử dụng. Traly Iron cũng được khử hết mùi tanh vốn có của sắt thay vào đó sản phẩm có mùi thơm và vị ngọt nên rất dễ sử dụng và bạn cũng không còn phải lo về vấn đề táo bón khi sử dụng.
Thông tin chi tiết sản phẩm xem tại: http://tranglypharma.com/san-pham-danh-cho-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu/traly-iron
Thiếu sắt dẫn đến nhiều nguy cơ không tốt đối với sức khỏe cả mẹ và con (sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng…)
Ngược lại, thừa sắt cũng mang lại hậu quả không kém phần nghiêm trọng do sắt khó đào thải nên nếu bổ sung quá liều lượng cần thiết sẽ tích lũy trong cơ thể. Thừa sắt là nguyên nhân của của nhiều bệnh tật.
2. Thời điểm cần bổ sung sắt
Ngay khi phát hiện thiếu sắt (kể cả trước khi mang thai). Do đó điều quan trọng là phát hiện sớm thiếu sắt. Triệu chứng thiếu sắt: da xanh, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu.
- Xét nghiệm máu là cách tốt nhất để xác định các mẹ có thiếu sắt không. Xét nghiệm máu từ thời điểm có ý định mang thai để bổ sung kịp thời. Sau đó định kì xét nghiệm máu để xem tình trạng cải thiện thế nào, thiếu, thừa ra sao để điều chỉnh phù hợp.
- Nếu không có điều kiện xét nghiệm máu: Bắt đầu bổ sung từ tháng thứ 4 đến hết thai kì, vì nhu cầu sắt của mẹ chưa tăng trong 3 tháng đầu.
3. Nhu cầu sắt với phụ nữ mang thai
Trung bình là 27mg (sắt nguyên tố) mỗi ngày cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên nhu cầu sắt phụ thuộc vào thể trạng từng người, chế độ ăn uống, và còn thay đổi trong suốt thai kì.
4. Bổ sung sắt như thế nào
- Thông qua chế độ ăn uống: đây là cách an toàn nhất, nhưng thường không đủ khi xảy ra thiếu máu do thiếu sắt
- Uống sữa bầu: luôn có nhưng thường liều thấp.
- Sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung sắt
5. Thuốc bổ sung sắt loại nào tốt?
Khi dùng thuốc hay thực phẩm chức năng để bổ sung sắt các bà mẹ rất dễ gặp phải một trong những ảnh hưởng không mong muốn như vị tanh khó uống, thay đổi màu men răng,rối loạn tiêu hóa mà điển hình là táo bón, ngộ độc sắt.
Hiện nay trên thị trường hầu hết các chế phẩm dùng sắt tồn tại ở trạng thái ion hóa nên không khắc phục được những nhược điểm trên. Theo nghiên cứu, Sắt được sử dụng dưới dạng phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose là dạng sắt không ion hóa sẽ hạn chế được hầu hết các tác dụng phụ như gây rối loạn tiêu hóa, táo bón, vị không tanh khó uống, đổi màu men răng và ngộ độc sắt nhưng hiệu quả lại rất cao.
Traly Iron bổ sung sắt dưới dạng phức hợp sắt III, được điều chế dạng ống uống nên rất thuận tiện, an toàn khi sử dụng. Traly Iron cũng được khử hết mùi tanh vốn có của sắt thay vào đó sản phẩm có mùi thơm và vị ngọt nên rất dễ sử dụng và bạn cũng không còn phải lo về vấn đề táo bón khi sử dụng.
Thông tin chi tiết sản phẩm xem tại: http://tranglypharma.com/san-pham-danh-cho-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu/traly-iron
Tuesday, November 25, 2014
7 loại thực phẩm cho người viêm khớp
Chuối rất giàu kali, folat và vitamin C, B6, tất cả đều là những dưỡng chất giúp khớp khỏe mạnh và giúp giảm tình trạng đau và viêm của bệnh.
Viêm khớp là tình trạng viêm mạn tính của các khớp, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như đi bộ, mặc quần áo, làm việc nhà. Phương pháp điều trị viêm khớp tốt nhất là toàn diện, kết hợp hoạt động, liệu pháp nhiệt, thuốc và các chế phẩm bổ sung cũng như một chế độ ăn bổ trợ cho sức khỏe của khớp.
