Wednesday, May 21, 2014

Nên hiểu như thế nào về thực phẩm chức năng?

Trước hàng loạt các loại thực phẩm chức năng, bạn nên lựa chọn như thế nào? Theo các chuyên gia, khi nào cần thiết mới sử dụng, hơn nữa còn phải sử dụng một cách khoa học mới hiệu quả.
Rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chính vì vậy các loại “Thực phẩm chức năng” được tung ra thị trường giúp người già bổ sung canxi, phụ nữ bổ sung dinh dưỡng cho máu, trẻ nhỏ bổ sung dinh dưỡng cho não...
1,Thực phẩm chức năng là gì?
Hiện chưa có một tổ chức nào đưa ra định nghĩa đầy đủ về thực phẩm chức năng, mặc dù đã có nhiều Hội nghị quốc tế và khu vực về thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, thực phẩm đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.

Theo định nghĩa của Bộ Y tế, thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng những cơ quan bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ gây bệnh.
Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống ôxy hóa (beta-caroten, lyconpen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác. Loại thực phẩm chức năng được kể đến đầu tiên là những thực phẩm mà khi ở dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi với lượng lớn. Tiếp đó là nhóm thực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc tinh chế cô đặc lại ở dạng dễ sử dụng, hay gây biến đổi gen để tăng hàm lượng một số chất có lợi.
2, Các nhóm thực phẩm chức năng:
Nhóm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất
Loại này phổ biến ở các nước Mỹ, Canada, các nước châu Âu, Nhật Bản... như việc bổ sung iốt vào muối ăn, sắt vào gia vị, vitamin A vào đường hạt, vitamin và nước giải khát, sữa... Việc bổ sung này ở nhiều nước trở thành bắt buộc, được pháp luật hóa để giải quyết tình trạng “nạn đói tiềm ẩn” vì thiếu vi chất dinh dưỡng (thiếu i ốt), thiếu vitamin A, thiết sắt).
Nhóm thực phẩm chức năng dạng viên
Đây là nhóm phong phú và đa dạng nhất. Tùy theo nhà sản xuất, có các dạng viên nang, viên nén, viên sủi, chứa hoạt động sinh học, vitamin và khoáng chất.
Nhóm thực phẩm chức năng “không béo”, “không đường”, “giảm năng lượng”
- Nhóm trà thảo dược: Được sản xuất, chế biến để hỗ trợ giảm cân, giảm béo, phòng chống rối loạng một số chức năng sinh lý thần kinh, tiêu hóa để tăng cường sức lực và sức đề kháng các loại thực phẩm chức năng này dành cho người muốn giảm cân, bệnh tiểu đường..
- Nhóm các loại nước giải khác, tăng lực: Được sản xuất, chế biến để bổ sung năng lượng, vitamin, khoáng chất cho cơ thể khi vận động thể lực, thể dục thể thao...
- Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ là các polysaccharide không phải là tinh bột, là bộ khung, giá đỡ của của các mô, tế bào thực vật và có sức chống đỡ với các men tiêu hóa của người. Chất xơ có tác dụng làm nhuận tràng, tăng khối lượng phân, do đóchống được táo bón, phòng ngừa được ung thư đại tràng. Ngoài ra, chất xơ còn có vai trò đối với sự chuyển hóa cholesterol, tác dụng phòng ngừa nguy cơ suy vành, sỏi mật, tăng cảm giác no, giảm bớt cảm giác đói, do đó hỗ trợ việc giảm cân, giảm béo phì, hỗ trợ giảm tiểu đường. Nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ được sản xuất, chế biến như các loại nước xơ, viên xơ, kẹo xơ...
Nhóm các chất tăng cường chức năng đường ruột
Bao gồm xơ tiêu hóa sinh học (probiotics) và tiền sinh học (prebiotics) đối với hệ vi khuẩn cộng sinh ruột già: Các vi khuẩn cộng sinh (probiotics) là các vi khẩn sống trong cơ thể, ảnh hưởng có lợi cho vật chủ nhờ cải thiện hệ vi khuẩn nội sinh. Các vi khuẩn này kích thích sự miễn dịch bảo vệ của cơ thể. Các thực phẩm chức năng loại này thường được chế biến từ các sản phẩm của sữa, tạo nên sự cân bằng vi sinh trong đường ruột.
Nhóm thực phẩm chức năng đặc biệt
Thức ăn cho phụ nữ có thai, thức ăn cho người cao tuổi, thức ăn cho trẻ ăn dặm, thức ăn cho vận động viên, phi hành gia, thức ăn qua ống xông dạ dày, thức ăn cho người có rối loạn chuyển hóa bẩm sinh,... thức ăn cho người đái tháo đường, thức ăn cho người tăng huyết áp, thức ăn thiên nhiên: tỏi, trà xanh, các chất sinh học thực vật...

