Wednesday, September 24, 2014

Mẹo đơn giản điều trị huyết áp không dùng thuốc

Phần lớn người bị cao huyết áp phải dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, một số loại thuốc huyết áp có thể gây ra tác dụng phụ như chuột rút ở chân, chóng mặt, và mất ngủ... Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thực tế có một số cách hạ huyết áp tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
Mẹo đơn giản điều trị huyết áp không dùng thuốc

Loại bỏ căng thẳng. Căng thẳng được cho là nguyên nhân khiến huyết áp tăng. Áp lực công việc quá nhiều, trục trặc trong mối quan hệ gia đình, đồng nghiệp… khiến con người bị áp lực đè nén. Thực tế có một số căng thẳng không thể tránh khỏi, tuy nhiên hãy loại bỏ bớt những gì có thể. Tập thể dục và hít thở sâu là liệu pháp đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu giúp giảm căng thẳng. Ngoài ra, tắm nước nóng, nghe nhạc êm dịu, cười sảng khoái và đặc biệt tích cực “yêu” cũng có thể hạn chế căng thẳng.
Giải độc cơ thể. Độc tố tích tụ nhiều trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây căng thẳng. Bỏ hút thuốc và hạn chế đồ uống có cồn để cơ thể được khỏe mạnh. Để có một trái tim khỏe mạnh, cần thường xuyên giải độc cho cơ thể cũng như làm sạch hệ thống tiêu hóa.
Tập thể dục: Theo các chuyên gia tim mạch, chỉ cần luyện tập hoặc hoạt động thể chất đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày trong tuần đã có thể giúp giảm huyết áp của bạn. Đối với những người chịu khó vận động có thể giảm bớt được số lượng thuốc điều trị cao huyết áp. Chính vì vậy, bạn hãy chọn cho mình một môn gì đó bạn thích như đi bộ, chạy, bơi lội, đạp xe đạp....

Giảm cân: Chỉ cần giảm một vài kg cân nặng cũng có tác động lớn đến huyết áp. Tình trạng thừa cân khiến tim phải làm việc nhiều hơn và gây ra cao huyết áp. Giảm cân cũng đồng nghĩa với giảm giảm tải cho trái tim. Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, việc giảm cân đủ để đưa huyết áp của bạn trở lại trong tầm kiểm soát.
Uống nước: Nước lọc tinh khiết là một trong những lựa chọn đơn giản nhất, rẻ nhất, có lợi cho sức khỏe nhất và hiệu quả nhất trong điều trị cao huyết áp. Sự mất nước mãn tính khiến mạch máu bị co khít lại, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn và kết quả là tăng vọt huyết  áp. Do vậy, cần bổ sung nước đầy đủ.
Giảm muối: Với những người có huyết áp bình thường, hơi cao hoặc cao có thể giảm huyết áp bằng cách giảm lượng muối ăn hang ngày. Nên hạn chế lượng muối ăn hấp thụ vào cơ thể hằng ngày ở mức 1500mg. Cách đơn giản để giảm lượng muối là tránh ăn những đồ chế biến sẵn vì loại đồ uống này chứa nhiều Natri.
Hầu hết lượng muối ăn chúng ta hấp thụ đều từ thực phẩm đã qua chế biến, do đó, hãy chọn thực phẩm tươi sống. Khi bạn ăn các loại thức ăn có dán nhãn dinh dưỡng, hãy nhớ kiểm tra hàm lượng natri của chúng trước khi ăn.