Dưới đây là 7 loại thực phẩm có thể chống lại bệnh viêm khớp và giúp kiểm soát tình trạng bệnh, theo Naturalnews.
1. Chuối
Chuối rất giàu kali, folat và vitamin C, B6, đều là những dưỡng chất giúp khớp khỏe mạnh, giảm tình trạng đau và viêm. Ngoài ra, chuối cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, rất tốt cho sức khỏe chung.
2. Ớt chuông
Giống như chuối, ớt chuông cũng rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp giảm những tổn thương mà các gốc tự do gây ra cho cơ thể (trong đó có các khớp). Ớt chuông cũng là loại thực phẩm chống viêm hiệu quả, có thể giúp giảm đau do viêm khớp một cách tự nhiên.
3. Dầu oliu
Dầu oliu, đặc biệt là dầu oliu nguyên chất, rất giàu chất béo lành mạnh và có nhiều thành phần hoạt tính có vai trò như thuốc giảm đau. Rất dễ để bổ sung loại dầu này vào các món ăn.
4. Ngũ cốc toàn phần
Trong khi bột mì trắng tinh chế có thể làm tăng tình trạng viêm ở cơ thể thì ngũ cốc toàn phần lại làm giảm tình trạng viêm và giúp điều trị tận gốc những bệnh giống như viêm khớp. Một thông tin tuyệt vời là các sản phẩm ngũ cốc toàn phần rất dễ tìm nhờ vào nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ.
5. Xoài
Xoài cũng là một loại thực phẩm tuyệt vời để điều trị viêm khớp vì nó rất giàu vitamin E và các chất chống oxy hóa như beta-carotene, giúp chống lại các tổn thương mà gốc tự do gây ra cho các khu vực nhạy cảm như các khớp.
6. Tôm
Tôm và các loài động vật có vỏ khác có chứa các chất chống viêm tự nhiên và cũng là nguồn bổ sung protein cho bạn hàng ngày. Nếu chế biến với dầu oliu sẽ tạo ra một món ăn bổ trợ tốt hơn cho sức khỏe khớp. Đây cũng là loại thực phẩm đa năng, có thể được thêm vào món súp, món xào, món thịt hầm và nhiều món ăn phổ biến khác.
7. Táo
Táo giúp cho khớp được nuôi dưỡng và khỏe mạnh nhờ chứa hàm lượng phong phú các vitamin và chất chống oxy. Chúng giúp giảm viêm tự nhiên và hàm lượng chất xơ cao trong táo cũng tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung.
Nếu bạn đang tìm phương pháp toàn diện để kiểm soát viêm khớp, hãy xem xét việc thay đổi chế độ ăn bằng cách ăn những loại thực phẩm kể trên. Chúng có thể giúp bạn dần kiểm soát được bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hải Ngân
Tin liên quan:
Nhận diện các bệnh viêm khớp
Tác dụng của Glucosamin
Viêm khớp là tình trạng viêm mạn tính của các khớp, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như đi bộ, mặc quần áo, làm việc nhà. Phương pháp điều trị viêm khớp tốt nhất là toàn diện, kết hợp hoạt động, liệu pháp nhiệt, thuốc và các chế phẩm bổ sung cũng như một chế độ ăn bổ trợ cho sức khỏe của khớp.
Dưới đây là 7 loại thực phẩm có thể chống lại bệnh viêm khớp và giúp kiểm soát tình trạng bệnh, theo Naturalnews.
1. Chuối
Chuối rất giàu kali, folat và vitamin C, B6, đều là những dưỡng chất giúp khớp khỏe mạnh, giảm tình trạng đau và viêm. Ngoài ra, chuối cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, rất tốt cho sức khỏe chung.
2. Ớt chuông
Giống như chuối, ớt chuông cũng rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp giảm những tổn thương mà các gốc tự do gây ra cho cơ thể (trong đó có các khớp). Ớt chuông cũng là loại thực phẩm chống viêm hiệu quả, có thể giúp giảm đau do viêm khớp một cách tự nhiên.
3. Dầu oliu
Dầu oliu, đặc biệt là dầu oliu nguyên chất, rất giàu chất béo lành mạnh và có nhiều thành phần hoạt tính có vai trò như thuốc giảm đau. Rất dễ để bổ sung loại dầu này vào các món ăn.
