Lá mùi và hạt mùi già có tác dụng để phòng bệnh sởi, tuy nhiên khi
phòng bệnh bằng hạt mùi thì phải sử dụng đúng cách mới đem lại hiệu quả.
Con
số trẻ tử vong liên quan đến bệnh sởi khiến không ít người phải giật
mình, đối với những người có con mắc sởi thì bồn chồn, lo lắng. Còn
những phụ huynh có con nhỏ thì tìm mọi cách để bảo vệ con làm sao cho
không bị sởi.
Một trong những cách đang được nhiều người áp dụng hiện
nay đó là, tắm cho con bằng lá mùi và hạt mùi già, có lẽ vì thế mà
những sản phẩm từ cây mùi có giá hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thực hư của
việc tắm hạt mùi cho trẻ liệu có “đánh bay” được sởi hay không thì cần
phải có ý kiến của những chuyên gia về đông y.
Tiến
sĩ Nguyễn Hoàng (Đại học Dược Hà Nội), một chuyên gia đầu ngành về lĩnh
vực đông y cho biết, hạt mùi già và lá mùi đều có thể sử dụng để phòng
chống bệnh sởi. Tuy nhiên khi sử dụng phải dùng đúng cách. Ví dụ như tắm
cho trẻ em để phòng sởi thì có thể dùng mùi tắm vài lần 1 tuần với liều
lượng khoảng 30 đến 50 gr hạt mùi cho vào nước đun sôi để nguội.
Còn
nếu trẻ bắt đầu lên sởi, các bà mẹ có thể dùng 50 - 70 gr hạt mùi già
đun sôi với 100ml nước và 100ml rượu. Đun xong phải đậy nắp để nguội
bớt. Lấy nước đó phun lên toàn bộ cơ thể trừ mặt, đầu. Dung dịch này sẽ
kích thích sởi mọc lên hết cho chóng khỏi…
Ngoài tắm, có thể cho trẻ
dùng qua đường uống. Lấy chính nước lá mùi già, hạt mùi già hoặc nước
đun từ kim ngân hoa, ké đầu ngựa, sài đất khoảng nửa chén/lần cho uống.
Ngày uống 2 3 lần. Với trẻ bị sởi không nên kiêng tắm rửa mà cần kiêng
nước lạnh, tránh nơi gió lùa.
Ngoài việc dùng đông y để hạn chế sự
lây lan và chữa sởi, thì phương pháp tiêm vắc xin được các chuyên gia
khuyến cáo sử dụng. “Việc cần thiết để tránh sởi đầu tiên là phải tiêm
vắc xin để phòng tránh qua các thế hệ, mẹ tiêm phòng để truyền miễn dịch
cho con dưới 9 tháng tuổi. Con đủ 9 tháng tuổi cần phải tiêm vắc xin
phòng sởi mũi đầu tiên, sau đó tiêm nhắc lại mũi 2”, PGS – TS Lê Thanh
Hải, Giám đốc BV Nhi TW cho biết.
Theo PGS - TS Lê Thanh Hải, khi bị
bệnh sởi, bệnh nhân sởi phải được cách ly tại nhà hoặc đưa trẻ đến cơ sở
y tế tại địa phương điều trị để tránh lây truyền qua đường hô hấp. Các
mẹ cần chăm sóc con theo chế độ đặc biệt, tránh bị nặng do biến chứng.
Hạn
chế việc tiếp xúc gần không cần thiết của nhân viên y tế và người thăm
bệnh nhân đối với bệnh nhân. Trẻ mắc sởi cần ở trong môi trường thoáng
mát, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ uống nhiều nước. Người chăm sóc trẻ
cũng như trẻ cần được vệ sinh tay chân.
Đặc biệt, nếu bị nặng, bệnh
nhân sẽ được điều trị tại viện theo phác đồ do Bộ y tế ban hành. Đồng
thời, PGS Hải khuyến cáo, các bà mẹ không nên vượt tuyến, tập trung đông
tại 1 nơi sẽ gây ra nhiễm chéo bệnh. Bản thân bệnh sởi không nguy hiểm
nhưng sẽ là rất nguy hiểm nếu bị bội nhiễm và biến chứng trên thể trạng
những trẻ có bệnh.