Thư giãn: Nghe nhạc cũng là một cách hay làm giảm huyết áp của bạn một chút hơn so với thuốc hoặc thay đổi lối sống có thể làm được? Theo các nhà nghiên cứu, những giai điệu phù hợp có thể giúp đỡ bạn sảng khoái, giảm thiểu căng thẳng và sãn sinh ra hormone hạ huyết áp.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế thuốc lá, rượu bia, các loại nước có chứa chat kích thích như cà phê.... Chất nicotin trong thuốc lá khiến huyết áp tăng và gây ra tình trạng cao huyết áp mạn tính. Theo các chuyên khoa,  uống nhiều hơn hai ly rượu bia một ngày làm tăng nguy cơ cao huyết áp ở cả nam nữ. Nếu bạn muốn uống, hãy thưởng thức đồ uống có cồn cùng với một bữa ăn, để làm nhẹ đi ảnh hưởng của nó đối với huyết áp.
Lưu ý: Chế độ ăn, uống nghỉ ngơi điều trị huyết áp cao không cần thuốc chỉ áp dụng cho những người có cơn tăng huyết áp xảy ra không thường xuyên, tăng huyết áp nhẹ chưa có biến chứng tổn thương tim mạch thì sẽ không cần phải uống thuốc, chế độ này sẽ giúp người bệnh giữ được huyết áp ổn định. Ngược lại những người huyết áp cao thường xuyên, tăng huyết áp nặng thì cần uống thuốc kèm theo thay đổi lối sống chế độ ăn uống để giảm bớt việc tăng huyết áp trở nên nặng hơn.

Monday, September 22, 2014

Tăng chiều cao bằng "3 biện pháp an toàn, hiệu quả" !

Sự phát triển về thể lực, tầm vóc con người là vấn đề rất lớn, để đạt chiều cao tối đa cần thời gian dài, nên đầu tư từ thời kỳ trong bào thai tới tuổi trưởng thành , kết hợp nhiều biện pháp đồng bộ. Có nhiều yếu tố tác động tới sự phát triển chiều cao của con người, dinh dưỡng (31%), thể thao (20%), di truyền (23%), môi trường và tâm lý xã hội (16% và 10%). Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu 5 biện pháp phổ biến giúp tăng chiều cao tối đa đã được các nhà khoa học quốc tế nghiên cứu.

1. Nhóm những bài tập kéo giãn:
Nếu tập luyện những bài tập kéo giãn từ sớm (từ tuổi thiếu niên), duy trì đều đặn và đúng kỹ thuật, có thể giúp tăng tối đa chiều cao thêm khoảng 7,2cm.
Hiện nay có rất nhiều bài tập chuyên biệt thuộc dạng này, nhằm cải thiện hệ xương, cột sống, song song với việc phát triển hệ cơ hỗ trợ, đặc biệt là các bài tập theo phong cách Yoga. Ngoài ra, nên tập luyện thường xuyên và đúng kỹ thuật các môn thể thao giúp tăng chiều cao như bơi lội, điền kinh (nhảy cao, nhảy xa,…), tập xà, bóng chuyền, đạp xe,…. Các môn thể thao kéo giãn giúp kích thích, gia tăng chiều cao cơ thể một cách tự nhiên. Các môn thể thao này nên kéo dài khoảng 30 phút mỗi ngày, sẽ có tác dụng vô cùng hữu hiệu không chỉ trong việc cải thiện chiều cao mà nâng cao cả thể lực.
Như vậy, để tăng chiều cao tối đa và có thể lực tốt, trẻ nên tập các môn thể thao, giúp kéo giãn, ngay từ nhỏ và duy trì đều đặn mỗi ngày.
2. Sử dụng thực phẩm chức năng giúp tăng chiều cao:

Bởi dinh dưỡng quyết định nhiều nhất (31%) tới chiều cao của mỗi người. Vì vậy, cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ đồng thời bổ sung các sản phẩm hỗ trợ như thực phẩm chức năng sẽ đem lại hiệu quả giúp tăng chiều cao tối đa. Sử dụng đúng và phù hợp, một cách thường xuyên biện pháp này có thể giúp tăng chiều cao thêm từ 4,9 – 7,3cm.
Để tốt nhất, cần chọn loại thực phẩm chức năng chứa đa dạng các khoáng chất cần thiết cho sự dài ra của xương, đó là Canxi , Kẽm, Magie, Đồng, Mangan, Boron, Silic, chondroitin, DHA. Nên chọn loại chứa Canxi dạng nano giúp hấp thu tốt hơn  và hạn chế tình trạng táo bón, sỏi thận. Quan trọng nhất là Vitamin D và MK7 giúp hấp thu và chuyển hóa các khoáng chất vào tận xương, nhờ đó xương  sụn dài ra nhanh, và luôn chắc khỏe dẻo dai nhất. Việc lựa chọn thực phẩm chức năng dạng cốm và viên uống sẽ tạo nên sự tiện lợi và đơn giản hơn khi dùng, giúp trẻ dễ dàng kiên trì sử dụng hàng ngày, để tăng chiều cao. Bạn có thể tìm thấy tất cả những khoáng chất trên trong thực phẩm chức năng Pre - Vipteen và Vipteen. Pre - Vipteen (dạng cốm) phù hợp cho trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi, Vipteen (dạng viên) phù hợp dùng cho tuổi từ 10-18.
3. Kích thích hormone tăng trưởng tự nhiên
Đây là biện pháp kết hợp amino acid tác động một cách tự nhiên, tạo sự sản sinh nhiều nhất hormone tăng trưởng của con người, nhờ đó giúp tăng chiều cao tốt nhất. Biện pháp này đương nhiên là an toàn, (không giống như dùng dược phẩm hormone tăng trưởng (GH) sẽ không không có lợi cho sức khỏe).
Biện pháp này cũng cần nhiều thời gian và kiên trì, kết quả có thể giúp tăng thêm chiều cao tới khoảng 4,9cm. Sử dụng biện pháp này sẽ tạo thêm tác dụng tích cực nữa là giúp giảm cân và tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể. Biện pháp này sẽ áp dụng từ nhỏ tới dưới tuổi 25.
Trên đây, là 3 biện pháp dễ thực hiện, an toàn và hiệu quả. Nếu thực hiện kiên trì, thực hiện sớm và đúng phương pháp, con người có thể tăng thêm chiều cao tới khoảng 19-20cm (7,2cm + 7,3cm + 4,9cm).

Nếu thực sự cần thiết, có thể áp dụng thêm 2 biện pháp dưới đây, tuy nhiên cần có chỉ định, theo dõi của thầy thuốc và có thể không có lợi cho sức khỏe.
Ngoài 3 phương pháp trên, hiện nay còn có 2 phương pháp nhưng khuyến cáo bạn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng vì nó có tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Đó là :
* Sử dụng dược phẩm Hormone tăng trưởng (GH):
Nghiên cứu về công nghệ y sinh để có thể ứng dụng những thành tựu về hormone tăng trưởng tổng hợp của con người là một trong các giải pháp tốn kém nhất. Tuy nhiên, liệu pháp này cũng chủ yếu thích hợp với việc áp dụng vào những trẻ em có mức độ hormone tăng trưởng thấp. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chiều cao tối đa tăng thêm nếu sử dụng hormone tăng trưởng (với độ tuổi thiếu niên) có thể đạt được tới 12cm trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, biện pháp này tiềm ẩn 1 số tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Nếu ứng dụng cần cân nhắc kỹ và sự theo dõi sát sao của các bác sĩ.
* Kéo dài các chi:
Đây là cách tăng chiều cao phi tự nhiên, bằng những tác động phẫu thuật nối dài xương chi. Chiều cao tối đa mà khi áp dụng biện pháp này có thể đạt tới hơn 20cm.
Tuy nhiên, không những tốn kém, biện pháp này còn đòi hỏi sự cẩn trọng cao, kèm theo xác suất rủi ro, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe (như nhiễm trùng). Người phẫu thuật phải chịu đau đớn, phải nằm viện kéo dài và chịu sự theo dõi kiểm tra thường xuyên của thầy thuốc, đặc biệt là về khả năng thích nghi của cơ thể, cộng thêm việc phải trả chi phí rất lớn.