4. Ngũ cốc toàn phần
Trong khi bột mì trắng tinh chế có thể làm tăng tình trạng viêm ở cơ thể thì ngũ cốc toàn phần lại làm giảm tình trạng viêm và giúp điều trị tận gốc những bệnh giống như viêm khớp. Một thông tin tuyệt vời là các sản phẩm ngũ cốc toàn phần rất dễ tìm nhờ vào nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ.
5. Xoài
Xoài cũng là một loại thực phẩm tuyệt vời để điều trị viêm khớp vì nó rất giàu vitamin E và các chất chống oxy hóa như beta-carotene, giúp chống lại các tổn thương mà gốc tự do gây ra cho các khu vực nhạy cảm như các khớp.
6. Tôm
Tôm và các loài động vật có vỏ khác có chứa các chất chống viêm tự nhiên và cũng là nguồn bổ sung protein cho bạn hàng ngày. Nếu chế biến với dầu oliu sẽ tạo ra một món ăn bổ trợ tốt hơn cho sức khỏe khớp. Đây cũng là loại thực phẩm đa năng, có thể được thêm vào món súp, món xào, món thịt hầm và nhiều món ăn phổ biến khác.
7. Táo
Táo giúp cho khớp được nuôi dưỡng và khỏe mạnh nhờ chứa hàm lượng phong phú các vitamin và chất chống oxy. Chúng giúp giảm viêm tự nhiên và hàm lượng chất xơ cao trong táo cũng tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung.
Nếu bạn đang tìm phương pháp toàn diện để kiểm soát viêm khớp, hãy xem xét việc thay đổi chế độ ăn bằng cách ăn những loại thực phẩm kể trên. Chúng có thể giúp bạn dần kiểm soát được bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hải Ngân
Tin liên quan:
Nhận diện các bệnh viêm khớp
Tác dụng của Glucosamin
Monday, November 24, 2014
Những thức ăn khiến da “đổi màu”
Mặc dù không phổ biến lắm, nhưng một số loại thực phẩm có thể thực sự khiến da đổi màu. Hãy cùng điểm qua những loại thức ăn và đồ uống có thể khiến da bạn thay đổi nếu không cẩn thận:
Màu xanh lơ
Paul Karason là một ví dụ thực tế. Người đàn ông bang Oregon này bắt đầu uống colloidal bạc, một loại dung dịch có chứa các tiểu phân bạc, để điều trị bệnh viêm da. Mặc dù bạc có các đặc tính kháng khuẩn, song colloidal bạc đã bị FDA cấm từ những năm 1990 do nó có thể gây nhiễm độc muối bạc, một tình trạng bệnh trong đó bạc tích tụ trong cơ thể và không đào thải được ra ngoài.
Không may là với Karason thì mọi việc đã quá muộn, và sau nhiều năm tự điều trị bằng colloidal bạc, cuối cùng da ông bị chuyển thành màu xanh lơ. Karason qua đời tháng 9 năm ngoái do một bệnh khác không liên quan đến tình trạng đổi màu da, nhưng vẫn là một trong những ca nhiễm độc muối bạc nổi tiếng nhất được ghi nhận.
Nhiễm độc muối bạc nguyên nhân là do tiếp xúc lâu ngày với bạc nguyên tố. Bạc tồn lưu trong cơ thể người, không đào thải được, khiến cho da và niêm mạc của bệnh nhân chuyển màu từ xám đến xám đen.
Màu xanh lục
Da và mắt của một chàng trai 24 tuổi người Trung Quốc đã chuyển thành ánh xanh lục “dễ thương” sau khi bị nhiễm một loại ký sinh trùng do ăn ốc. Các bác sĩ ở Bệnh viện Không quân Quí Châu đã lấy ra từ cơ thể bệnh nhân 4 con sán lá gan. Họ tin rằng món ốc sống trong bữa ăn hằng ngày của bệnh nhân là nguồn gốc gây ra căn bệnh.
Không may là những ca bệnh kiểu này khá phổ biến. Theo tờ Want China thì đã từng phát hiện được những trường hợp cực kỳ nặng với gần một nghìn con sán trong người. Những người thường ăn các loại rau thủy sinh trong nước bẩn hoặc uống nước chưa qua xử lý có nguy cơ cao nhất.