Tin liên quan:
"Ngại" tiêm phòng cho con khiến dịch sởi lây lan
Sử dụng Thymomodulin tăng sức đề kháng cho trẻ
Saturday, April 19, 2014
Thursday, April 17, 2014
"Ngại" tiêm phòng cho con khiến dịch sởi lây lan
1. Thực trạng dịch sởi bùng phát
Trước thực trạng dịch bệnh sởi bùng phát hiện nay, hâu hết các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đều lâm vào quá tải như: Bệnh viện đa khoa Đức Giang, số giường Khoa Nhi thực kê là 127 thì cũng tiếp nhận điều trị cho 150 bệnh nhi; Bệnh viện đa khoa Thường Tín 40 giường bệnh điều trị cho 80 bệnh nhận, Bệnh viện đa khoa Hà Đông có 70 giường bệnh nhưng cũng đang điều trị cho 130 bệnh nhân nhi...
Theo báo cáo của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu, tính đến thời điểm hiện tại đã có 108 trường hợp tử vong do sởi và các bệnh biến chứng sau sởi (trong đó có 103 ca tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 4 ca tại Bệnh viện Bạch Mai và 1 ca tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương).
Đứng trước thực trạng bệnh sởi ngày càng gia tăng với nhiều bệnh nhân nặng. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế xuất cấp (không thu tiền) 22 máy thở chức năng cao, 8 máy thở chức năng trung bình thuộc hàng dự trữ quốc gia để trang bị cho 4 bệnh viện phục vụ công tác cấp cứu, điều trị người mắc dịch bệnh sởi, cúm và nhu cầu khám, chữa bệnh khác của nhân dân.
Trao đổi với PV, bác sĩ Nguyễn Văn Thường – phụ trách Khoa Nhi Tổng hợp (Bệnh viện Xanh Pôn) cho biết: ca bệnh nhi mắc bệnh sởi đầu tiên phải nhập viện và điều trị tại bệnh viện của năm nay là vào ngày 15/1. Tính từ đó đến nay, bệnh viện đã đón hơn 500 ca trẻ em nhập viện vì mắc bệnh sởi.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thường - phụ trách Khoa Nhi Tổng hợp của Bệnh viện Xanh Pôn cho biết "Bệnh nhân nhập viện đa phần là trẻ em, tuổi từ 1 tháng đến 15 tuổi, trong đó trẻ nhỏ tuổi nhất là 1 tháng 2 ngày tuổi, trẻ lớn nhất là 15 tuổi. Các trẻ khi nhập viện đều có dấu hiệu và triệu chứng mắc bệnh sởi như nhau”.
Cũng theo bác sĩ Thường, năm 2008, dịch bệnh sởi đã từng bùng phát trong cả nước nhưng lần đó đối tượng bệnh nhân chủ yếu là người lớn, còn năm nay dịch bệnh bùng phát lại chủ yếu là trẻ em.
Các ca mắc bệnh sởi đa phần là trẻ em, tuổi từ 1 tháng tuổi đến 15 tuổi.
“Theo quy luật thì dịch bệnh sởi cứ khoảng 5 năm lại bùng phát một lần, tuy nhiên đó là trước kia thôi, chứ từ năm 1985 sau khi có chương trình tiêm chủng mở rộng thì quy luật này gần như không còn đúng nữa vì tiêm chủng cho trẻ khi vừa sinh đã có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa bệnh sởi. Hiện nay bệnh viện chúng tôi đang quá tải vì bệnh nhân mắc bệnh sởi nhập viện quá nhiều, ngoài ra, bệnh sởi lại cần phải điều trị dài ngày, từ 15 – 45 ngày nên việc thiếu giường cho bệnh nhân là điều chắc chắn sẽ phải xảy ra. Nhưng tôi nghĩ bệnh viện nào cũng thế thôi, đó là tình trạng chung rồi”, bác sĩ Thường cho biết.
2. Nguyên nhân bùng phát dịch sởi
Về nguyên nhân dịch sởi bùng phát ở trẻ em vào năm nay, bác sĩ Thường cho rằng: “Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tiêm chủng, đa số các ca nhập viện đều cho biết là chưa tiêm hoặc tiêm chủng chưa đủ số mũi theo như quy định. Chúng tôi làm thống kê và số liệu cho thấy là nhóm bệnh nhi mắc bệnh sởi nhập viện do chưa tiêm chủng chiếm đến hơn 50%, trong khi đó 40% còn lại thì bố mẹ cho biết không nhớ đã tiêm chủng cho con hay chưa, còn lại 10% thì lại rơi vào trường hợp có tiêm chủng nhưng không đủ số mũi theo như quy định, chỉ tiêm có 1 mũi rồi thôi”.