Saturday, September 6, 2014

Giảm nhức mỏi cơ thể

Chỉ cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, có thể giúp bạn đẩy lùi cơn đau nhức.
Biết cách thư giãn.
Não là cơ quan đầu tiên cảm nhận cơn đau. Vì thế, để loại bỏ cơn đau thể chất, bạn cần giữ bình tĩnh và biết cách thư giãn. Khi điềm tĩnh lại, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy cơn đau nhức giảm đi.
Uống trà xanh.
Các hợp chất hiện diện trong trà xanh sẽ giúp giảm viêm sưng ở những vùng đau nhức.
Tập thể dục.
Cơ thể đau nhức mà phải tập thể dục thật là khó khăn song điều này rất hữu ích. Mọi cơ bắp sẽ trở nên êm dịu lại, cơ thể dẻo dai, miễn dịch với mọi cơn đau.
Ăn rau củ nấu chín.
Bạn có biết rau củ nấu chín tốt hơn rau củ sống? Protein và nhiều dưỡng chất khác có trong rau củ nấu chín sẽ giúp giảm dần cơn đau.
Tập yoga.
Đây là một cách loại bỏ cơn đau thể chất hữu hiệu. Tập yoga trong vòng một giờ mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe đáng kể. Thậm chí khi bạn đang đau nhức cơ thể, yoga sẽ giúp bạn giảm đau chỉ sau vài giờ.
Sữa lạnh.
Khi bạn bị đầy hơi và nếu gừng không thể giúp làm dịu dạ dày, hãy uống một ít sữa lạnh. Sữa có tác dụng làm êm bụng và loại bỏ khí hơi khỏi cơ thể.

Thursday, August 28, 2014

5 Hiểu nhầm về nhịp tim

 (Dân trí) - Trái tim mạnh khỏe luôn đập hơn 100.000 lần/ngày, 10 triệu lần/năm, bình quân cả đời đập 3 tỷ lần. Nếu không hiểu sự thực của nhịp tim, chúng ta rất dễ bị lừa. Sau đây là những hiểu nhầm về nhịp tim.

Nhịp tim nhanh=áp lực lớn
Áp lực lớn sẽ tăng tuần suất tim nghỉ ngơi (nhịp tim khi nghỉ ngơi bình thường là 70-80 lần/phút), có lúc sẽ làm cho nhịp tim tăng đến hơn 100 lần/mỗi giờ, làm cho tim đập quá nhanh.
Tuy nhiên áp lực chỉ là một trong nhiều nguyên nhân đẩy nhanh nhịp tim. Hút thuốc, uống nhiều cà phê, mất nước, ngứa ngáy và thiếu máu cũng dẫn đến nhịp tim tăng nhanh.

Nhịp tim thất thường =bệnh tim mạch
Chỉ cần không kèm theo tức ngực, đau ngực, khó thở, thỉnh thoảng cảm thấy tim đập nhanh hoặc nhịp tim tăng nhanh là hiện tượng bình thường.
Giáo sư Gordon Masai , trường Y học Đại học Johns Hopkins, Mỹ cho biết, mặc dù đa phần nhịp tim không đầy đủ không cấu thành nguy hiểm, nhưng nếu gần đây phát hiện loạn nhịp tim và thường xuyên xảy ra thì nên lập tức đến bác sỹ.
Tim đập chậm= tim mạch yếu
Chúng ta thường cho rằng, tim đập quá chậm sẽ tăng nguy cơ tim ngừng đập. Sự thực lại hoàn toàn ngược lại. Nhịp tim giống như các bộ phận cơ bắp khác, cơ tim cũng phải thông qua tập luyện để tăng cường sức mạnh.
Cơ tim càng mạnh khỏe, hiệu suất của tim càng cao, số lần tim đập ít đi, có thể truyền máu cho toàn bộ cơ thể. Người có nhịp tim nghỉ ngơi dưới 60 lần (nhịp tim chậm) chắc chắn có trái tim rất mạnh khỏe. Tuy nhiên một số người già có nhịp tim chậm chạp có thể là do triệu chứng của bệnh tim gây ra.
Nhịp tim mạnh khỏe = 60-100 nhịp/phút
60-100 nhịp/phút là phạm vi nhịp tim bình thường của người trưởng thành. Nhưng phần lớn nghiên cứu cho biết, kể cả ở trong phạm vi bình thường, nếu nhịp tim khá cao cũng có liên quan rất lớn đến bệnh tim do thiếu máu, đột quỵ và đột tử.
Một nghiên cứu gần đây của Na Uy phát hiện, nhịp tim tăng 10 nhịp/ phút, tăng nguy cơ bệnh tim tương ứng với 10% và 18%.
Nhịp tim bình thường= huyết áp bình thường
Nhịp tim và huyết áp là hai việc khác nhau, giữa hai việc không chỉ đơn giản được đánh đồng với nhau. Người có nhịp tim nghỉ ngơi bình thường cũng có thể bị huyết áp cao. Một số người nhịp tim không bình thường nhưng huyết áp lại rất bình thường. Hoạt động cơ thể mệt mỏi sẽ làm cho nhịp tim đập nhanh nhưng thay đổi về huyết áp lại không lớn.
ST