Màu vàng xỉn
Những “đệ tử” của cà rốt có thể bị một chứng bệnh gọi là tăng carotene huyết - tình trạng thừa carotenoids trong máu, nguyên nhân hay gặp nhất là do ăn quá nhiều các thực phẩm như cà rốt, bí ngô và thậm chí cả đu đủ. Đặc điểm phổ biến nhất của bệnh là da bệnh nhân có màu vàng nhẹ.
Mặc dù chứng bệnh có thể khiến người ta hoảng sợ, nhưng nó thường vô hại và sẽ hết khi thay đổi chế độ ăn. Mặc khác, nếu da bạn bị vàng vì lý do gì khác không phải thức ăn, thì đó là điều đáng lo ngại.
Vàng da, hay hoàng đản, là tình trạng xảy ra khi gan không thể xử lý được những tế bào máu đã chết. Một chất gọi là bilirubin sẽ tích tụ trong máu và có thể khiến da và củng mạc (lòng trắng) của mắt chuyển thành màu vàng. Không như chứng tăng carotene huyết, bệnh này nguy hiểm và cần điều trị.
Màu vàng rạng rỡ
Cuối cùng thì cũng có loại thực phẩm giúp ta đổi màu theo hướng tốt hơn, thay vì tệ đi. Nghiên cứu năm 2012 trên tờ American Journal of Public Health thấy rằng việc ăn nhiều rau và hoa quả có thể làm tông màu da thay đổi, khiến nó rạng rỡ khỏe khoắn hơn trong vòng vài tuần. Các tác giả cho biết chỉ cần thêm khoảng 2 phần rau và trái cây mỗi ngày trong 6 tuần là đủ để thấy những thay đổi rõ ràng đối với sắc da.
Những người ăn nhiều trái cây và rau có màu da “rạng rỡ” khỏe mạnh và hấp dẫn.
"Nghiên cứu mới nhất của chúng tôi thấy rằng ngay cả những cải thiện nhỏ trong chế độ ăn cũng mang lại lợi ích nhìn thấy cho màu da," BS. Ross Whitehead, tác giả chính của nghiên cứu giải thích.
Cẩm Tú
Theo Medical Daily
Tin liên quan:
Nha đam thần dược
Màu xanh lơ
Paul Karason là một ví dụ thực tế. Người đàn ông bang Oregon này bắt đầu uống colloidal bạc, một loại dung dịch có chứa các tiểu phân bạc, để điều trị bệnh viêm da. Mặc dù bạc có các đặc tính kháng khuẩn, song colloidal bạc đã bị FDA cấm từ những năm 1990 do nó có thể gây nhiễm độc muối bạc, một tình trạng bệnh trong đó bạc tích tụ trong cơ thể và không đào thải được ra ngoài.
Không may là với Karason thì mọi việc đã quá muộn, và sau nhiều năm tự điều trị bằng colloidal bạc, cuối cùng da ông bị chuyển thành màu xanh lơ. Karason qua đời tháng 9 năm ngoái do một bệnh khác không liên quan đến tình trạng đổi màu da, nhưng vẫn là một trong những ca nhiễm độc muối bạc nổi tiếng nhất được ghi nhận.
Nhiễm độc muối bạc nguyên nhân là do tiếp xúc lâu ngày với bạc nguyên tố. Bạc tồn lưu trong cơ thể người, không đào thải được, khiến cho da và niêm mạc của bệnh nhân chuyển màu từ xám đến xám đen.
Màu xanh lục
Da và mắt của một chàng trai 24 tuổi người Trung Quốc đã chuyển thành ánh xanh lục “dễ thương” sau khi bị nhiễm một loại ký sinh trùng do ăn ốc. Các bác sĩ ở Bệnh viện Không quân Quí Châu đã lấy ra từ cơ thể bệnh nhân 4 con sán lá gan. Họ tin rằng món ốc sống trong bữa ăn hằng ngày của bệnh nhân là nguồn gốc gây ra căn bệnh.
Không may là những ca bệnh kiểu này khá phổ biến. Theo tờ Want China thì đã từng phát hiện được những trường hợp cực kỳ nặng với gần một nghìn con sán trong người. Những người thường ăn các loại rau thủy sinh trong nước bẩn hoặc uống nước chưa qua xử lý có nguy cơ cao nhất.