Bác sĩ Thường nói: “Nhưng theo tôi đó là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp, còn nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc các bùng phát dịch bệnh sởi có lẽ còn do công tác tuyên truyền, phổ biến của truyền thông báo chí nữa. Như chúng ta đã biết, vụ việc một số trẻ em tử vong sau khi tiêm vắc-xin có thể là do tiêm nhầm hay gì đó xảy ra năm vừa qua là điều đau lòng và thực sự không ai mong muốn xảy ra. Việc đưa tin để rút kinh nghiệm hay làm rõ trách nhiệm của các bên là đúng, nhưng dường như tôi cảm thấy báo chí đã đưa tin hơi “quá đà”.
Sự “quá đà” đó khiến cho dư luận, và đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ họ bị cảm giác sợ hãi, nhầm tưởng rằng tiêm vắc-xin dễ dẫn đến tử vong nên không dám đưa con đi tiêm chủng nữa. Đây mới là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hệ quả là bùng phát dịch bệnh sởi trong thời gian gần đây ở trẻ nhỏ”.
“Tiêm chủng có ý nghĩa và hiệu quả vô cùng to lớn trong việc ngăn ngừa một số dịch bệnh cho trẻ nhỏ mà bản thân việc điều trị sau này chưa chắc đã làm được. Hiệu quả đó đã được cả thế giới ghi nhận. Nếu so sánh con số mấy ca trẻ em bị tử vong do bị tiêm nhầm vắc-xin với con số 108 ca trẻ em tử vong do bệnh sởi từ đầu năm đến nay thì chúng ta thấy thiệt hại nào lớn hơn?”, bác sĩ Thường nói.
Trước thực trạng dịch bệnh sởi bùng phát hiện nay, hâu hết các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đều lâm vào quá tải như: Bệnh viện đa khoa Đức Giang, số giường Khoa Nhi thực kê là 127 thì cũng tiếp nhận điều trị cho 150 bệnh nhi; Bệnh viện đa khoa Thường Tín 40 giường bệnh điều trị cho 80 bệnh nhận, Bệnh viện đa khoa Hà Đông có 70 giường bệnh nhưng cũng đang điều trị cho 130 bệnh nhân nhi...
Theo báo cáo của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu, tính đến thời điểm hiện tại đã có 108 trường hợp tử vong do sởi và các bệnh biến chứng sau sởi (trong đó có 103 ca tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 4 ca tại Bệnh viện Bạch Mai và 1 ca tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương).
Đứng trước thực trạng bệnh sởi ngày càng gia tăng với nhiều bệnh nhân nặng. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế xuất cấp (không thu tiền) 22 máy thở chức năng cao, 8 máy thở chức năng trung bình thuộc hàng dự trữ quốc gia để trang bị cho 4 bệnh viện phục vụ công tác cấp cứu, điều trị người mắc dịch bệnh sởi, cúm và nhu cầu khám, chữa bệnh khác của nhân dân.
Trao đổi với PV, bác sĩ Nguyễn Văn Thường – phụ trách Khoa Nhi Tổng hợp (Bệnh viện Xanh Pôn) cho biết: ca bệnh nhi mắc bệnh sởi đầu tiên phải nhập viện và điều trị tại bệnh viện của năm nay là vào ngày 15/1. Tính từ đó đến nay, bệnh viện đã đón hơn 500 ca trẻ em nhập viện vì mắc bệnh sởi.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thường - phụ trách Khoa Nhi Tổng hợp của Bệnh viện Xanh Pôn cho biết "Bệnh nhân nhập viện đa phần là trẻ em, tuổi từ 1 tháng đến 15 tuổi, trong đó trẻ nhỏ tuổi nhất là 1 tháng 2 ngày tuổi, trẻ lớn nhất là 15 tuổi. Các trẻ khi nhập viện đều có dấu hiệu và triệu chứng mắc bệnh sởi như nhau”.
Cũng theo bác sĩ Thường, năm 2008, dịch bệnh sởi đã từng bùng phát trong cả nước nhưng lần đó đối tượng bệnh nhân chủ yếu là người lớn, còn năm nay dịch bệnh bùng phát lại chủ yếu là trẻ em.
Các ca mắc bệnh sởi đa phần là trẻ em, tuổi từ 1 tháng tuổi đến 15 tuổi.