Monday, May 19, 2014

Điều trị bệnh tổ đỉa

Điều trị bệnh tổ đỉa
Hỏi: Em gái cháu mắc chứng ngứa và lở ở chân đi khám thì bs người thì bảo là bị bệnh ezima người thì nói là bị tổ đỉa và kê cho một số loại để uống và bôi nhưng khi hết thuốc thì bệnh lại nặng thêm. Vậy cháu muốn hỏi chính xác đó là bệnh gì và cách chữa thế nào để khỏi vĩnh viễn. Cháu cảm ơn nhiều ạ.
(VU MAI HOA)

Trả lời:

Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của eczema (chàm), với phát ban mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân. Mụn nước nằm ở trong lớp thượng bì, kích thước 1-2 mm. Hay gặp ở rìa các ngón tay và lòng bàn chân. Đôi khi mụn nước xuất hiện ở đầu ngón tay, vùng sát với gốc móng, nếu bị kéo dài sẽ làm loạn dưỡng móng. Mụn nước không tự dập vỡ, một số người lấy kim khêu lên thấy ra ít dịch trong, dính. Gạt bỏ dịch thấy một lỗ sâu (giếng chàm).

Bệnh rất ngứa, nếu gãi hoặc chà xát lên thì ngứa càng tăng và mụn nước xuất hiện càng nhiều. Bệnh diễn biến trong vài tuần. Có thể mụn nước tự xẹp thành màu vàng rơm và bong vảy, để lại nền da non màu hồng. Có thể nhiễm trùng thành mụn mủ, gây cảm giác đau nhức.
Căn nguyên của bệnh còn chưa rõ ràng, đôi khi có liên quan đến tăng tiết mồ hôi ở bàn tay, bàn chân. Có tác giả thông báo nguyên nhân gây bệnh là niken: Ăn phải thức ăn, nước uống chứa nhiều niken sẽ gây bệnh mạn tính.
Bệnh tổ đỉa không phải là nan y, nhưng việc chữa trị cũng không dễ dàng.
Bạn nên:
+ Bôi các loại kem và mỡ: Sicorten, Lorinden, Halog, Diproson, Fucicort, Flucina…
+ Uống một trong các loại thuốc: Clarytine, Histalong, Hismanal, Zirtine, Cézil: Viên 10 mg, ngày uống 1 viên.
+ Nếu có bội nhiễm, nên dùng một đợt kháng sinh Erythromycin 0,5 g x 3-4 viên/ngày trong 5-7 ngày.
+ Hạn chế gãi hoặc chà xát lên vùng tổn thương.
Bạn có thể dùng thử lá rau răm giã nát rồi xát vào chỗ bị tổ đỉa ngày 2 lần, uống thêm các loại Vitamine, đặc biệt Vitamin CVitamin A
Nếu không khỏi, bạn nên đưa em đến khám chuyên khoa da liễu để có phương pháp điều trị tích cực hơn.
Chúc em bạn mau khỏi.