Wednesday, August 27, 2014

Bí quyết tăng cường trí não

Lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức và tăng cường trí não.
Bí kíp tăng cường trí não
Dưới đây là một số lời khuyên của Học viện các bác sĩ gia đình Hoa Kỳ để có một trí tuệ minh mẫn khi bạn về già.

- Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.



- Tập thể dục đều đặn, đặt mục tiêu tập luyện 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
- Tham gia các câu lạc bộ, chơi thể thao, làm tình nguyện hoặc thường xuyên gặp gỡ giao lưu với bạn bè.


- Thường xuyên đọc sách, chơi trò giải câu đố và các trò chơi tăng cường trí nhớ.
Tin liên quan:
Phòng và điều trị nhức mỏi mắt
Món quà cho sức khỏe

Tuesday, August 26, 2014

Uống Thuốc Thế Nào Cho Đúng Cách

Nước dùng để uống thuốc nhiều khi chưa được người bệnh chú ý, dẫn đến tình trạng uống thuốc với nước trà, uống thuốc với sữa, hoặc uống thuốc trong khi uống rượu…

Nước dùng để uống thuốc nhiều khi chưa được người bệnh chú ý, dẫn đến tình trạng uống thuốc với nước trà, uống thuốc với sữa, hoặc uống thuốc trong khi uống rượu… đã gây nên tình trạng tương tác giữa thuốc với các đồ uống trên, nhiều khi gây nguy hiểm cho người bệnh…
Nước (ở đây là nước đun sôi để nguội, nước lọc tinh khiết) là đồ uống (dung môi) thích hợp nhất cho mọi loại thuốc vì không xảy ra tương kỵ hay tương tác nào khi hòa tan thuốc. Nước còn là phương tiện để dẫn thuốc (dạng viên) vào dạ dày - ruột, làm tăng độ tan rã của thuốc và hòa tan hoạt chất, giúp cho thuốc được hấp thu dễ dàng. Vì vậy, khi uống thuốc cần uống đủ nước (ít nhất từ 100 - 200ml cho mỗi lần uống thuốc) và uống trong tư thế người thẳng để thuốc có thể trôi dễ dàng xuống dạ dày, tránh đọng viên thuốc tại thực quản có thể gây kích ứng, loét thực quản, đặc biệt đối với người cao tuổi.