“Theo quy luật thì dịch bệnh sởi cứ khoảng 5 năm lại bùng phát một lần, tuy nhiên đó là trước kia thôi, chứ từ năm 1985 sau khi có chương trình tiêm chủng mở rộng thì quy luật này gần như không còn đúng nữa vì tiêm chủng cho trẻ khi vừa sinh đã có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa bệnh sởi. Hiện nay bệnh viện chúng tôi đang quá tải vì bệnh nhân mắc bệnh sởi nhập viện quá nhiều, ngoài ra, bệnh sởi lại cần phải điều trị dài ngày, từ 15 – 45 ngày nên việc thiếu giường cho bệnh nhân là điều chắc chắn sẽ phải xảy ra. Nhưng tôi nghĩ bệnh viện nào cũng thế thôi, đó là tình trạng chung rồi”, bác sĩ Thường cho biết.
2. Nguyên nhân bùng phát dịch sởi
Về nguyên nhân dịch sởi bùng phát ở trẻ em vào năm nay, bác sĩ Thường cho rằng: “Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tiêm chủng, đa số các ca nhập viện đều cho biết là chưa tiêm hoặc tiêm chủng chưa đủ số mũi theo như quy định. Chúng tôi làm thống kê và số liệu cho thấy là nhóm bệnh nhi mắc bệnh sởi nhập viện do chưa tiêm chủng chiếm đến hơn 50%, trong khi đó 40% còn lại thì bố mẹ cho biết không nhớ đã tiêm chủng cho con hay chưa, còn lại 10% thì lại rơi vào trường hợp có tiêm chủng nhưng không đủ số mũi theo như quy định, chỉ tiêm có 1 mũi rồi thôi”.
Bác sĩ Thường nói: “Nhưng theo tôi đó là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp, còn nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc các bùng phát dịch bệnh sởi có lẽ còn do công tác tuyên truyền, phổ biến của truyền thông báo chí nữa. Như chúng ta đã biết, vụ việc một số trẻ em tử vong sau khi tiêm vắc-xin có thể là do tiêm nhầm hay gì đó xảy ra năm vừa qua là điều đau lòng và thực sự không ai mong muốn xảy ra. Việc đưa tin để rút kinh nghiệm hay làm rõ trách nhiệm của các bên là đúng, nhưng dường như tôi cảm thấy báo chí đã đưa tin hơi “quá đà”.
Sự “quá đà” đó khiến cho dư luận, và đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ họ bị cảm giác sợ hãi, nhầm tưởng rằng tiêm vắc-xin dễ dẫn đến tử vong nên không dám đưa con đi tiêm chủng nữa. Đây mới là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hệ quả là bùng phát dịch bệnh sởi trong thời gian gần đây ở trẻ nhỏ”.
“Tiêm chủng có ý nghĩa và hiệu quả vô cùng to lớn trong việc ngăn ngừa một số dịch bệnh cho trẻ nhỏ mà bản thân việc điều trị sau này chưa chắc đã làm được. Hiệu quả đó đã được cả thế giới ghi nhận. Nếu so sánh con số mấy ca trẻ em bị tử vong do bị tiêm nhầm vắc-xin với con số 108 ca trẻ em tử vong do bệnh sởi từ đầu năm đến nay thì chúng ta thấy thiệt hại nào lớn hơn?”, bác sĩ Thường nói.
Tuesday, April 15, 2014
Những vitamin có thể dùng được với thuốc
Các chế phẩm bổ sung có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng cùng với thuốc,
tuy nhiên những phối hợp đúng có thể giúp ích trong việc chống lại
bệnh.
Dưới đây là một số chế phẩm bổ sung khác có thể hỗ trợ cho các thuốc thông thường. Nhưng cần nhớ hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn có ý định dùng bất kỳ chế phẩm bổ sung nào.
1. Trầm cảm
Thuốc: Các thuốc chống trầm cảm
Bổ sung: Vitamin nhóm B
Lý do: Một nghiên cứu đăng trên tờ Psychiatry năm 2010 đã báo cáo về 2 trường hợp bệnh nhân trầm cảm không đáp ứng với các thuốc chống trầm cảm thông dụng; cả hai đều được phát hiện là có nồng độ vitamin B12 thấp và bệnh được cải thiện khi bắt đầu bổ sung vitamin này.
Đồng thời, 50-100mg vitamin B6 có tác dụng “khuyếch đại” thuốc điều trị sa sút trí tuệ.
2. Tiểu đường
Thuốc: Metformin
Bổ sung: Dầu cá, B12
Lý do: Một yếu tố nguy cơ của tiểu đường týp 2 là bệnh gan nhiễm mỡ, trong đó lượng calo thừa dẫn tới mỡ lắng đọng ở gan. Chức năng gan bị ảnh hưởng và gan bắt đầu sản xuất quá nhiều insulin, có thể dẫn tới bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Southampton đã chứng minh rằng uống khoảng 2g dầu cá mỗi ngày có thể giảm 30% lượng mỡ này. Do đó bệnh nhân đang uống metformin để điều trị tiểu đường týp 2 có thể cân nhắc bổ sung thêm dầu cá vào khẩu phần hằng ngày.