Thursday, May 15, 2014

Bí kíp chống nóng ngày hè giúp trẻ tránh bệnh

Nhà không có điều hòa, bật quạt số nhỏ, quay hướng khác thì con nóng, mồ hôi đầm đìa, mà thốc thẳng vào mặt chỉ sau nửa tiếng là bé ngạt mũi, khó chịu...
Mấy đêm nay vì tình trạng này mà vợ chồng chị Tâm loay hoay không biết làm sao để con ngủ ngon.
Chị Tâm (ở đường Trần Bình, Hà Nội) cho biết, chị có con trai 10 tháng tuổi, nhà chưa có điều kiện sắm điều hòa nên mấy ngày nắng nóng gần đây, hai vợ chồng chật vật tìm mọi cách chống nóng. Vợ chồng chị thuê phòng ở tầng hai của một căn hộ mini. Ban ngày, chị Tâm thường xuyên lau nhà cho mát rồi hai mẹ con chơi, sinh hoạt trên nền đá hoa. Buổi tối, cả nhà thường đưa nhau ra sân Mỹ Đình hay sân khu chung cư gần đó để hóng gió. Buổi đêm, bé nóng nên hay quấy khóc.
"Bật quạt thẳng vào người thì sợ con bị viêm họng, bản thân mình nằm để gió thốc vào cũng thấy mệt và ngạt mũi, nhưng tắt đi hoặc cho quạt quay thì bé nóng toát mồ hôi, trằn trọc, ậm ạch. Cả đêm cứ loay hoay với cái quạt, lúc bật, lúc tắt, khi quay đằng này lúc chuyển hướng khác mà vẫn không yên tâm. Con hôm nay đã chảy nước mũi và quấy rồi", chị Tâm kể.
troi-nong-8455-1400038577.jpg
Nên hạn chế cho trẻ ra ngoài trời trong khoảng từ 10h sáng tới 15h chiều. Ảnh: Uyên Uyên.
Sinh con chưa tròn tháng, chị Thảo (Yên Hòa, Cầu Giấy) phải đưa bé về quê chồng ở Thường Tín (Hà Nội) để tiện nhờ hai bà nội, ngoại chăm sóc. Mấy ngày qua, chị khổ sở vì trời oi nóng mà mẹ chồng không cho dùng quạt, sợ "bạt hơi" em bé. Chị và mẹ chồng thay nhau lấy quạt nan quạt cho con. Thỉnh thoảng không chịu được nóng, khi mẹ chồng quay đi, chị vẫn lén bật quạt số nhỏ.
"Con bé con vẫn được bà quấn tã chặt vì các cụ nói cháu vừa ở trong bụng mẹ ra, không được để tuềnh toàng kẻo sẽ sợ hãi. Mình nhiều khi thấy con nóng, mặt đỏ lên, muốn quạt mạnh hay tháo bớt tã ra mà không được", chị Thảo than thở. 
Theo bác sĩ Trần Văn Học, Bệnh viện Nhi Trung ương, mấy ngày gần đây, mặc dù số lượng bệnh nhi nhập viện và đến khám không đông (do bệnh viện vẫn kiểm soát lượng bệnh nhân đến để hạn chế lây lan sởi) nhưng rõ ràng, thời tiết nắng nóng bất thường là một trong những yếu tố bất lợi, dễ khiến trẻ đổ bệnh. 
Theo bác sĩ, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên khó chống đỡ trước các tác nhân bất lợi và kịp thích ứng khi môi trường, thời tiết thay đổi. Nắng nóng tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn lên men, virus phát triển, thức ăn dễ ôi thiu gây cho trẻ các bệnh về tiêu hóa, tay chân miệng... Ở một số vùng dân trí thấp, nhiều người vẫn giữ thói quen ủ ấm, quấn chặt cho trẻ sơ sinh, kể cả khi trời nóng bức, dễ khiến trẻ quá nóng nực mà sinh bệnh, sốt.
Bác sĩ Học cho hay, để chống nóng và phòng bệnh cho trẻ trong mùa này, cần chú ý những điều sau:
- Cho bé mặc thoáng mát: Chọn quần áo chất liệu tốt, có khả năng thấm hút mồ hôi. Mặc cho trẻ phù hợp với nhiệt độ môi trường. Trong một ngày, có thể trưa và chiều nóng nhưng buổi đêm về sáng vẫn hơi lạnh nên cha mẹ cần chú ý tắt quạt hoặc đắp thêm chăn mỏng hay khăn cho trẻ. Ở trẻ sơ sinh, quấn, ủ quá nhiều có thể khiến bé quá nóng, khó chịu, quấy khóc, thậm chí ngứa ngáy, mệt, sốt.
- Hạn chế gió lùa thẳng vào trẻ. Dù sử dụng điều hòa hay quạt làm mát, cha mẹ không nên cho trẻ nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp.
Nếu dùng điều hòa, nên để ở nhiệt độ vừa phải, khoảng 28-29 độ với trẻ 1-2 tháng tuổi, 30 độ với trẻ đẻ non, 26-27 độ với trẻ 3-4 tháng trở lên. Không để trẻ đột ngột vừa ở trong điều hòa lạnh ra ngoài trời nắng nóng.
Khi dùng quạt, tránh để luồng gió xối thẳng vào mặt trẻ. Có thể hướng quạt vào tường, phía chân của bé khi ngủ, để hơi mát lan tỏa ra xung quanh.
- Cho trẻ uống đủ nước và đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Trẻ hay chạy nhảy nhiều, dễ mệt, mất nước nhưng lại thường vì mải chơi mà quên uống. Người chăm sóc cần thường xuyên cho trẻ uống nước để vừa giảm nóng, vừa bù lượng nước bị mất do tiết mồ hôi. Không nên cho trẻ uống nước đá, nước lạnh. Cần cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng đa dạng, các thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu để đảm bảo sức khỏe, tăng cường miễn dịch.
- Không để trẻ chơi ngoài trời khi nắng nóng. Hạn chế ra ngoài trời từ 10h sáng tới 15h chiều, thời điểm nắng nóng nhất trong ngày. 
Không tắm ngay khi trẻ đang đầm đìa mồ hôi hay vừa vận động mạnh, vì việc thay đổi thân nhiệt đột ngột có thể khiến trẻ bị cảm lạnh, viêm họng.
Sưu tầm