Trong quá trình dùng thuốc điều trị, cũng nên uống nhiều nước hàng ngày, có thể uống từ 1,5 - 2 lít nước/ngày để làm tăng tác dụng của thuốc (đối với các loại thuốc tẩy), tăng thải trừ và làm tan các dẫn xuất chuyển hóa gây hại của thuốc đối với cơ thể. Ví dụ như khi uống các sulfamid kháng khuẩn chẳng hạn… Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, khi uống các thuốc tẩy sán, tẩy giun như niclosamid, mebendazol thì lại cần uống ít nước hơn bình thường để duy trì nồng độ thuốc cao trong ruột, sẽ có hiệu quả cao hơn.
Không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc vì các loại nước này có thể làm hỏng thuốc hoặc gây hấp thu quá nhanh, sẽ gây độc…
Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Nhiều thuốc tạo phức với canxi của sữa sẽ không được hấp thu (ví dụ như kháng sinh tetracyclin, lincomycin, muối Fe...), do đó sẽ giảm hoặc không có tác dụng chữa bệnh.
Bên cạnh đó, cũng không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Hoạt chất cafein, tanin có trong cà phê, nước chè cũng sẽ làm tăng hoặc giảm tác dụng hoặc gây kết tủa một số thuốc điều trị… không những làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị bệnh mà còn gây tai biến.
Trong quá trình dùng thuốc, nhiều người vẫn uống rượu, điều này vô cùng nguy hiểm. Rượu có rất nhiều ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, hệ tim mạch, sự hấp thu của đường tiêu hóa. Người nghiện rượu còn bị giảm protein huyết tương, suy giảm chức năng gan, nhưng lại gây cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc của gan, vì thế, rượu có tương tác với rất nhiều thuốc và các tương tác này đều là bất lợi.
Do đó, khi đã dùng thuốc thì không uống rượu. Với người nghiện rượu cần phải dùng thuốc, thầy thuốc cần kiểm tra chức năng gan, tình trạng tâm thần... để chọn thuốc và dùng liều lượng thích hợp, trong thời gian dùng thuốc cũng phải ngừng uống rượu.

 

Thursday, August 21, 2014

Phòng ngừa bệnh Ebola - Dịch bệnh nguy hiểm hiện nay

Người bệnh có khả năng lây bệnh chừng nào mà máu và dịch tiết của họ còn chứa vi rút. Đã phân lập được vi rút Ebola từ tinh dịch của một nam giới bị nhiễm trong phòng thí nghiệm 61 ngày sau khi bệnh khởi phát.
Cách phòng ngừa bệnh lây truyền Ebola chết người
Bệnh Ebola xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976 tại hai ổ dịch đồng thời ở Nzara, Sudan và ở Yambuku, Cộng hòa dân chủ Congo. Ổ dịch thứ hai là ở một khu làng nằm gần con sông Ebola và được đặt theo tên con sông này.