Một số nghiên cứu cũng thấy rằng metformin cản trở cơ thể hấp thu vitamin B12,khiến bệnh nhân có nguy cơ bị thiếu. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn tới thiếu máu, vì thế nếu đang uống metformin thì việc bổ sung B12 không phải là không có lý.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khác chưa thống nhất về điều này, vì thế trước hết bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
3. Tránh thai
Thuốc: Thuốc viên tránh thai
Bổ sung: Vitamin C
Lý do: Một số nghiên cứu gợi ý rằng phụ nữ uống thuốc tránh thai có nồng độ vitamin C thấp do hoóc môn trong thuốc có thể làm giảm hấp thu. Vitamin C rất quan trọng cho miễn dịch và liền vết thương.
4. Nhiễm khuẩn
Thuốc: Kháng sinh
Bổ sung: Probiotic (men tiêu hóa)
Lí do: Những người đang dùng kháng sinh có thể được lợi từ việc uống đồng thời cả men tiêu hóa chứa những vi khuẩn có lợi (probiotic). Việc bổ sung này giúp ngăn ngừa tiêu chảy – một tác dụng phụ hay gặp khi uống kháng sinh – nhờ bổ sung lượng vi khuẩn “tốt” trong ruột. Những người uống thêm probiotic cũng ít bị tiêu chảy, buồn nôn và đau dạ dày hơn.
5. Loãng xương
Thuốc: Nhóm bisphosphonat
Bổ sung: Vitamin D và can xi
Lý do: Vitamin D và can xi rất quan trọng cho sức khỏe của xương, và những chế phẩm bổ sung này thường được kê đơn cho người có chẩn đoán bị loãng xương.
Một tổng kết 137 đăng trên tờ Annals of Internal Medicine năm 2010 thấy rằng kết hợp vitamin D và can xi bổ sung với thuốc làm giảm nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên, cần kết hợp cả lời khuyên về thay đổi lối sống và chế độ ăn.
Dưới đây là một số chế phẩm bổ sung khác có thể hỗ trợ cho các thuốc thông thường. Nhưng cần nhớ hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn có ý định dùng bất kỳ chế phẩm bổ sung nào.
1. Trầm cảm
Thuốc: Các thuốc chống trầm cảm
Bổ sung: Vitamin nhóm B
Lý do: Một nghiên cứu đăng trên tờ Psychiatry năm 2010 đã báo cáo về 2 trường hợp bệnh nhân trầm cảm không đáp ứng với các thuốc chống trầm cảm thông dụng; cả hai đều được phát hiện là có nồng độ vitamin B12 thấp và bệnh được cải thiện khi bắt đầu bổ sung vitamin này.
Đồng thời, 50-100mg vitamin B6 có tác dụng “khuyếch đại” thuốc điều trị sa sút trí tuệ.
2. Tiểu đường
Thuốc: Metformin
Bổ sung: Dầu cá, B12
Lý do: Một yếu tố nguy cơ của tiểu đường týp 2 là bệnh gan nhiễm mỡ, trong đó lượng calo thừa dẫn tới mỡ lắng đọng ở gan. Chức năng gan bị ảnh hưởng và gan bắt đầu sản xuất quá nhiều insulin, có thể dẫn tới bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Southampton đã chứng minh rằng uống khoảng 2g dầu cá mỗi ngày có thể giảm 30% lượng mỡ này. Do đó bệnh nhân đang uống metformin để điều trị tiểu đường týp 2 có thể cân nhắc bổ sung thêm dầu cá vào khẩu phần hằng ngày.
Một số nghiên cứu cũng thấy rằng metformin cản trở cơ thể hấp thu vitamin B12,khiến bệnh nhân có nguy cơ bị thiếu. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn tới thiếu máu, vì thế nếu đang uống metformin thì việc bổ sung B12 không phải là không có lý.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khác chưa thống nhất về điều này, vì thế trước hết bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
3. Tránh thai
Thuốc: Thuốc viên tránh thai
Bổ sung: Vitamin C
Lý do: Một số nghiên cứu gợi ý rằng phụ nữ uống thuốc tránh thai có nồng độ vitamin C thấp do hoóc môn trong thuốc có thể làm giảm hấp thu. Vitamin C rất quan trọng cho miễn dịch và liền vết thương.