Màu vàng xỉn
Những “đệ tử” của cà rốt có thể bị một chứng bệnh gọi là tăng carotene huyết - tình trạng thừa carotenoids trong máu, nguyên nhân hay gặp nhất là do ăn quá nhiều các thực phẩm như cà rốt, bí ngô và thậm chí cả đu đủ. Đặc điểm phổ biến nhất của bệnh là da bệnh nhân có màu vàng nhẹ.
Mặc dù chứng bệnh có thể khiến người ta hoảng sợ, nhưng nó thường vô hại và sẽ hết khi thay đổi chế độ ăn. Mặc khác, nếu da bạn bị vàng vì lý do gì khác không phải thức ăn, thì đó là điều đáng lo ngại.
Vàng da, hay hoàng đản, là tình trạng xảy ra khi gan không thể xử lý được những tế bào máu đã chết. Một chất gọi là bilirubin sẽ tích tụ trong máu và có thể khiến da và củng mạc (lòng trắng) của mắt chuyển thành màu vàng. Không như chứng tăng carotene huyết, bệnh này nguy hiểm và cần điều trị.
Màu vàng rạng rỡ
Cuối cùng thì cũng có loại thực phẩm giúp ta đổi màu theo hướng tốt hơn, thay vì tệ đi. Nghiên cứu năm 2012 trên tờ American Journal of Public Health thấy rằng việc ăn nhiều rau và hoa quả có thể làm tông màu da thay đổi, khiến nó rạng rỡ khỏe khoắn hơn trong vòng vài tuần. Các tác giả cho biết chỉ cần thêm khoảng 2 phần rau và trái cây mỗi ngày trong 6 tuần là đủ để thấy những thay đổi rõ ràng đối với sắc da.
Những người ăn nhiều trái cây và rau có màu da “rạng rỡ” khỏe mạnh và hấp dẫn.
"Nghiên cứu mới nhất của chúng tôi thấy rằng ngay cả những cải thiện nhỏ trong chế độ ăn cũng mang lại lợi ích nhìn thấy cho màu da," BS. Ross Whitehead, tác giả chính của nghiên cứu giải thích.
Cẩm Tú
Theo Medical Daily
Tin liên quan:
Nha đam thần dược
Saturday, November 22, 2014
Dấu hiệu cảnh báo ung thư
Dấu hiệu bệnh ung thư rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác nên thường bị bỏ qua. Nếu chú ý tới những thay đổi bất thường dù nhỏ nhất, và đi khám, việc phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm là hoàn toàn có thể, giúp nâng cao tỷ lệ chữa khỏi.
Hiện nay, có khoảng hơn 200 loại bệnh ung thư, trong đó có một số loại ung thư rất phổ biến ở hầu hết các nước.
Tại Việt Nam, bệnh ung thư phổ biến nhất đối với nam giới là ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vòm họng, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản… Ở phụ nữ, loại ung thư thường gặp là ung thư vú, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng…vv.
Ung thư là bệnh nguy hiểm, đã tước đi sinh mạng của rất nhiều người trên thế giới.
Hầu hết các bệnh ung thư thường xảy ra ở độ tuổi trên 40, tuy nhiên, có một số bệnh ung thư cũng thường gặp ở những người trẻ như u lympho ác tính, ung thư vòm họng, ung thư buồng trứng,…, đặc biệt trong những năm gần đây, xu hướng ung thư ở độ tuổi dưới 40 ngày càng tăng.
Khi ung thư được phát hiện muộn, đã di căn, dù các phương pháp điều trị có tiên tiến như thế nào cũng chỉ nhằm mục đích kiểm soát bệnh, điều trị triệu chứng và kéo dài thời gian sống chứ không thể chữa khỏi.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, đặc biệt khi bệnh chưa gây ra triệu chứng, cơ hội chữa khỏi của nhiều loại bệnh ung thư là rất cao. 90% bệnh nhân ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng...phát hiện sớm bệnh có thể chữa khỏi nếu được điều trị tích cực, kịp thời.