Ebolavirus là 1 trong 3 giống vi rút thuộc họ Filoviridae (filovirus), cùng họ với Marburgvirus và Cuevavirus. Ebolavirus bao gồm 5 loài khác nhau:
- Bundibugyo ebolavirus (BDBV)
- Zaire ebolavirus (EBOV)
- Reston ebolavirus (RESTV)
- Sudan ebolavirus (SUDV)
- Taï Forest ebolavirus (TAFV).
BDBV, EBOV, và SUDV đều có liên quan với những ổ dịch bệnh Ebola lớn ở châu Phi, trong khi RESTV và TAFV thì không.
Loài RESTV, đã được phát hiện ở Philippines và Trung Quốc, có thể nhiễm cho người, nhưng cho đến nay chưa có báo cáo nào về ca bệnh hoặc tử vong ở người do loài này.
Lây truyền
Ebola xuất hiện trên người thông qua tiếp xúc gần gũi với máu, dịch tiết, phủ tạng hoặc các dịch cơ thể khác của động vật nhiễm bệnh. Ở châu Phi, đã ghi nhận tình trạng nhiễm bệnh xảy ra do vận chuyển tinh tinh, đười ươi, dơi ăn quả, khỉ, linh dương rừng và nhím ốm bệnh hoặc chết hoặc trong rừng nhiệt đới.
Sau đó Ebola lan truyền trong cộng đồng thông qua lây nhiễm từ người sang người, với nhiễm trùng là hậu quả của tiếp xúc trực tiếp (qua vết thương hở trên da hoặc niêm mạc) với máu, dịch tiết, phủ tạng hoặc các dịch cơ thể khác của người bệnh, và qua tiếp xúc gián tiếp với môi trường bị ô nhiễm những loại dịch này.
Những đám tang trong đó người tham dự có tiếp xúc trực tiếp với thi hài của người quá cố cũng đóng vai trò trong lây truyền Ebola.
Nam giới đã khỏi bệnh vẫn có thể lây truyền vi rút qua tinh dịch trong tới 7 tuần sau khi bình phục.
Các nhân viên y tế rất hay bị lây nhiễm trong khi điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc chắc chắn bị Ebola. Lây nhiễm xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân khi các biện pháp phòng ngừa không được thực hiện nghiêm ngặt.
Dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh Ebola là một bệnh vi rút cấp tính nặng thường điển hình bởi sốt cao đột ngột, cực kỳ mệt mỏi, đau cơ, đau đầu và đau họng. Tiếp theo là nôn, tiêu chảy, suy chức năng thận và gan, và ở một số trường hợp xuất huyết nội và ngoại. Kết quả cận lâm sàng bao gồm giảm bạch cầu và tiểu cầu và tăng men gan.
Người bệnh có khả năng lây bệnh chừng nào mà máu và dịch tiết của họ còn chứa vi rút. Đã phân lập được vi rút Ebola từ tinh dịch của một nam giới bị nhiễm trong phòng thí nghiệm 61 ngày sau khi bệnh khởi phát.
Thời gian ủ bệnh, nghĩa là thời gian từ khi nhiễm vi rút đến khi xuất hiện triệu chứng, là từ 2 – 21 ngày.
Chẩn đoán
Các bệnh khác cần loại trừ trước khi đưa ra chẩn đoán bệnh Ebola bao gồm: sốt rét, thương hàn, lỵ trực trùng, tả, bệnh leptospira, dịch hạcplague, bệnh rickettsia, sốt hồi quy, viêm màng não, viêm gan và các bệnh sốt xuất huyết do vi rút khác.
Có thể chẩn đoán xác định nhiễm vi rút Ebola trong phòng thí nghiệm thông qua nhiều loại xét nghiệm như xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA); xét nghiệm phát hiện kháng nguyên; xét nghiệm trung hòa huyết thanh; xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR); soi kính hiển vi điện tử; phân lập vi rút bằng nuôi cấy tế bào.
Các mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân có nguy cơ sinh học cực kỳ lớn; việc xét nghiệm cần được tiến hành trong điều kiện an toàn sinh học tối đa.
Vắc xin và điều trị
Hiện chưa có vắc xin nào cho bệnh Ebola. Nhiều vắc xin đang được thử nghiệm nhưng chưa có loại nào được sử dụng trên lâm sàng.
Những bệnh nhân nặng cần được chăm sóc hỗ trợ tích cực. Bệnh nhân thường bị mất nước và cần bù nước đường uống bằng các dung dịch chứa chất điện giải hoặc bằng dịch truyền tĩnh mạch.
Bệnh chưa có cách điều trị đặc hiệu. Một số phác đồ thuốc mới đang được đánh giá.
Vật chủ tự nhiên của vi rút Ebola