4. Nhiễm khuẩn
Thuốc: Kháng sinh
Bổ sung: Probiotic (men tiêu hóa)
Lí do: Những người đang dùng kháng sinh có thể được lợi từ việc uống đồng thời cả men tiêu hóa chứa những vi khuẩn có lợi (probiotic). Việc bổ sung này giúp ngăn ngừa tiêu chảy – một tác dụng phụ hay gặp khi uống kháng sinh – nhờ bổ sung lượng vi khuẩn “tốt” trong ruột. Những người uống thêm probiotic cũng ít bị tiêu chảy, buồn nôn và đau dạ dày hơn.
5. Loãng xương
Thuốc: Nhóm bisphosphonat
Bổ sung: Vitamin D và can xi
Lý do: Vitamin D và can xi rất quan trọng cho sức khỏe của xương, và những chế phẩm bổ sung này thường được kê đơn cho người có chẩn đoán bị loãng xương.
Một tổng kết 137 đăng trên tờ Annals of Internal Medicine năm 2010 thấy rằng kết hợp vitamin D và can xi bổ sung với thuốc làm giảm nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên, cần kết hợp cả lời khuyên về thay đổi lối sống và chế độ ăn.
Monday, April 14, 2014
Tác dụng của Thymomodulin đối với trẻ em
Đối với trẻ em, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm trong những năm đầu đời. Để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh ngày một gia tăng như dinh dưỡng thiếu cân đối, thực phẩm kém an toàn, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh,... thì việc tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch cho trẻ là việc vô cùng cần thiết.
Thymomodulin có bản chất là các protein có hoạt tính sinh học cao được tinh chế từ hormon tuyến ức (Thymus extract) của con bê non bằng kỹ thuật sinh học hiện đại. Thymomodulin được chứng minh là làm tăng rõ rệt số lượng bạch cầu, đặc biệt là tăng cao đáng kể số lượng Lympho T - tế bào miễn dịch quan trọng nhất của cơ thể. Hơn nữa Thymomodulin có khả năng kích thích tủy xương sản sinh kháng thể, thúc đẩy thành lập phức hợp miễn dịch giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
Thymokid chứa Thymomodulin với hàm lượng phù hợp là giải pháp an toàn, hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trước các tác nhân gây bệnh đó. Thymokid giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ có sức đề kháng kém dẫn đến thường xuyên bị nhiễm khẩn, nhiễm virus, lao, cúm... hoặc trẻ bị suy giảm miễn dịch do phải sử dụng thuốc, hóa xạ trị điều trị ung thư ... Thymokid giúp trẻ bị dị ứng da, viêm mũi dị ứng, hen, dị ứng thức ăn giảm bớt số lần tái phát và các triệu chứng bệnh.
Ngoài Thymomodulin, Thymokid còn chứa L-Lysine, Kẽm và các vitamin nhóm B giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ một cách toàn diện nhất. Sản phẩm hỗ trợ hệ thống miễn dịch đồng thời kích thích trẻ ăn ngon, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng, 2 tác dụng này hiệp đồng với nhau tạo ra hiệu quả tối ưu trong việc giúp trẻ phòng ngừa bệnh tật và phát triển khỏe mạnh.
Thymomodulin có bản chất là các protein có hoạt tính sinh học cao được tinh chế từ hormon tuyến ức (Thymus extract) của con bê non bằng kỹ thuật sinh học hiện đại. Thymomodulin được chứng minh là làm tăng rõ rệt số lượng bạch cầu, đặc biệt là tăng cao đáng kể số lượng Lympho T - tế bào miễn dịch quan trọng nhất của cơ thể. Hơn nữa Thymomodulin có khả năng kích thích tủy xương sản sinh kháng thể, thúc đẩy thành lập phức hợp miễn dịch giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
Thymokid chứa Thymomodulin với hàm lượng phù hợp là giải pháp an toàn, hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trước các tác nhân gây bệnh đó. Thymokid giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ có sức đề kháng kém dẫn đến thường xuyên bị nhiễm khẩn, nhiễm virus, lao, cúm... hoặc trẻ bị suy giảm miễn dịch do phải sử dụng thuốc, hóa xạ trị điều trị ung thư ... Thymokid giúp trẻ bị dị ứng da, viêm mũi dị ứng, hen, dị ứng thức ăn giảm bớt số lần tái phát và các triệu chứng bệnh.