Do đó, bênh cạnh việc đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường thì việc tầm soát ung thư định kỳ kể cả khi cơ thể chưa biểu hiện triệu chứng có ý nghĩa quan trọng giúp nâng cao tỷ lệ sống cho người bệnh.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư
Ở những giai đoạn đầu, ung thư thường rất ít biểu hiện triệu chứng. Khi ung thư bắt đầu tiến triển, nếu để ý kỹ sẽ phát hiện thấy một số dấu hiệu tùy từng loại ung thư như sau:
Thay đổi thói quen đi tiêu hoặc chức năng bàng quang: Táo bón kéo dài, tiêu chảy, hoặc thay đổi kích thước của phân có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng. Đau khi đi tiểu, xuất hiện máu trong nước tiểu, hoặc thay đổi chức năng bàng quang (đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường) có thể liên quan đến ung thư bàng quang hoặc tuyến tiền liệt.
Xuất hiện vết lở loét không lành: Ung thư da có thể gây chảy máu và và gây ra những vết lở loét không lành. Xuất hiện vết lở loét trong miệng, đau đớn có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. Lở loét trên dương vật hay âm đạo có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc ung thư sớm.
Mảng trắng trong miệng hoặc đốm trắng trên lưỡi: Mảng trắng trong miệng và điểm trắng trên lưỡi có thể là bệnh bạch sản. Bạch sản là tình trạng tiền ung thư do sự kích thích thường xuyên, thường gây ra bởi hút thuốc. Nếu không được điều trị, bạch sản có thể trở thành ung thư miệng.
Chảy máu bất thường: Chảy máu bất thường có thể xảy ra ở giai đoạn đầu của ung thư hoặc giai đoạn tiến triển. Ho ra máu có thể là một dấu hiệu của ung thư phổi . Máu trong phân (phân có màu tối hoặc đen) có thể là một dấu hiệu của ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng . Ung thư cổ tử cung hoặc nội mạc tử cung có thể gây ra chảy máu âm đạo bất thường. Máu trong nước tiểu có thể là một dấu hiệu của ung thư bàng quang hoặc ung thư thận. Máu chảy ra từ núm vú có thể là dấu hiệu của ung thư vú.
Da dày hơn, xuất hiện khối u ở vú hoặc các bộ phận khác: Xuất hiện một cục u hoặc da bị dày lên có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, đặc biệt nếu kích thước của nó tăng dần theo thời gian. Ngoài ra, da vú dày hơn, mẩn đỏ cũng là dấu hiệu của ung thư vú.
Chứng khó tiêu hoặc khó nuốt: Chứng khó tiêu hoặc khó nuốt mà không thuyên giảm có thể là dấu hiệu của ung thư thực quản, dạ dày , hoặc vòm họng.
Thay đổi ở nốt ruồi hoặc thay đổi dưới da: Sự thay đổi ở những nốt ruồi, mụn, tàn nhang về màu sắc, kích thước hoặc hình dạng có thể là một khối u ác tính như ung thư da.
Ho dai dẳng hoặc khàn giọng: Ho dai dẳng không hết có thể là dấu hiệu của ung thư phổi . Khàn tiếng có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản hoặc tuyến giáp.
Giảm cân không rõ nguyên nhân: Giảm khoảng 10% trọng lượng cơ thể trong thời gian ngắn mà không thực hiện chế độ giảm cân, hoặc không có lý do cụ thể, bạn nên đi khám bác sĩ, vì đây là dấu hiệu của nhiều loại bệnh ung thư.
Hiện nay, có khoảng hơn 200 loại bệnh ung thư, trong đó có một số loại ung thư rất phổ biến ở hầu hết các nước.
Tại Việt Nam, bệnh ung thư phổ biến nhất đối với nam giới là ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vòm họng, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản… Ở phụ nữ, loại ung thư thường gặp là ung thư vú, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng…vv.
Ung thư là bệnh nguy hiểm, đã tước đi sinh mạng của rất nhiều người trên thế giới.
Hầu hết các bệnh ung thư thường xảy ra ở độ tuổi trên 40, tuy nhiên, có một số bệnh ung thư cũng thường gặp ở những người trẻ như u lympho ác tính, ung thư vòm họng, ung thư buồng trứng,…, đặc biệt trong những năm gần đây, xu hướng ung thư ở độ tuổi dưới 40 ngày càng tăng.