Monday, May 5, 2014

Traly Vit: Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết, cho cơ thể khỏe mạnh

Vitamin và khoáng chất là những vi chất, tuy nhu cầu hàng ngày của cơ thể là tương đối nhỏ nhưng rất cần cho sự sống. Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp mà phải lấy từ nguồn thức ăn đưa vào hàng ngày. Rau xanh, hoa quả là những nguồn cung cấp vitamin phong phú, nội tạng và thịt động vật có chứa nhiều nguyên tố vi lượng.

1. Vitamin
Vitamin được chia làm 2 loại: tan trong dầu ( A, D, E, K) và tan trong nước ( các vitamin nhóm B, nhóm C).
- Các vitamin tan trong dầu được hấp thu cùng với chất béo, khi chúng ta ăn kiêng thì việc hấp thu những vitamin này bị hạn chế, dễ dẫn đến nguy cơ thiếu hụt . Tuy nhiên, nếu bổ sung với hàm lượng quá cao thì dễ bị thừa và gây tích lũy do dạng vitamin này được dự trữ trong mỡ.
- Các vitamin tan trong nước dễ hấp thu hơn nhưng chúng lại dễ bị phân hủy trong quá trình chế biến thức ăn và không được dự trữ trong cơ thể, nguy cơ thiếu các vitamin này.
Vai trò: hỗ trợ quá trình trao đổi chất, điều hòa hoạt động của các cơ quan, tham gia vào câu trúc các enzyme, hỗ trợ tăng trưởng thể chất, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
2. Khoáng chất:
Khoáng chất về phương diện dinh dưỡng được chia làm 2 nhóm
- Vĩ khoáng (macromineral) hay khoáng chất đa lượng đó là: Calci, phospho, sulfur, magnesium và ba chất điện phân natri, chlor và kali
- Vi khoáng (microminerals) hay khoáng chất vi lượng như là: Sắt, đồng, bạc, kẽm, crôm, magan, selen, cobalt, fluor, silic, molybden, boron....
Khoáng chất cần cho sự tăng trưởng và vững chắc của xương, điều hòa hệ thống tim mạch và tham gia vào các quá trình chuyển hóa của cơ thể…Do đó, việc bổ sung các khoáng chất để đảm bảo cơ thể được khỏe mạnh là điều hết sức cần thiết.
3. Traly Vit - Bồi bổ cơ thể khỏe mạnh