Ngoài Thymomodulin, Thymokid còn chứa L-Lysine, Kẽm và các vitamin nhóm B giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ một cách toàn diện nhất. Sản phẩm hỗ trợ hệ thống miễn dịch đồng thời kích thích trẻ ăn ngon, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng, 2 tác dụng này hiệp đồng với nhau tạo ra hiệu quả tối ưu trong việc giúp trẻ phòng ngừa bệnh tật và phát triển khỏe mạnh.
Monday, April 7, 2014
Vai trò quan trọng của giấc ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi con người. Giấc ngủ không những chỉ hồi phục sức lực của cơ thể đã bị mất, mà còn dùng để giảm nhẹ hoặc chữa một số bệnh nặng như loét dạ dày, cao huyết áp, suy nhược thần kinh… Do vậy, giấc ngủ được coi là liều thuốc tiên.
Trẻ càng nhỏ tuổi ngủ càng nhiều (trẻ mới sinh gần như ngủ suốt ngày, chỉ thức giấc khi đói hay tã ướt), thanh niên mỗi ngày ngủ 8-9 giờ, người cao tuổi ngủ ít hơn nhiều: chỉ 5-6 giờ hoặc 4-5 giờ, lại hay thức giấc. Nhưng, theo các nhà sinh lý học, vấn đế cốt lõi không phải ở số giờ ngủ mà ở chất lượng giấc ngủ: một giấc ngủ êm dịu, không mộng mị, chập chờn; thức dậy thấy thoải mái, dễ chịu, hào hứng bước vào một ngày mới. Do vậy, chúng ta không thể đòi hỏi người cao tuổi phải ngủ nhiều như những người trẻ tuổi mà hãy lựa chọn những giải pháp giúp người thân của chúng ta một giấc ngủ ngon theo đúng nghĩa.
Trẻ càng nhỏ tuổi ngủ càng nhiều (trẻ mới sinh gần như ngủ suốt ngày, chỉ thức giấc khi đói hay tã ướt), thanh niên mỗi ngày ngủ 8-9 giờ, người cao tuổi ngủ ít hơn nhiều: chỉ 5-6 giờ hoặc 4-5 giờ, lại hay thức giấc. Nhưng, theo các nhà sinh lý học, vấn đế cốt lõi không phải ở số giờ ngủ mà ở chất lượng giấc ngủ: một giấc ngủ êm dịu, không mộng mị, chập chờn; thức dậy thấy thoải mái, dễ chịu, hào hứng bước vào một ngày mới. Do vậy, chúng ta không thể đòi hỏi người cao tuổi phải ngủ nhiều như những người trẻ tuổi mà hãy lựa chọn những giải pháp giúp người thân của chúng ta một giấc ngủ ngon theo đúng nghĩa.
Tuesday, April 1, 2014
Tăng men gan
1. Men gan
Men gan nằm trong tế bào gan và chúng tham gia vào các quá trình chuyển hoá quan trọng của các chất trong cơ thể. Vì vậy, men gan có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Khi men gan bị rối loạn, nhất là men gan tăng cao, phải hết sức lưu ý tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử trí thích hợp.
2. Các loại men gan
Men gan nằm trong tế bào gan và chúng tham gia vào các quá trình chuyển hoá quan trọng của các chất trong cơ thể. Vì vậy, men gan có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Khi men gan bị rối loạn, nhất là men gan tăng cao, phải hết sức lưu ý tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử trí thích hợp.
2. Các loại men gan
Bất kỳ người bình thường nào cũng có men gan. Men gan có 4 loại:
- AST (aspartate transaminase) hay còn gọi là SGOT (serum glutamic oxaloacetic transaminase).
- ALT (alanin transaminase) hay còn gọi là SGPT (serum glutamic pyruvic transaminase).
AST và ALT có trong tế bào gan. Bình thường, SGPT và SGOT có hàm lượng cố định trong máu khoảng dưới 40U/l huyết thanh.
- Alkalin phosphatase: có trong màng tế bào gan.
- AST (aspartate transaminase) hay còn gọi là SGOT (serum glutamic oxaloacetic transaminase).
- ALT (alanin transaminase) hay còn gọi là SGPT (serum glutamic pyruvic transaminase).
AST và ALT có trong tế bào gan. Bình thường, SGPT và SGOT có hàm lượng cố định trong máu khoảng dưới 40U/l huyết thanh.
- Alkalin phosphatase: có trong màng tế bào gan.
- GGT (gamma glutamyl transpeptidase) có trong thành của tế bào ống mật.
3. Phân loại tăng men gan
- Mức độ nhẹ: men gan tăng từ 1-2 lần.
