Showing posts with label thiếu máu do thiếu sắt. Show all posts
Showing posts with label thiếu máu do thiếu sắt. Show all posts

Tuesday, December 30, 2014

Bổ sung sắt thế nào cho đúng?

1. Nguy hại từ việc cơ thể bị thiếu sắt
Sắt là một trong những vi chất quan trọng đối với cơ thể. Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp hồng cầu, hỗ trợ vận chuyển oxy đến các tế bào. Sắt cũng có nhiệm vụ vô hiệu hóa một số thành phần lạ xâm nhập từ ngoài vào cơ thể, tham gia quá trình tổng hợp các hoc-mon tuyến tiền liệt và giữ gìn khả năng miễn dịch.
Theo các chuyên gia y tế, thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu với các biểu hiện như: suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất khả năng tập trung, đau đầu, rụng tóc,… Đối với trẻ nhỏ thiếu sắt sẽ khiến trẻ biếng ăn, xanh xao, chậm phát triển về chiều cao và cân nặng. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng, tâm thần kém linh hoạt,…
Đặc biệt, theo BS Lê Quang Hào (Trung tâm tư vấn Phục hồi dinh dưỡng và Kiểm soát béo phì – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia), đối với phụ nữ có thai, thiếu sắt sẽ dẫn khả năng nhiễm trùng khi sinh là rất cao.
“Thiếu sắt, hay là thiếu máu khi mang thai là một trong những nguyên nhân dẫn tới tai biến sản khoa, gây mất máu nhiều ở người mẹ. Đặc biệt là bản thân đứa trẻ cũng đã có thể bị thiếu máu và suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, nếu như người mẹ bị thiếu máu, thiếu sắt” – BS Lê Quang Hào cho biết.
Thế nhưng, bổ sung sắt quá nhiều cho cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh suy thoái thần kinh, viêm khớp, tiểu đường, thậm chí là ung thư.
“Trong những trường hợp đặc biệt, thì chúng ta bổ sung sắt theo đường uống bằng các loại thực phẩm chức năng, viên nang,... Còn thông thường thì chúng ta chỉ cần ăn đầy đủ có 4 nhóm thức ăn gồm nhóm thực phẩm giàu tinh bột, thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm giàu chất đạm, chất xơ; thì sắt ở trong thức ăn sẽ được hấp thụ vào trong cơ thể và chúng ta cũng không sợ bị thiếu sắt nữa”, BS Lê Quang Hào nhấn mạnh.
2. Thực phẩm giàu sắt
Tuy nhiên, trước khi bổ sung sắt cho cơ thể, chúng ta cũng nên lưu ý những điểm sau:
- Sắt có nhiều trong các loại thịt màu đỏ, cá, các động vật thân mềm (như trai, hến, sò,…) hay trong nội tạng động vật như: tim, gan, lưỡi,… động vật. Các loại quả có màu đỏ (như: nho, thanh long, đu đủ,..), các loại rau lá xanh (như: cải xoong, cải xoăn,…), các loại đậu đỗ, lòng đỏ trứng gà, vịt; sữa,… cũng là các loại thực phẩm chứa nhiều sắt.
- Trung bình một người trưởng thành cần từ 10 đến 15mg sắt mỗi ngày, tương đương với khoảng 1 lạng gan lợn; 2 lạng chim bồ câu; 4 lạng thịt bò; 5,5 lạng cua bể, 4 lạng rau dền đỏ, 5 lạng đậu xanh,…
- Phụ nữ có thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt cần bổ sung khoảng 25mg sắt mỗi ngày, gấp khoảng 1,8 lần so với người bình thường. Trẻ em dưới 4 tuổi cần khoảng 10mg Sắt mỗi ngày.
- Bổ sung sắt bằng các loại thực phẩm tốt hơn so với bổ sung sắt bằng thuốc viên. Khi bổ sung sắt bằng thuốc viên cần tuân theo chỉ định của bác sỹ.
- Hạn chế uống café, trà, đồ uống có ga,… trong bữa ăn vì chúng có chứa những chất gây cản trở sự hấp thụ Sắt từ thực phẩm.
3. Traly Iron – Bổ sung sắt cho cơ thể khỏe mạnh
 
Sản phẩm Traly Iron với hàm lượng Sắt – dạng iron (III) hydroxide polymaltose complex – 50mg, lysine – 50 mg, Taurin – 5 mg, Vitamin B12: mcg, Vitamin b1: 0,5mg; Vitamin b2: 0,5mg. Sản phẩm giúp bổ sung sắt, vitamin và các acid amin giúp phòng ngừa và hỗ trợ trong các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt, mất máu do chấn thương, rong kinh, sau phẫu thuật; Bổ sung sắt cho phụ nữ đang mang thai, phụ nữ có dự định mang thai.  Với thành phần sắt dạng phức sắt III khiến Traly Iron dễ uống vì không có mùi tanh và dạng ống uống tiện dụng trong việc bảo quản. Đặc biệt dạng phức sắt III này giúp tăng độ hấp thu gấp nhiều lần so với sắt thông thường và ít gây tác dụng phụ táo bón hơn.
Thông tin chi tiết xem tại: http://tranglypharma.com/san-pham-danh-cho-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu/traly-iron