Với những đối tượng gầy yếu, mệt mỏi, ăn uống kém, người đang trong quá trình phục hồi bệnh, phụ nữ có thai, trẻ em trong giai đoạn phát triển… nhu cầu về vitamin và khoáng chất tăng lên, lượng thức ăn không đảm bảo cung cấp đầy đủ. Vì vậy, nên lựa chọn sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất phù hợp cho cơ thể. Traly Vit – với thành phần có chứa đa vitamin và khoáng chất, có hàm lượng phù hợp với nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Sử dụng Traly Vit giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, cho cơ thể khỏe mạnh hơn, người mới ốm dậy nhanh bình phục hơn.
Sản phẩm được phân phối trên toàn quốc.

Saturday, April 19, 2014

Cách sử dụng hạt mùi để phòng sởi cho trẻ

Lá mùi và hạt mùi già có tác dụng để phòng bệnh sởi, tuy nhiên khi phòng bệnh bằng hạt mùi thì phải sử dụng đúng cách mới đem lại hiệu quả.
Con số trẻ tử vong liên quan đến bệnh sởi khiến không ít người phải giật mình, đối với những người có con mắc sởi thì bồn chồn, lo lắng. Còn những phụ huynh có con nhỏ thì tìm mọi cách để bảo vệ con làm sao cho không bị sởi.
Một trong những cách đang được nhiều người áp dụng hiện nay đó là, tắm cho con bằng lá mùi và hạt mùi già, có lẽ vì thế mà những sản phẩm từ cây mùi có giá hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thực hư của việc tắm hạt mùi cho trẻ liệu có “đánh bay” được sởi hay không thì cần phải có ý kiến của những chuyên gia về đông y.