Ở châu Phi, dơi ăn quả, nhất là các loài thuộc giống Hypsignathus monstrosus, Epomops franqueti và Myonycteris torquata, được xem là vật chủ tự nhiên của vi rút Ebola. Hệ quả là phân bố địa lý của vi rút Ebola có thể trùng với phạm vi hoạt động của dơi.
Phòng chống
Giảm nguy cơ nhiễm Ebola trên người
Trong bối cảnh chưa có biện pháp điều trị hiệu quả và chưa có vắc xin cho người, việc nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ gây nhiễm Ebola và các biện pháp bảo vệ cá nhân là cách duy nhất để giảm nhiễm bệnh và tử vong ở người.
Ở các vùng dịch bệnh Ebola, thông điệp về giáo dục cộng đồng để giảm nguy cơ tập trung vào những yếu tố sau:
- Giảm nguy cơ lây bệnh từ động vật hoang dã sang người qua tiếp xúc với dơi ăn quả hoặc khỉ/linh trưởngr nhiễm bệnh và ăn thịt sống của chúng. Khi xử lý động vật cần mang găng và quần áo bảo hộ thích hợp. Các sản phẩm từ động vật (máu và thịt) cần được nấu kỹ trước khi ăn.
- Giảm nguy cơ lây bệnh từ người sang người trong cộng đồng do tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với người bệnh, nhất là với dịch cơ thể của người bệnh.
Cần tránh tiếp xúc cơ thể gần với bệnh nhân Ebola.
Nên mang găng tay và trang thiết bị bảo vệ cá nhân thích hợp khi chăm sóc cho người bệnh tại nhà.
Rửa tay thường xuyên sau khi đi thăm bệnh nhân ở bệnh viện, cũng như sau khi chăm sóc người bệnh tại nhà.
-Những cộng đồng bị Ebola cần thông tin cho người dân về tính chất của bệnh và về các biện pháp kiềm chế dịch bệnh, bao gồm việc mai tang người chết. Những người bị chết do Ebola cần được mai táng kịp thời và an toàn.
Các trang trại lợn ở châu Phi có thể đóng vai trò tăng qui mô dịch bệnh do sự có mặt của dơi ăn quả ở những trang trại này. Cần áp dụng các biện pháp an toàn sinh học thích hợp để hạn chế lây nhiễm.
Đối với RESTV, chú trọng việc giảm nguy cơ lây truyền bệnh từ lợn sang người do công tác chăn nuôi và giết mổ động vật không an toàn, cũng như việc tiêu thụ không an toàn các sản phẩm máu tươi, sữa sống hoặc thịt động vật. Cần mang găng và quần áo bảo hộ thích hợp khi xử lý động vật bệnh hoặc mô động vật và khi giết mổ động vật. Ở những vùng đã có báo cáo về RESTV trên lợn, tất cả các sản phẩm động vật (máu, thịt và sữa) đều phải được nấu chín trước khi ăn.
Phòng chống lây nhiễm tại cơ sở y tế
Lây truyền vi rút Ebola từ người sang người chủ yếu liên quan với tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể. Đã có báo cáo về lây nhiễm ở nhân viên y tế khi không có những biện pháp phòng chống thích hợp.
Không phải lúc nào cũng xác định được bệnh nhân Ebola sớm do các triệu chứng ban đầu thường không đặc hiệu. Do đó, các nhân viên y tế cần áp dụng các biện pháp phòng chống trước mọi bệnh nhân – bất kể chẩn đoán là gì - ở mọi lúc và mọi nơi.
Những biện pháp này bao gồm vệ sinh tay, vệ sinh đường hô hấp, sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (theo nguy cơ phát tán hoặc tiếp xúc khác với vật liệu nhiễm), thực hành tiêm chích an toàn và thực hành mai táng an toàn.
Ngoài những biện pháp cơ bản nêu trên, nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc chắc chắn nhiễm vi rút Ebola cần áp dụng thêm những biện pháp phòng chống lây nhiễm khác để tránh mọi phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể của bệnh nhân và tiếp xúc trực tiếp không có biện pháp bảo vệ với môi trường ô nhiễm. Khi tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với bệnh nhân Ebola, nhân viên y tế cần mang trang bị bảo vệ mặt (tấm chắn hoặc khẩu trang y tế và kính bảo hộ), áo choàng dài sạch không cần vô trùng và găng (găng vô trùng đối với một số thủ thuật).
Nhân viên phòng thí nghiệm cũng có nguy cơ. Mẫu bệnh phẩm lấy từ động vật và người nghi nhiễm Ebola cần được vận chuyển bởi nhân viên được đào tạo và xử lý tại phòng thí nghiệm có trang bị thích hợp.
Theo WHO