Khi ung thư được phát hiện muộn, đã di căn, dù các phương pháp điều trị có tiên tiến như thế nào cũng chỉ nhằm mục đích kiểm soát bệnh, điều trị triệu chứng và kéo dài thời gian sống chứ không thể chữa khỏi.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, đặc biệt khi bệnh chưa gây ra triệu chứng, cơ hội chữa khỏi của nhiều loại bệnh ung thư là rất cao. 90% bệnh nhân ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng...phát hiện sớm bệnh có thể chữa khỏi nếu được điều trị tích cực, kịp thời.
Do đó, bênh cạnh việc đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường thì việc tầm soát ung thư định kỳ kể cả khi cơ thể chưa biểu hiện triệu chứng có ý nghĩa quan trọng giúp nâng cao tỷ lệ sống cho người bệnh.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư
Ở những giai đoạn đầu, ung thư thường rất ít biểu hiện triệu chứng. Khi ung thư bắt đầu tiến triển, nếu để ý kỹ sẽ phát hiện thấy một số dấu hiệu tùy từng loại ung thư như sau:
Thay đổi thói quen đi tiêu hoặc chức năng bàng quang: Táo bón kéo dài, tiêu chảy, hoặc thay đổi kích thước của phân có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng. Đau khi đi tiểu, xuất hiện máu trong nước tiểu, hoặc thay đổi chức năng bàng quang (đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường) có thể liên quan đến ung thư bàng quang hoặc tuyến tiền liệt.
Xuất hiện vết lở loét không lành: Ung thư da có thể gây chảy máu và và gây ra những vết lở loét không lành. Xuất hiện vết lở loét trong miệng, đau đớn có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. Lở loét trên dương vật hay âm đạo có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc ung thư sớm.
Mảng trắng trong miệng hoặc đốm trắng trên lưỡi: Mảng trắng trong miệng và điểm trắng trên lưỡi có thể là bệnh bạch sản. Bạch sản là tình trạng tiền ung thư do sự kích thích thường xuyên, thường gây ra bởi hút thuốc. Nếu không được điều trị, bạch sản có thể trở thành ung thư miệng.
Chảy máu bất thường: Chảy máu bất thường có thể xảy ra ở giai đoạn đầu của ung thư hoặc giai đoạn tiến triển. Ho ra máu có thể là một dấu hiệu của ung thư phổi . Máu trong phân (phân có màu tối hoặc đen) có thể là một dấu hiệu của ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng . Ung thư cổ tử cung hoặc nội mạc tử cung có thể gây ra chảy máu âm đạo bất thường. Máu trong nước tiểu có thể là một dấu hiệu của ung thư bàng quang hoặc ung thư thận. Máu chảy ra từ núm vú có thể là dấu hiệu của ung thư vú.
Da dày hơn, xuất hiện khối u ở vú hoặc các bộ phận khác: Xuất hiện một cục u hoặc da bị dày lên có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, đặc biệt nếu kích thước của nó tăng dần theo thời gian. Ngoài ra, da vú dày hơn, mẩn đỏ cũng là dấu hiệu của ung thư vú.
Chứng khó tiêu hoặc khó nuốt: Chứng khó tiêu hoặc khó nuốt mà không thuyên giảm có thể là dấu hiệu của ung thư thực quản, dạ dày , hoặc vòm họng.
Thay đổi ở nốt ruồi hoặc thay đổi dưới da: Sự thay đổi ở những nốt ruồi, mụn, tàn nhang về màu sắc, kích thước hoặc hình dạng có thể là một khối u ác tính như ung thư da.
Ho dai dẳng hoặc khàn giọng: Ho dai dẳng không hết có thể là dấu hiệu của ung thư phổi . Khàn tiếng có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản hoặc tuyến giáp.
Giảm cân không rõ nguyên nhân: Giảm khoảng 10% trọng lượng cơ thể trong thời gian ngắn mà không thực hiện chế độ giảm cân, hoặc không có lý do cụ thể, bạn nên đi khám bác sĩ, vì đây là dấu hiệu của nhiều loại bệnh ung thư.
Thursday, November 20, 2014
7 Thực phẩm không nên ăn với trứng
Trứng không nên nấu với bột ngọt là điều ai cũng biết. Nhưng trứng không thể nấu với đường, chưa chắc bạn đã biết.