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng (Đại học Dược Hà Nội), một chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực đông y cho biết, hạt mùi già và lá mùi đều có thể sử dụng để phòng chống bệnh sởi. Tuy nhiên khi sử dụng phải dùng đúng cách. Ví dụ như tắm cho trẻ em để phòng sởi thì có thể dùng mùi tắm vài lần 1 tuần với liều lượng khoảng 30 đến 50 gr hạt mùi cho vào nước đun sôi để nguội.
Còn nếu trẻ bắt đầu lên sởi, các bà mẹ có thể dùng 50 - 70 gr hạt mùi già đun sôi với 100ml nước và 100ml rượu. Đun xong phải đậy nắp để nguội bớt. Lấy nước đó phun lên toàn bộ cơ thể trừ mặt, đầu. Dung dịch này sẽ kích thích sởi mọc lên hết cho chóng khỏi…
Ngoài tắm, có thể cho trẻ dùng qua đường uống. Lấy chính nước lá mùi già, hạt mùi già hoặc nước đun từ kim ngân hoa, ké đầu ngựa, sài đất khoảng nửa chén/lần cho uống. Ngày uống 2  3 lần. Với trẻ bị sởi không nên kiêng tắm rửa mà cần kiêng nước lạnh, tránh nơi gió lùa.
Ngoài việc dùng đông y để hạn chế sự lây lan và chữa sởi, thì phương pháp tiêm vắc xin được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. “Việc cần thiết để tránh sởi đầu tiên là phải tiêm vắc xin để phòng tránh qua các thế hệ, mẹ tiêm phòng để truyền miễn dịch cho con dưới 9 tháng tuổi. Con đủ 9 tháng tuổi cần phải tiêm vắc xin phòng sởi mũi đầu tiên, sau đó tiêm nhắc lại mũi 2”, PGS – TS Lê Thanh Hải, Giám đốc BV Nhi TW cho biết.
Theo PGS - TS Lê Thanh Hải, khi bị bệnh sởi, bệnh nhân sởi phải được cách ly tại nhà hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế tại địa phương điều trị để tránh lây truyền qua đường hô hấp. Các mẹ cần chăm sóc con theo chế độ đặc biệt, tránh bị nặng do biến chứng.
Hạn chế việc tiếp xúc gần không cần thiết của nhân viên y tế và người thăm bệnh nhân đối với bệnh nhân. Trẻ mắc sởi cần ở trong môi trường thoáng mát, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ uống nhiều nước. Người chăm sóc trẻ cũng như trẻ cần được vệ sinh tay chân.
Đặc biệt, nếu bị nặng, bệnh nhân sẽ được điều trị tại viện theo phác đồ do Bộ y tế ban hành. Đồng thời, PGS Hải khuyến cáo, các bà mẹ không nên vượt tuyến, tập trung đông tại 1 nơi sẽ gây ra nhiễm chéo bệnh. Bản thân bệnh sởi không nguy hiểm nhưng sẽ là rất nguy hiểm nếu bị bội nhiễm và biến chứng trên thể trạng những trẻ có bệnh.
Tin liên quan:
"Ngại" tiêm phòng cho con khiến dịch sởi lây lan
Sử dụng Thymomodulin tăng sức đề kháng cho trẻ

Thursday, April 17, 2014

"Ngại" tiêm phòng cho con khiến dịch sởi lây lan

1. Thực trạng dịch sởi bùng phát
Trước thực trạng dịch bệnh sởi bùng phát hiện nay, hâu hết các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đều lâm vào quá tải như: Bệnh viện đa khoa Đức Giang, số giường Khoa Nhi thực kê là 127 thì cũng tiếp nhận điều trị cho 150 bệnh nhi; Bệnh viện đa khoa Thường Tín 40 giường bệnh điều trị cho 80 bệnh nhận, Bệnh viện đa khoa Hà Đông có 70 giường bệnh nhưng cũng đang điều trị cho 130 bệnh nhân nhi...
Theo báo cáo của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu, tính đến thời điểm hiện tại đã có 108 trường hợp tử vong do sởi và các bệnh biến chứng sau sởi (trong đó có 103 ca tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 4 ca tại Bệnh viện Bạch Mai và 1 ca tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương).
Đứng trước thực trạng bệnh sởi ngày càng gia tăng với nhiều bệnh nhân nặng. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế xuất cấp (không thu tiền) 22 máy thở chức năng cao, 8 máy thở chức năng trung bình thuộc hàng dự trữ quốc gia để trang bị cho 4 bệnh viện phục vụ công tác cấp cứu, điều trị người mắc dịch bệnh sởi, cúm và nhu cầu khám, chữa bệnh khác của nhân dân.