- Mức độ trung bình: men gan tăng từ 2-5 lần.
- Mức độ nặng: men gan tăng > 5 lần.
- Tỷ lệ ALT/AST cố thể đánh giá được về mức độ và nguyên nhân đối với bệnh của gan.
4. Các nguyên nhân làm tăng men gan
Nguyên nhân tại gan
- Nguyên nhân chính: viêm gan. Nồng độ của men gan tăng thông thường tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan. Viêm gan cấp do bất kể nguyên nhân gì đều làm men gan tăng đặc biệt là tăng rất cao, gấp 7-8 lần trở lên.
- Gan nhiễm mỡ, viêm gan mạn tiên triển, viêm gan dẫn đến xơ gan do rượu, viêm gan tự miễn, ung thư gan… cũng làm tăng men gan.
Nguyên nhân ngoài gan
- Tắc đường mật do giun, sỏi; viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp… cũng làm tăng men gan nhưng mức độ tăng không nhiều như trong viêm gan.
- Các bệnh truyễn nhiễm như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu... trong giai đoạn toàn phát cũng làm tăng men gan.
- Bệnh nhiễm khuẩn nặng (bệnh sởi, Rubella, nhiễm khuẩn huyết), ngộ độc hoặc sử dụng một số thuốc cũng có thể làm gia tăng men gan.
- Ngoài ra còn rất nhiều bệnh mạn tính khác hay do chế độ ăn uống không điều độ, uống nhiều bia rượu, nhiễm độc, tập luyện gắng sức cũng làm thay đổi men gan so với bình thường.
5. Cách xử trí khi men gan tăng
- Khi đã biết mình bị tăng men gan, bạn nên giữ gìn sức khoẻ, tránh làm việc quá sức, có chế độ dinh dưỡng và vận động thích hợp.
- Khám bác sĩ chuyên khoa về bệnh gan mật để được xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời, tránh được sớm những biến chứng, đặc biệt là bệnh viêm gan siêu vi B.
- Người bị tăng men gan nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để được bác sĩ theo dõi và đánh giá tiến triển của bệnh.
- Mức độ nhẹ: men gan tăng từ 1-2 lần.
- Mức độ nặng: men gan tăng > 5 lần.
- Tỷ lệ ALT/AST cố thể đánh giá được về mức độ và nguyên nhân đối với bệnh của gan.
4. Các nguyên nhân làm tăng men gan
Nguyên nhân tại gan
- Nguyên nhân chính: viêm gan. Nồng độ của men gan tăng thông thường tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan. Viêm gan cấp do bất kể nguyên nhân gì đều làm men gan tăng đặc biệt là tăng rất cao, gấp 7-8 lần trở lên.
- Gan nhiễm mỡ, viêm gan mạn tiên triển, viêm gan dẫn đến xơ gan do rượu, viêm gan tự miễn, ung thư gan… cũng làm tăng men gan.
Nguyên nhân ngoài gan
- Tắc đường mật do giun, sỏi; viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp… cũng làm tăng men gan nhưng mức độ tăng không nhiều như trong viêm gan.
- Các bệnh truyễn nhiễm như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu... trong giai đoạn toàn phát cũng làm tăng men gan.
- Bệnh nhiễm khuẩn nặng (bệnh sởi, Rubella, nhiễm khuẩn huyết), ngộ độc hoặc sử dụng một số thuốc cũng có thể làm gia tăng men gan.
Uống rượu bia nhiều làm tăng men gan |
- Ngoài ra còn rất nhiều bệnh mạn tính khác hay do chế độ ăn uống không điều độ, uống nhiều bia rượu, nhiễm độc, tập luyện gắng sức cũng làm thay đổi men gan so với bình thường.
5. Cách xử trí khi men gan tăng
- Khi đã biết mình bị tăng men gan, bạn nên giữ gìn sức khoẻ, tránh làm việc quá sức, có chế độ dinh dưỡng và vận động thích hợp.
- Khám bác sĩ chuyên khoa về bệnh gan mật để được xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời, tránh được sớm những biến chứng, đặc biệt là bệnh viêm gan siêu vi B.
- Người bị tăng men gan nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để được bác sĩ theo dõi và đánh giá tiến triển của bệnh.
- Trong trường hợp cần thiết phải dùng thuốc để điều trị một số bệnh lý khác thì cần phải báo cho bác sĩ biết mình đang có tình trạng tăng men gan để tránh dùng những thuốc có hại cho gan.
Subscribe to:
Posts (Atom)