1. Đường
Trứng sau khi được nấu chín, axit amin trong trứng và đường sẽ kết hợp với nhau hình thành chất Glycosyl lysine – phá vỡ các thành phần axit amin trong trứng. Hơn nữa, hợp chất này khó hấp thụ, tính độc, có thể làm đông máu, gây nguy hại cho cơ thể.
2. Hồng
Ăn hồng sau khi ăn trứng rất dễ bị trúng độc thực phẩm, thậm chí có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính với các dấu hiệu chủ yếu như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.
Nếu lỡ ăn hồng sau khi ăn trứng, bạn nên uống ngay một cốc nước muối pha loãng (200 ml nước và 20 gram muối). Nếu uống xong vẫn chưa thấy buồn nôn, bạn có thể uống nhiều lần để nôn hết chất độc hại trong cơ thể. Hoặc bạn cũng có thể dùng gừng tươi nghiền nát hòa với nước ấm để uống. Trường hợp cần thiết, bạn cũng có thể uống thuốc nhuận tràng để đào thải chất độc một cách nhanh nhất.
3. Sữa đậu nành
Buổi sáng, mọi người thường có thói quen ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành mà không biết rằng, protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.
4. Thịt ngỗng, thịt thỏ
Trứng không nên ăn cùng thịt thỏ, thịt ngỗng. Bởi cả hai loại thịt này có vị ngọt tính lạnh, mà protein trong trứng cũng tính lạnh, hai chất này kết hợp với nhau sẽ kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
5. Thuốc tiêu viêm
Những người mắc bệnh về đường ruột, tiêu chảy, đặc biệt không được uống thuốc ngay sau khi ăn trứng. Bởi trứng có hàm lượng protein cao, nó sẽ làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến công hiệu của thuốc. Một số bệnh viêm khác như viêm đường hô hấp, viêm đường tiết niệu, không có ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thụ thuốc (xét ở góc độ Tây y).
6. Nước chè
Mọi người thường có thói quen uống nước chè sau khi ăn trứng để giảm mùi khó chịu, mà không hề biết cách ăn này rất hại cho sức khỏe. Bởi axit tannic trong lá chè sẽ kết hợp với protein trong trứng tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột – nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
1. Đường
Trứng sau khi được nấu chín, axit amin trong trứng và đường sẽ kết hợp với nhau hình thành chất Glycosyl lysine – phá vỡ các thành phần axit amin trong trứng. Hơn nữa, hợp chất này khó hấp thụ, tính độc, có thể làm đông máu, gây nguy hại cho cơ thể.
2. Hồng
Ăn hồng sau khi ăn trứng rất dễ bị trúng độc thực phẩm, thậm chí có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính với các dấu hiệu chủ yếu như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.
Nếu lỡ ăn hồng sau khi ăn trứng, bạn nên uống ngay một cốc nước muối pha loãng (200 ml nước và 20 gram muối). Nếu uống xong vẫn chưa thấy buồn nôn, bạn có thể uống nhiều lần để nôn hết chất độc hại trong cơ thể. Hoặc bạn cũng có thể dùng gừng tươi nghiền nát hòa với nước ấm để uống. Trường hợp cần thiết, bạn cũng có thể uống thuốc nhuận tràng để đào thải chất độc một cách nhanh nhất.
3. Sữa đậu nành
Buổi sáng, mọi người thường có thói quen ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành mà không biết rằng, protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.
4. Thịt ngỗng, thịt thỏ
Trứng không nên ăn cùng thịt thỏ, thịt ngỗng. Bởi cả hai loại thịt này có vị ngọt tính lạnh, mà protein trong trứng cũng tính lạnh, hai chất này kết hợp với nhau sẽ kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
5. Thuốc tiêu viêm
Những người mắc bệnh về đường ruột, tiêu chảy, đặc biệt không được uống thuốc ngay sau khi ăn trứng. Bởi trứng có hàm lượng protein cao, nó sẽ làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến công hiệu của thuốc. Một số bệnh viêm khác như viêm đường hô hấp, viêm đường tiết niệu, không có ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thụ thuốc (xét ở góc độ Tây y).
6. Nước chè
Mọi người thường có thói quen uống nước chè sau khi ăn trứng để giảm mùi khó chịu, mà không hề biết cách ăn này rất hại cho sức khỏe. Bởi axit tannic trong lá chè sẽ kết hợp với protein trong trứng tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột – nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
Subscribe to:
Posts (Atom)