Trao đổi với PV, bác sĩ Nguyễn Văn Thường – phụ trách Khoa Nhi Tổng hợp (Bệnh viện Xanh Pôn) cho biết: ca bệnh nhi mắc bệnh sởi đầu tiên phải nhập viện và điều trị tại bệnh viện của năm nay là vào ngày 15/1. Tính từ đó đến nay, bệnh viện đã đón hơn 500 ca trẻ em nhập viện vì mắc bệnh sởi.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thường - phụ trách Khoa Nhi Tổng hợp của Bệnh viện Xanh Pôn cho biết "Bệnh nhân nhập viện đa phần là trẻ em, tuổi từ 1 tháng đến 15 tuổi, trong đó trẻ nhỏ tuổi nhất là 1 tháng 2 ngày tuổi, trẻ lớn nhất là 15 tuổi. Các trẻ khi nhập viện đều có dấu hiệu và triệu chứng mắc bệnh sởi như nhau”.
Cũng theo bác sĩ Thường, năm 2008, dịch bệnh sởi đã từng bùng phát trong cả nước nhưng lần đó đối tượng bệnh nhân chủ yếu là người lớn, còn năm nay dịch bệnh bùng phát lại chủ yếu là trẻ em.
Các ca mắc bệnh sởi đa phần là trẻ em, tuổi từ 1 tháng tuổi đến 15 tuổi.
“Theo quy luật thì dịch bệnh sởi cứ khoảng 5 năm lại bùng phát một lần, tuy nhiên đó là trước kia thôi, chứ từ năm 1985 sau khi có chương trình tiêm chủng mở rộng thì quy luật này gần như không còn đúng nữa vì tiêm chủng cho trẻ khi vừa sinh đã có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa bệnh sởi. Hiện nay bệnh viện chúng tôi đang quá tải vì bệnh nhân mắc bệnh sởi nhập viện quá nhiều, ngoài ra, bệnh sởi lại cần phải điều trị dài ngày, từ 15 – 45 ngày nên việc thiếu giường cho bệnh nhân là điều chắc chắn sẽ phải xảy ra. Nhưng tôi nghĩ bệnh viện nào cũng thế thôi, đó là tình trạng chung rồi”, bác sĩ Thường cho biết.
2. Nguyên nhân bùng phát dịch sởi
Về nguyên nhân dịch sởi bùng phát ở trẻ em vào năm nay, bác sĩ Thường cho rằng: “Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tiêm chủng, đa số các ca nhập viện đều cho biết là chưa tiêm hoặc tiêm chủng chưa đủ số mũi theo như quy định. Chúng tôi làm thống kê và số liệu cho thấy là nhóm bệnh nhi mắc bệnh sởi nhập viện do chưa tiêm chủng chiếm đến hơn 50%, trong khi đó 40% còn lại thì bố mẹ cho biết không nhớ đã tiêm chủng cho con hay chưa, còn lại 10% thì lại rơi vào trường hợp có tiêm chủng nhưng không đủ số mũi theo như quy định, chỉ tiêm có 1 mũi rồi thôi”.

Bác sĩ Thường nói: “Nhưng theo tôi đó là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp, còn nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc các bùng phát dịch bệnh sởi có lẽ còn do công tác tuyên truyền, phổ biến của truyền thông báo chí nữa. Như chúng ta đã biết, vụ việc một số trẻ em tử vong sau khi tiêm vắc-xin có thể là do tiêm nhầm hay gì đó xảy ra năm vừa qua là điều đau lòng và thực sự không ai mong muốn xảy ra. Việc đưa tin để rút kinh nghiệm hay làm rõ trách nhiệm của các bên là đúng, nhưng dường như tôi cảm thấy báo chí đã đưa tin hơi “quá đà”.
Sự “quá đà” đó khiến cho dư luận, và đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ họ bị cảm giác sợ hãi, nhầm tưởng rằng tiêm vắc-xin dễ dẫn đến tử vong nên không dám đưa con đi tiêm chủng nữa. Đây mới là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hệ quả là bùng phát dịch bệnh sởi trong thời gian gần đây ở trẻ nhỏ”.
“Tiêm chủng có ý nghĩa và hiệu quả vô cùng to lớn trong việc ngăn ngừa một số dịch bệnh cho trẻ nhỏ mà bản thân việc điều trị sau này chưa chắc đã làm được. Hiệu quả đó đã được cả thế giới ghi nhận. Nếu so sánh con số mấy ca trẻ em bị tử vong do bị tiêm nhầm vắc-xin với con số 108 ca trẻ em tử vong do bệnh sởi từ đầu năm đến nay thì chúng ta thấy thiệt hại nào lớn hơn?”, bác sĩ Thường nói.