Monday, December 15, 2014

Lựa chọn thực phẩm cho người thiếu máu do thiếu sắt

Sắt là một khoáng chất cần thiết đối với các cơ quan trong cơ thể, tủy xương cần sắt để tạo ra tế bào hồng cầu. Sắt đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của các phân tử hemoglobin. Sắt cũng giúp cơ bắp dự trữ và sử dụng ôxy.
Nếu tình trạng không đủ sắt kéo dài sẽ xuất hiện thiếu máu và được gọi là thiếu máu thiếu sắt.
1. Những hệ lụy khi cơ thể thiếu máu thiếu sắt
Thiếu sắt gây mệt mỏi và giảm khả năng làm việc, có thể dẫn tới mất ngủ, kém tập trung. Đối với trẻ em, thiếu máu có thể ảnh hưởng tới khả năng học tập, kém chú ý và tập trung. Đối với người lớn, thiếu máu ảnh hưởng tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, công suất lao động của những người thiếu máu thấp hơn hẳn người bình thường, thậm chí cả khi bị thiếu sắt mà chưa bộc lộ thiếu máu.

Thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất. Tuy nhiên, nó cũng là loại dễ điều trị nhất nếu sớm phát hiện nguyên nhân.
2. Chế độ dinh dưỡng trong điều trị thiếu máu thiếu sắt
Chế độ dinh dưỡng trong điều trị thiếu máu thiếu sắt bao gồm: đủ năng lượng, giàu đạm nguồn động vật, đủ vitamin C, hạn chế các thực phẩm ảnh hưởng đến hấp thu sắt và chế biến thực phẩm để đảm bảo hấp thu sắt tốt hơn.
Nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm:
- Lòng đỏ trứng: Nhiều người cho rằng chỉ có phần lòng trắng của trứng mới là lành mạnh. Tuy nhiên, trên thực tế là 100 g lòng đỏ trứng có chứa 2,7 mg sắt.
- Gan: Gan có thể được chế biến bằng cách chiên, xào, luộc, nướng, hoặc ăn sống, đó là một nguồn rất giàu chất sắt cho bạn. Bạn nên tiêu thụ các loại gan tốt nhất như gan bò, gan ngỗng, gan gà và gan lợn.
- Thịt các loại: bò, lợn, gà, vịt.

- Cá, thủy sản: bao gồm cua biển, tôm, cá thu, trai, hàu, cá mòi, cá cơm.
- Các loại rau lá màu xanh như cần tây, rau đay, rau dền các loại, xương xông, lá lốt, rau ngót, rau bí, rau cải xanh, cải soong.
- Quả chín: đu đủ, táo tây, hồng xiêm, lê.
- Ngũ cốc: Ngũ cốc là nguồn chất sắt vô cùng lành mạnh. Bạn có thể tiêu thụ ngũ cốc ở dạng nóng hoặc lạnh. Ngũ cốc lạnh mang lại cho bạn 1,8 mg đến 21,1 mg sắt. Tuy nhiên, khi ngũ cốc nóng, hàm lượng sắt giảm, dao động từ 4,9 mg đến 8,1 mg.
- Chocolate đen và bột ca cao: Chocolate đen không chỉ làm vị giác của bạn hài lòng, chúng còn đáp ứng nhu cầu về sắt cho cơ thể. Bột ca cao cũng vậy, bạn nên sử dụng nó như là món tráng miệng ngon và bổ.
Các thực phẩm ảnh hưởng hấp thu sắt:
Các thực phẩm giúp tăng khả năng hấp thụ sắt: thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: bưởi, cam, chanh, ổi, dâu tây, nhãn, quýts, ớt, cà chua. Hoặc có thể tăng hấp thu sắt từ nguồn gốc thực vật là ăn cùng thịt trong bữa ăn, thịt cũng là nguồn thực phẩm giàu sắt.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tránh các loại thực phẩm làm giảm khả năng hấp thu sắt như:
·         Uống cà phê hoặc trà khi ăn có thể làm giảm hấp thu sắt từ 50 - 60%.
·         Phytat trong một số loại ngũ cốc, đậu đỗ, phosphat trong nước coca cola có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt.
·         Canxi cũng có thể làm giảm hấp thu sắt trong bữa ăn, tuy nhiên chỉ nhận thấy các ảnh hưởng khi bổ sung canxi với hàm lượng cao hơn là với chế độ ăn giàu canxi.
3. Traly Iron - Bổ sung sắt cho người thiếu máu do thiếu sắt.

Sản phẩm Traly Iron với hàm lượng Sắt – dạng iron (III) hydroxide polymaltose complex – 50mg, lysine – 50 mg, Taurin – 5 mg, Vitamin B12: mcg, Vitamin b1: 0,5mg; Vitamin b2: 0,5mg. Sản phẩm giúp bổ sung sắt, vitamin và các acid amin giúp phòng ngừa và hỗ trợ trong các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt, mất máu do chấn thương, rong kinh, sau phẫu thuật; Bổ sung sắt cho phụ nữ đang mang thai, phụ nữ có dự định mang thai.  Với thành phần sắt III dạng Iron khiến Traly Iron dễ uống vì không có mùi tanh và dạng ống uống tiện dụng trong việc bảo quản.