Thông thường người bệnh hiện nay mua thuốc và uống theo chỉ dẫn của các nhà thuốc. Tuy nhiên, chúng ta nên chú ý tới các điểm sau trước khi dùng thuốc:
1. Thành phần:
Ghi tên hoạt chất và các tá dược. Thí dụ thuốc có tên
biệt dược là zentel hoặc albendazol trong thành phần ghi hoạt chất chính
là albendazole là thuốc trị giun sán và thêm khá nhiều tá dược để tạo
thành thuốc viên nén.
Ta cần biết tên hoạt chất vì đây chính là
tên thuốc dùng cho việc điều trị. Nhiều người cao tuổi tự ý dùng nhiều
loại biệt dược khác nhau, tưởng là các loại thuốc khác nhau, nhưng thực
chất chỉ là một loại hoạt chất đưa đến ngộ độc vì dùng quá liều (ở nước
ngoài thường xảy ra vụ người già ngộ độc Paracetamol).
2. Chỉ
định:
Là phần ghi những trường hợp dùng thuốc. Có thể ghi trường hợp
bệnh (điều trị cơn cao huyết áp) hoặc ghi trị tác nhân bệnh (trị giun
đũa, giun kim, giun móc) hoặc dùng để dự phòng (dự phòng cơn đau thắt
ngực). Ta cần đọc phần này để xem thuốc có phù hợp với bệnh đang được
điều trị hay không.
3. Cách dùng - Liều dùng:
Ghi cách dùng thuốc
như thế nào như: ngậm dưới lưỡi, uống hoặc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch...
Còn liều được ghi: liều dùng cho 1 lần, liều trong 24 giờ (tức trong một
ngày). Liều cho một đợt điều trị. Thí dụ: Thuốc được ghi: 500 mg x 3
lần/ngày, trong 10 ngày, có nghĩa là mỗi lần dùng 500 mg thuốc (thường
là uống 1 viên chứa 500 mg hoạt chất), dùng 3 lần trong ngày, dùng trong
10 ngày liên tiếp.
4. Chống chỉ định:
Phải hiểu là “chống chỉ
định tuyệt đối”, tức là không vì lý do nào đó được linh động dùng thuốc.
Thí dụ: Thuốc được ghi chống chỉ định đối với trẻ dưới 15 tuổi, ta phải
tuyệt đối theo đúng điều này, đừng vì thấy trẻ 13 - 14 tuổi lớn con, có
vẻ già dặn ta lại cho dùng thuốc.
5. Lưu ý - Thận trọng:
Có thể
được xem là “chống chỉ định tương đối” nghĩa là có những trường hợp
không được dùng thuốc nhưng không cấm hoàn toàn. Thí dụ, thuốc ghi:
“Người lái xe hay vận hành máy móc cần thận trọng khi sử dụng thuốc do
thuốc có thể gây buồn ngủ ngầy ngật”, ta nên hiểu người lái xe hay vận
hành máy móc nếu phải làm việc nên tránh dùng thuốc, còn không làm việc
vẫn có thể dùng. Hoặc thuốc ghi: “Thận trọng khi chỉ định cho trẻ dưới 2
tuổi”, có nghĩa là tốt nhất nên tránh dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, nhưng
vì sự cần thiết bác sĩ vẫn có thể chỉ định thuốc cho trẻ và theo dõi kỹ.
6. Tác dụng phụ (hoặc tác dụng ngoại ý):
Là phần ghi những tác
dụng không phải dùng trong điều trị, xảy ra ngoài ý muốn. Thí dụ: Một số
thuốc dùng trong bệnh lý tim mạch uống vào là gây ho khan hoặc có thuốc
làm cho phân có màu đen, làm nước tiểu có màu vàng, màu xanh, màu đỏ
v.v... Một số tác dụng phụ của thuốc thường hay gặp: đau bụng vùng
thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt... thường các
tác dụng phụ này sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc.
7. Tương tác
thuốc:
Là phần ghi thuốc sẽ dùng nếu dùng cùng lúc với một số thuốc khác
sẽ bị các phản ứng bất lợi. Thí dụ aspirin nếu dùng chung với các thuốc
giảm đau chống viêm giống như nó (được gọi là các thuốc chống viêm
không steroid) sẽ đưa đến tương tác thuốc dễ làm tổn hại niêm mạc dạ dày
(hại bao tử) hơn.
8. Hạn dùng:
Được ghi trên bao bì (nhãn thuốc,
vĩ thuốc, lọ thuốc hoặc hộp giấy đựng lọ thuốc). Hạn dùng được định
nghĩa là “khoảng thời gian sử dụng ấn định cho một lô thuốc (thuốc được
sản xuất theo lô), sau thời hạn này thuốc đó không còn giá trị sử dụng”.
Như vậy nếu đọc trên nhãn thuốc hoặc bao bì: H.D (hoặc exp): 30 tháng 6
năm 2004, có nghĩa là trong suốt thời gian từ lúc thuốc xuất xưởng đến
hết ngày 30 tháng 6 năm 2004 thuốc có giá trị sử dụng đến ngày 1-7-2004
thuốc quá hạn dùng không còn giá trị, phải bỏ đi, không được sử dụng.
Như vậy, qua tham khảo bao bì hướng dẫn sử dụng thuốc cùng với tìm hiểu trên mạng để sử dụng thuốc đúng bệnh
No comments:
Post a Comment