Tuesday, April 15, 2014

Những vitamin có thể dùng được với thuốc

Các chế phẩm bổ sung có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng cùng với thuốc, tuy nhiên những phối hợp đúng có thể giúp ích trong việc chống lại bệnh.

Dưới đây là một số chế phẩm bổ sung khác có thể hỗ trợ cho các thuốc thông thường. Nhưng cần nhớ hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn có ý định dùng bất kỳ chế phẩm bổ sung nào.
1. Trầm cảm
Thuốc: Các thuốc chống trầm cảm
Bổ sung: Vitamin nhóm B
Lý do: Một nghiên cứu đăng trên tờ Psychiatry năm 2010 đã báo cáo về 2 trường hợp bệnh nhân trầm cảm không đáp ứng với các thuốc chống trầm cảm thông dụng; cả hai đều được phát hiện là có nồng độ vitamin B12 thấp và bệnh được cải thiện khi bắt đầu bổ sung vitamin này.
Đồng thời, 50-100mg vitamin B6 có tác dụng “khuyếch đại” thuốc điều trị sa sút trí tuệ.
2. Tiểu đường
Thuốc: Metformin
Bổ sung: Dầu cá, B12

Lý do: Một yếu tố nguy cơ của tiểu đường týp 2 là bệnh gan nhiễm mỡ, trong đó lượng calo thừa dẫn tới mỡ lắng đọng ở gan. Chức năng gan bị ảnh hưởng và gan bắt đầu sản xuất quá nhiều insulin, có thể dẫn tới bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Southampton đã chứng minh rằng uống khoảng 2g dầu cá mỗi ngày có thể giảm 30% lượng mỡ này. Do đó bệnh nhân đang uống metformin để điều trị tiểu đường týp 2 có thể cân nhắc bổ sung thêm dầu cá vào khẩu phần hằng ngày.
Một số nghiên cứu cũng thấy rằng metformin cản trở cơ thể hấp thu vitamin B12,khiến bệnh nhân có nguy cơ bị thiếu. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn tới thiếu máu, vì thế nếu đang uống metformin thì việc bổ sung B12 không phải là không có lý.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khác chưa thống nhất về điều này, vì thế trước hết bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
3. Tránh thai
Thuốc: Thuốc viên tránh thai
Bổ sung: Vitamin C
Lý do: Một số nghiên cứu gợi ý rằng phụ nữ uống thuốc tránh thai có nồng độ vitamin C thấp do hoóc môn trong thuốc có thể làm giảm hấp thu. Vitamin C rất quan trọng cho miễn dịch và liền vết thương.
4. Nhiễm khuẩn
Thuốc: Kháng sinh
Bổ sung: Probiotic (men tiêu hóa)
Lí do: Những người đang dùng kháng sinh có thể được lợi từ việc uống đồng thời cả men tiêu hóa chứa những vi khuẩn có lợi (probiotic). Việc bổ sung này giúp ngăn ngừa tiêu chảy – một tác dụng phụ hay gặp khi uống kháng sinh – nhờ bổ sung lượng vi khuẩn “tốt” trong ruột. Những người uống thêm probiotic cũng ít bị tiêu chảy, buồn nôn và đau dạ dày hơn.
5. Loãng xương

Thuốc: Nhóm bisphosphonat
Bổ sung: Vitamin D  và can xi
Lý do: Vitamin D và can xi rất quan trọng cho sức khỏe của xương, và những chế phẩm bổ sung này thường được kê đơn cho người có chẩn đoán bị loãng xương.
Một tổng kết 137 đăng trên tờ Annals of Internal Medicine năm 2010 thấy rằng kết hợp vitamin D và can xi bổ sung với thuốc làm giảm nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên, cần kết hợp cả lời khuyên về thay đổi lối sống và chế độ ăn.