Tuesday, October 14, 2014

Nhung hươu tốt cho sức khỏe

Nhung hươu nai là sừng của hươu đực hay nai đực. Hàng năm, vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai rụng đi, mùa xuân năm sau mọc lại sừng mới. Sừng mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu nai, bên trong chứa nhiều mạch máu. Nhung có thể chưa phân nhánh hoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh, còn ngắn, bên dài bên ngắn).

Hải Thượng Lãn Ông trong sách Dược phẩm vận yếu đã viết: ''Lộc nhung dùng bổ tinh huyết nguyên dương nhanh hơn, chủ về tiểu tiện đi luôn mà lợi, tinh tiết, đi tiểu ra huyết, đau lưng, chân và đầu gối thiếu sức lực, mộng tinh, di tinh.
Có tác dụng làm đầy tinh huyết, mạnh nguyên dương, nhuận phế kim, rất bổ cho người gầy yếu, cứng gân, chứng hư lao, phụ nữ băng huyết, rong huyết. Bởi tính con hươu đa dâm nên chuyên chủ về tráng dương bổ thận. Lại nói: trị chứng xích bạch đới, tan lâm lậu đá sỏi, ung độc sưng đau, nhiệt trong xương sinh âm hư, là vị thuốc cốt yếu để bổ huyết cũ sinh huyết mới".
Theo Ðông y, lộc nhung có vị ngọt, tính ôn, vào các kinh can, thận, tâm và tâm bào, được dùng trong mọi trường hợp hư tổn của cơ thể, nam giới hư lao, tinh kém, hoa mắt, hoạt tinh; nữ giới băng lậu, đới hạ.

Vị thuốc Nhung hươu còn gọi Ban long châu (Đạm Liêu Phương), Hoàng mao nhung, Huyết nhung, Quan lộc nhung (Đông Dược Học Thiết Yếu),
Có tác dụng:
+ Ích khí, cường khí, sinh xỉ, bất lão, Chủ lậu hạ ác huyết, hàn nhiệt kinh giản (Bản kinh).
+ Dưỡng cốt, an thai, uống lâu kéo dài tuổi thọ.Trị hư lao, sốt rét, gầy ốm, tay chân đau, lưng và thắt lưng đau, tiết tinh, huyết suy, bụng có bướu máu, tán sỏi đường tiểu, ung nhọt, nóng trong xương (Danh Y Biệt Lục).
+ Bổ cho nam giới bị lưng lạnh, chân và gối không có sức, mộng tinh, tiết tinh, phụ nữ bị băng trung lậu huyết [nướng lên uống với rượu, lúc đói] (Dược Tính Luận).
+Bổ hư, tráng gân cốt, phá ứ huyết, an thai, hạ khí [nướng với dấm để dùng] (Nhật Hoa Tử  Bản Thảo).
 + Sinh tinh, bổ tủy, dưỡng huyết, ích dương, làm mạnh gân xương. Trị hư tổn, tai ù, mắt mờ, chóng mặt, hư lỵ... Toàn thân con hươu đều bổ dưỡng cho con người (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trị trẻ nhỏ bị đậu trắng nhạt, nước  đậu không vỡ, tiêu chảy, người gìa Tỳ Vị hư hàn, mệnh môn không có hỏa hoặc  ăn uống thất thường (Bản Thảo Sơ Yếu).
+ Tráng nguyên dương, bổ khí huyết, ích tinh tủy, cường gân cốt. Trị hư lao, gầy ốm, tinh thần mê muội, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, lưng gối đau, liệt dương, hoạt tinh, tử cung hư lạnh, băng lậu, đái hạ (Trung Dược Đại Từ Điển).
Một số cách sử dụng nhung hươu thông thường
- Bột nhung hươu: Tán nhỏ nhung hươu thành bột, mỗi ngày uống từ 1-3g, chia 3 lần, chiêu với nước ấm. Cách này có thể dùng cho mọi lứa tuổi.
- Rượu nhung tươi: Lấy 20g nhung hươu thái lát ngâm vào 500ml rượu ngon, để trong 14 ngày là uống được. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê, ngày uống 1-2 lần vào trước bữa ăn làm khai vị. Hết lại làm tiếp uống. Cách này chỉ phù hợp với người lớn và có thể uống rượu được.
- Rượu nhung hươu, trùng thảo: Nhung hươu 20g, đông trùng hạ thảo 90g, rượu ngon (40-50 độ) 1.500ml (một lít rưỡi). Các vị trên thái nhỏ cho vào bình rượu để trong 10 ngày gạn lấy rượu uống, ngày uống 20-30ml, dùng cho người đau lưng, mỏi gối, sợ lạnh, liệt dương... do thận dương hư suy, tinh huyết khuyết tổn sinh bệnh.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm từ nhung hươu và chủ yếu là nhung hươu nuôi nhốt chứ không phải là nhung hươu được sống hoang dã. Hơn thế nữa những sản phẩm này khó sử dụng cho mọi lứa tuổi.

Hiện nay Công ty TNHH Dược phẩm Trang Ly cho ra đời sản phẩm TRALY CIGAPAN sản phẩm được nhập khẩu hoàn toàn bột nhung hươu ở Sibiri - Liên Bang Nga. Sibiri là vùng núi cao của Liên Bang Nga, hươu ở đây được chăn thả trong môi trường tự nhiên, thức ăn của chúng chủ yếu là nấm và các thảo dược nên nhung hươu ở đây có chất lượng rất tốt.TRALY CIGAPAN được làm hoàn toàn từ bột nhung hươu nguyên chất, được điều chế thành dạng viên nang mềm nên rất dễ sử dụng và phù hợp cho mọi đối tượng.
Chi tiết các bạn xem tại: http://tranglypharma.com/thuoc-bo-vitamin-khoang-chat/traly-cigapan

No comments:

Post a Comment