Monday, January 5, 2015

Sử dụng Actiso hiệu quả


Actiso hay còn gọi là atiso có tên khoa học là Cynara scolymus L., họ Cúc Asteraceae. Từ lâu Actiso đã được biết đến như một thảo dược sử dụng ở nhiều quốc gia để chữa bệnh. Nhiều nghiêm cứu đã chứng minh các tác dụng của Actiso trên gan mật, hệ tiêu hóa, tiết niệu,…
Actiso tốt cho gan
Người ta tìm thấy chất chống ôxy hóa cynarin và silymarin có trong atisô rất có ích cho gan. Một số thí nghiệm cho thấy chúng còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, atisô thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc điều trị một số bệnh về gan.
Chứa nhiều chất chống ôxy hóa
Kết quả nghiên cứu của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy, atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn các loại rau củ khác. Một số chất chống ôxy hóa có trong atisô như quercertin (hợp chất chống ung thư, thúc đẩy sự hoạt động của hệ miễn dịch), rutin (tăng cường sức chịu đựng và sức bền thành mạch mao mạch, làm cho thành mạch dẻo và đàn hồi hơn, tăng tính thẩm thấu, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt, vỡ mạch), anthocyanins (hợp chất hữu cơ thiên nhiên có khả năng giúp cơ thể chống tia tử ngoại, viêm nhiễm và ung thư), cynarin (hợp chất có tác dụng lợi mật), luteolin (hợp chất chống lão hóa não và viêm não), silymarin (chất chống ôxy hóa mạnh).



Ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư
Một số thí nghiệm đối với tinh chất được chiết xuất từ lá cây atisô cho thấy, atisô có thể loại bỏ các tế bào không cần thiết (tế bào chết) ra khỏi mô mà không ảnh hưởng tới các tế bào khác. Nó còn hạn chế sự nảy nở của tế bào thành nhiều dạng ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu và ung thư vú. Thí nghiệm ở nước Ý cho biết một chế độ ăn uống giàu chất chống ôxy hóa có trong atisô sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Điều tiết sự lưu thông của mật
Lá atisô chứa một loại chất chống ôxy hóa được gọi là cynarin có tác dụng điều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật.
Cải thiện khả năng tiêu hóa
Atisô giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chúng là thuốc lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan.
Điều trị chứng buồn nôn
Những tác dụng tích cực của atisô đối với gan sẽ giúp cho việc điều trị chứng buồn nôn một cách hiệu quả. Vì thế bạn nên sử dụng atisô nếu như có triệu chứng buồn nôn.
Giảm cholesterol
Các thành phần hóa học có trong lá của atisô có thể làm giảm lượng cholesterol bằng cách kiềm chế HMG-CoA reductase (hợp chất tổng hợp cholesterol). Chúng làm gia tăng cholesterol tốt HDL (bảo vệ và chống lại cơn đau tim) và giảm thiểu các cholesterol xấu LDL (tạo các mảng bám trên mạch máu, gây đau tim và đột quỵ).
Lượng chất xơ cao
Một cây atisô lớn chứa ¼ lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Một cây atisô cỡ vừa sẽ cung cấp nhiều chất xơ hơn là 1 cốc mận khô.
Từ quan điểm cái gì tốt cứ sử dụng nhiều, vì thế nhiều người đang dùng một số loại nước có pha actiso như nước uống suốt ngày. Việc sử dụng như thế là không đúng cách nên chẳng những đã không mát gan mà có khi còn hại một số bộ phận khác một cách oan uổng. 

Để đáp ứng cho nhu cầu sức khỏe hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chế phẩm từ actiso, giúp bạn sử dụng actiso an toàn và hiệu quả hơn. Sản phẩm Traly Actiso của Công Ty TNHH TM Dược Phẩm Trang Ly với thành phần chính là cao actiso kết hợp với cúc hoa. Traly Actiso có tác dụng: giải độc gan, mát gan, điều tiết sự lưu thông mật, lợi tiểu, nhuận tràng, tăng cường chức năng tiêu hóa; thanh nhiệt giải độc, phát tán phong nhiệt, giúp sáng mắt, giảm đau đầu, hoa mắt chóng mặt, huyết áp cao; chống oxy hóa, giảm cholesterol. Sản phẩm được điều chế ở dạng siro có mùi vị thơm ngon nên rất dễ dàng sử dụng cho mọi đối tượng. Traly Actiso dùng tốt cho  người bị suy gan, vàng da, nổi mề đay, thừa cholesterol máu; người đang hoặc sau đợt sử dụng nhiều các loại thuốc gây độc với gan; người lớn và trẻ em bị táo bón, tiểu ít; người bị đau đầu, hoa mắt chóng mặt, huyết áp cao. Để biết thêm chi tiết các bạn có thể xem tại:
http://tranglypharma.com/tieu-hoa-gan-mat/traly-actiso
















No comments:

Post a Comment